Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I năm học 2011-2012 - Hay

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I năm học 2011-2012 - Hay

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1. Kiến thức:

 - Học sinh hiểu được nội dung,ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản.

 - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông- một nét văn hoá của người Việt.

 2.Kỹ năng:

 - Đọc – hiểu 1 văn bản thuộc thể loại truyền thuyết

 - Nhận ra những sự việc chính trong truyện.

 3.Tư tưởng: Giáo dục lòng tự hào về trí tuệ – văn hoá dân tộc.

B. CHUẨN BỊ

- Học sinh : Soạn bài

- Giáo viên : - Tranh Lang Liêu dâng lễ vật cúng Tiên Vương

C. PHƯƠNG PHÁP.

Vấn đáp, nêu& giải quyết vấn đề , thuyết trình, TL nhóm.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HĐ1, Ổn định tổ chức ( 2)

Mục tiêu của hoạt động: ổn định được trật tự lớp,kiểm tra sĩ số, phân nhóm học tập.

Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

HĐ2. Kiểm tra bài cũ :( 6)

Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra việc chuẩn bị bài, học bài của HS.

Phương pháp: Vấn đáp

 ? Kể lại truyện “ Con Rồng, cháu Tiên”? Theo em truyện "Con rồng cháu tiên" có ý nghĩa gì?

? Nêu cảm nghĩ của em về nguồn gốc dân tộc Việt?

HĐ3. Tổ chức dạy - học bài mới

Mục tiêu của hoạt động:

 - Học sinh hiểu được nội dung,ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản.

 - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông- một nét văn hoá của người Việt.

Phương pháp: Vấn đáp, nêu& GQVĐ, thuyết trình, TL nhóm

Thời gian thực hiện hoạt động: 30

* Giới thiệu bài:

 Mỗi khi tết đến xuân về, người VN chúng ta lại nhớ đến câu đối quen thuộc rất nổi tiếng :Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

 Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

 Bánh chưng cùng bánh giầy là 2 thứ bánh rất nổi tiếng, rất ngon, rất bổ không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày tết của dân tôc VN mà còn mang bao ý nghĩa sâu xa, lý thú. Các em có biết 2 thứ bánh đó bắt nguồn tứ 1 truyền thuyết nào của thời Vua Hùng?

 

doc 156 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I năm học 2011-2012 - Hay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 - Bài 1. 	 Ngày soạn: 20-8-2011 
Tiết 1: Văn học 	 	Ngày dạy: 24-8-2011.
Văn bản: Con rồng - cháu tiên
 ( Truyền thuyết)
A/ Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức.
- Khái niêm thể loại truyền thuyết
-Nhân vật,sự kiện,cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
-Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm VHDG thời kì dựng nước.
2/ Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.
-Nhận ra những sự việc chính của truyện.
-Nhận ra 1 số chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện.
3/ Thái độ:
-Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc tổ tiên.
- Tán thành với giải thích của truyền thuyết về nguồn gốc người Việt.
B/ chuẩn bị
1. GV: + Phương pháp: Đọc sáng tạo, thuyết trình, vấn đáp.
 + Phương tiện : SGK, SGV, Tranh ảnh đền Hùng, bộ tranh " Con Rồng, cháu Tiên". 
2. HS: SGK, SBT,vở ghi, vở soạn.
C/ Phương pháp.
Vấn đáp, nêu& giải quyết vấn đề , thuyết trình, TL nhóm....
D/ Tổ chức các hoạt động dạy – học
HĐ1, ổn định tổ chức
Mục tiêu của hoạt động: ổn định được trật tự lớp,kiểm tra sĩ số, phân nhóm học tập.
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
Thời gian thực hiện hoạt động: 2’
HĐ2. Kiểm tra bài cũ :
Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập bộ môn của HS.
Phương pháp: Vấn đáp
Thời gian thực hiện hoạt động: 5’
HĐ3. Tổ chức dạy - học bài mới
Mục tiêu của hoạt động: HS nắm được:
 - Khái niệm thể loại truyền thuyết
-Nhân vật,sự kiện,cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
-Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm VHDG thời kì dựng nước.
Phương pháp: Vấn đáp, nêu& GQVĐ, thuyết trình, TL nhóm
Thời gian thực hiện hoạt động: 30’
* Giới thiệu bài :
Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những truyền thuyết, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc Việt chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất dài và hẹp hình chữ S bên bờ biển Đông, bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm, huyền ảo - Truyền thuyết "Con Rồng - Cháu Tiên" trước hết chúng ta cần hiểu truyền thuyết là gì?
* Nội dung dạy học cụ thể .
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
? Văn bản cần đọc với giọng điệu nào?
 - Đọc rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kỳ, tưởng tượng.
- GV đọc mẫu 1 đoạn, gọi 2 HS đọc tiếp
- GV lưu ý các em những chú thích chủ yếu là từ Hán Việt (1, 2, 4, 5).
? Dựa vào chú thích * cho biết truyền thuyết là gì?
- HS dựa vào chú thích * trả lời.
? Em có biết bố cục thường gặp của một câu chuyện dân gian?
? Bố cục của văn bản này như thế nào?
- Mở truyện: từ đầu... "Long trang"?
- Diễn biến truyện: tiếp đến "Lên đường".
- Kết thúc truyện: Phần còn lại.
- Học sinh đọc phần mở truyện.
? Nhân vật LLQ được giới thiệu ntn? (Nguồn gốc, hình dáng)
(LLQ: Là con trai thần biển vốn nòi giống quen sống ở dưới nước, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ)
? Lạc Long Quân có những việc làm gì?
- Giúp dân diệt trừ ngư tinh, hồ tinh, mộc tinh. Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
? Qua những chi tiết đó em thấy Lạc Long Quân là người thế nào?
=>Lạc Long Quân là vị thần có tài, có sức khoẻ vô địch, có công với dân về mọi mặt, được mọi người yêu quý.
? Hình ảnh Âu cơ được giới thiệu ra sao? (Nguồn gốc, hình dáng, tài năng)
+ Có nguồn gốc cao quý: thuộc dòng dõi Tiên, họ Thần Nông ở vùng núi cao Phương Bắc
 + Có nhan sắc “ xinh đẹp tuyệt trần”
?Em có nhận xét gỉ về H/a LLQ và Âu cơ ?
? Tại sao tác giả dân gian không tưởng tượng LLQ và Âu cơ có nguồn gốc từ các loài vật khác mà tưởng tượng LLQ nòi rồng, Âu Cơ dòng dõi tiên? Điều đó có ý nghĩa gì?
GV bình: Việc tưởng tượng LLQ và Âu Cơ dòng dõi Tiên - Rồng mang ý nghĩa thật sâu sắc. Bởi rồng là 1 trong bốn con vật thuộc nhóm linh mà nhân dân ta tôn sùng và thờ cúng. Còn nói đến Tiên là nói đến vẻ đẹp toàn mĩ không gì sánh được. Tưởng tượng LLQ nòi Rồng, Âu Cơ nòi Tiên phải chăng tác giả dân gian muốn ca ngợi nguồn gốc cao quí và hơn thế nữa muốn thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi của dân tộc VN ta.
? Vậy qua các chi tiết trên, em thấy hình tượng LLQ và Âu Cơ hiện lên như thế nào?
ị Đẹp kì lạ, lớn lao với nguồn gốc vô cùng cao quí.
* GV bình: Cuộc hôn nhân của họ là sự kết tinh những gì đẹp đẽ nhất của con ngươì, thiên nhiên, sông núi
Giáo viên chuyển ý : Sau khi LLQ và Âu cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng . Cuộc tình duyên của họ ra sao? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
Gọi h/s đọc tiếp – lớn nhanh như thần
? Laùc Long Quaõn vaứ AÂu cụ ủaừ gaởp nhau ntn ? 
*Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau , đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng. sống ở cung điện Long Trang. 
GV bình: Rồng ở biển cả.
 Tiên ở non cao.
 Gặp nhau đem lòng yêu nhau -đi đến kết duyên vợ chồng.
 Tình yêu kỳ lạ này như là sự kết tinh những gì đẹp nhất của con người và thiên nhiên sông núi.
? Âu Cơ sinh nở như thế nào? 
- Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm con, không bú mớm, lớn nhanh như thổi, khôi ngô đẹp đẽ khoẻ mạnh như thần.
? Em có Nxét gì về sự sinh nở của bà Âu cơ
? H/a’ ‘Bọc trăm trứng, nở ra 100 con có ý nghĩa ntn ?
? H/a’: Con nào con nấy hồng hào ... như thần, có ý nghĩa gì ?
Kđịnh dòng máu thần tiên, p/c đẹp đẽ về dáng vóc cơ thể cũng như trí tuệ của con người VN 
GV bình: Chi tiết lạ mang tính chất hoang đường nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa. Nó bắt nguồn từ thực tế rồng, rắn đều đẻ trứng. Tiên (chim) cũng đẻ trứng. Tất cả mọi người VN chúng ta đều sinh ra từ trong cùng một bọc trứng (đồng bào) của mẹ Âu Cơ. DTVN chúng ta vốn khoẻ mạnh, cường tráng, đẹp đẽ, phát triển nhanh ị nhấn mạnh sự gắn bó chặt chẽ, keo sơn, thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt.
GV chuyển ý: Họ đang sống HP thì điều gì đã xẩy ra? 
Lạc Long Quân quen sống ở dưới nước à Phải từ biệt vợ và đàn con trở về Thuỷ Cung.
Âu cơ buồn tủi, tháng ngày mong mỏi thở than. “ Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng với thiếp nuôi đàn con nhỏ” .
? Em hãy quan sát bức tranh trong SGK và cho biết tranh minh hoạ cảnh gì?
?LLQ chia con ntn? Để làm gì ?
- 50 người con xuống biển;
- 50 Người con lên núi
- Cùng nhau cai quản các phương, dựng xây đất nước.
?Việc chia con như vậy có ý nghĩa ntn?
- Cuộc chia tay thật cảm động do nhu cầu phát triển của dân tộc Việt trong việc cai quản đất đai rộng lớn. 
? Câu chuyện kết thúc với lời hẹn ước. Khi có việc thì giúp đỡ đừng quên,lời hẹn đó có ý nghĩa ntn?
- (Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, mọi người ở mọi vùng đất nước đều có chung một nguồn gốc, ý chí và sức mạnh.
).
* GV bình: LS mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh hùng hồn điều đó. Mỗi khi TQ bị lâm nguy, ND ta bất kể trẻ, già, trai, gái từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến miền rừng núi xa xôi đồng lòng kề vai sát cánh đứng dậy diết kẻ thù. Khi nhân dân một vùng gặp thiên tai địch hoạ, cả nước đều đau xót, nhường cơm xẻ áo, để giúp đỡ vượt qua hoạn nạn. và ngày nay, mỗi chúng ta ngồi đây cũng đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện lời căn dặn của Long Quân xưa kia bằng những việc làm thiết thực.
? Trong tuyện dân gian thường có chi tiết tưởng tượng kì ảo. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo?
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết không có thật được dân gian sáng tạo ra nhằm mục đích nhất định.
? Trong truyện này, chi tiết nói về LLQ và Âu Cơ; việc Âu Cơ sinh nở kì lạ là những chi tiết tưởng tượng kì ảo. Vai trò của nó trong truyện này như thế nào?
- ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện:
+ Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật, sự kiện.
+ Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc.
+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
Gọi HS đọc đoạn cuối
? Em hãy cho biết, truyện kết thúc bằng những sự việc nào? 
- Con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu Hùng Vương, lập kinh đô, đặt tên nước.
- Giải thích nguồn gốc của người VN là con Rồng, cháu Tiên.
? Việc kết thúc như vậy có ý nghĩa gì?
* GV: Cốt lõi sự thật LS là mười mấy đời vua Hùng trị vì. còn một bằng chứng nữa khẳng định sự thật trên đó là lăng tưởng niệm các vua Hùng mà tại đây hàng năm vẫn diễn ra một lễ hội rất lớn đó là lễ hội đền Hùng. Lễ hội đó đã trở thành một ngày quốc giỗ của cả dân tộc, ngày cả nước hành quân về cội nguồn: 
 Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày gỗ tổ mùng mười tháng ba
và chúng ta tự hào về điều đó. Một lễ hội độc đáo duy nhất chỉ có ở VN!
? Theo em truyện "Con rồng cháu tiên" có ý nghĩa gì?
 - Giải thích nguồn gốc, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
 - Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất cả nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
 - Góp phần xây dựng, bồi đắp những sức mạnh tinh thần của dân tộc.
Gv Đó cũng chính là nội dung của ghi nhớ.
H/s đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố
 MT: Củng cố, khắc sâu kiến thức toàn bài.
PP: Vấn đáp, thảo luận nhóm...
TG: 5’
Bài 1:Tìm các câu chuyện khác cũng nhằm giải thích nguồn gốc dân tộc Việt như truyện "Con Rồng, cháu Tiên" 
Bài 2: Trắc nghiệm
? ý nghĩa nổi bật nhất của "cái bọc trăm trứng" là gì?
A. Giải thích sự ra đời của ncác dân tộc VN.
B. Ca ngợi sự hình thành Nhà nước Văn Lang.
C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc
D. Mọi người, mọi dân tộc VN phải thường yêu nhau như anh em một nhà.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà:(3’)
- Hiểu khái niệm truyền thuyết.
- Kể đảm bảo cốt truyện.
- Nêu cảm nghĩ về nguồn gốc dân tộc Việt
- Chuẩn bị bài "Bánh chưng bánh giầy
I. Đọc và tìm hiểu chung.
1. Đọc, tìm hiểu chú thích.
a. Đọc
b. Chú thích: 
* Từ khó: SGK
2. Tác phẩm
* Thể loại: Truyền thuyết
* Phương thức biểu đạt: Tự sự.
* Bố cục: 3 phần
II. Phân tích
1. Mở truyện: Giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Lạc Long Quân: nòi Rồng, con thần Long Nữ, quen sống ở dưới nước,sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ.....
-> Lạc Long Quân là vị thần có tài, có sức khoẻ vô địch, có công với dân về mọi mặt, được mọi người yêu quý.
- Âu Cơ là dòng Tiên ở trên núi, xinh đẹp 
-> Sự kỳ lạ, lớn lao, tài năng phi thường, vẻ đẹp cao quý của hai vị thần.
2.Chuyện Âu Cơ sinh nở kì lạ - LLQ và Âu Cơ chia con
a. Âu Cơ sinh nở kì lạ:
Bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con" 
->Chi tiết kì lạ, mang tính chất hoang đường 
=>Giải thích nguồn gốc DTVN cùng huyết thống, chung nguồn cội tổ tiên và sức mạnh của DTVN .
b. Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con:
- 50 người con xuống biển;
- 50 Người con lên núi
- Cùng nhau cai quản các phương, dựng xây đất nước.
ị Cuộc chia tay ...  phần chuẩn bị ở nhà mà giáo viên đã hướng dẫn các em chuẩn bị từ tiết học trước.
- HS theo dõi.
- Trước khi tiến hành cuộc thi cần:
- Cử người dẫn chương trình.
- Cử ban giám khảo, thư ký.
+ Đại diện mỗi tổ 1 người, không cử trước.
+ Giáo viên ngữ văn.
* Sau mỗi tiết mục thi, GV nhận xét và uốn nắn theo nhưng yêu cầu sau:
- Kể rõ ràng, mạch lạc, biết ngừng nghỉ
- Phát âm đúng.
- Tư thế đàng hoàng, tự tin, tiếng nói vừa phải
- Biết mở đầu trước khi kể và cảm ơn người nghe khi kể xong.
- Biết làm chủ câu chuyện
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố 7’
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng kể chuyện
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà: 2’
- Chuẩn bị tiết 70 + 71: Chương trình Ngữ Văn địa phương.
I. Chuẩn bị bài ở nhà:
Cho các em tự đăng ký chuẩn bị các chương trình sau:
- Diễn kịch, hoạt cảnh:Truyện: “Ông lão đánh cá & con cá vàng” 
“Em bé thông minh”.
- Kể chuyện diễn cảm: 
(Cả những truyện dân gian sưu tầm được thông qua dự kiến truyện với cô giáo.)
- Ngâm thơ, đọc thơ, ca dao dân gian, trung đại (sưu tầm thơ Trung đại ở NV7).
- Hát dân ca.
- Ra câu đố về nhân vật, truyện.
- Vẽ tranh: - Thánh Gióng đánh giặc Ân. 
- Lang Liêu chuẩn bị bánh lễ Tiên Vương.
* Lưu ý:
- Phần diễn hoạt cảnh phải viết kịch bản, đưa giáo viên xem và duyệt kịch bản.
- Kể chuyện sưu tầm, được cô giáo duyệt trước.
- Có thể vẽ tranh ở nhà hoặc nếu mang đến lớp vẽ thì được cộng thêm điểm.
II. THi kể chuyện trên lớp
- Mỗi tổ cử 2 tiết mục dự thi
- Dẫn chương trình mời lần lượt từng tiết mục đã đăng kí.
- Sau mỗi tiết mục dự thi, thi kí tổng hợp kết quả điểm.
- Cuối cuộc thi, GV công bố kết quả điểm, tuyên dương, phát thưởng.
Tuần	18 Ngày soạn: .. 
Tiết	70 	 Ngày dạy:..
 Chương trình:
ngữ văn địa phương
A. Mục tiêu cần đạt: Học xong bài này, học sinh có được
1. Kiến thức:
- Sữa chữa lỗi chính tả mang tính địa phương
- Có ý thức viết đúng lỗi chính tả trong khi viết và phát âm đúng, âm chuẩn khi nói.
- Nắm được một số truyện kể dân gian hoặn sinh hoạt văn hoá dân gian địa phương mình đang sống.
- Biết liên hệ và so sánh với phần VHDG đã học trong Ngữ văn 6 tập 1 để thấy được sự giống và khác nhau của hai bộ phận VHDG này.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng chính tả, biểu diễn vhdg.
3. Thái độ: Tìm hiểu kho tàng văn hoá địa phương. Từ đó thêm hiểu, yêu, tự hào về quê hương. 
B. chuẩn bị
1. GV : SGK, SGV, 
2. HS: SGK, SBT,vở ghi, vở soạn.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số: 6B:..
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Kiểm tra trong giờ
Hoạt động3: Bài mới.
* Giới thiệu bài
* Nội dung dạy học cụ thể
- GV nêu yêu cầu BT1 SGK Tr. 167
- ái cây, ờ đợi, 
- ấp ngửa, sảnuất,
- ũ rượi, ắc rối,
- ạc hậu, nóiiều
- Gọi 4 HS lên bảng, mỗi học sinh điền một phần và đọc lại cho đúng chính tả.
- GV nêu yêu cầu BT2 Tr. 167 SGK
- Gọi 3 HS lên bảng, mỗi HS điền một phần tương ứng 3 phần a, b, c.
- GV nhận xét, sửa chữa và cho điểm
- GV nêu yêu cầu BT 3 SGK Tr. 167
- HS thảo luận điền từ cho đúng
- Báo cáo kết quả( GV lưu ý phát âm chuẩn s/x)
- GV sửa, nhận xét, cho điểm
- GV nêu yêu cầu BT4 SGK Tr. 167
- HS thảo luận
- Báo cáo kết quả
* Bài tập bổ sung:
- GV yêu cầu học sinh nghe viết chính tả.
- GV gọi một số HS lên chấm vở
- GV chữa bài tập lên bảng
- HS nghe, quan sát lên bảng và sửa lỗi.
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố
- GV gọi HS đọc lại từng bài cho đúng chính tả
- Sửa lỗi chính tả đã mắc trong bài kiểm tra
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà:
- Viết lại những bài có từ viết sai chính tả
- Chuẩn bị tiết sau: Chương trình Ngữ văn địa phương( Phần văn và Tập làm văn)
I. Ôn tập Tiếng Việt – Rèn chính tả
Bài 1. Điền ch/tr, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống
- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre,
- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ
- Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng
Bài 2: Lựa chọn từ và điền vào chỗ trống
a. Vây cá, sợi dây, dây điện, cây cảnh, dây dưa, giây phút, bao vây
b. giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết.
Bài 3: Chọn S /x điền vào chỗ trống cho thích hợp
Bài 4: Điền uôc hoặc uôt
- Thắt lưng buộc bụng, buột miệng nói ra, cùng một ruộc, con bạch tuộc, thẳng đuồn đuột, quả dưa chuột, bị chuột rút, trắng tuốt, con cháo chuột( con chẫu chuột)
Bài 5: Phân biệt L/N
 - Lúa nếp là lúa nếp làng
 Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.
 - Leo lên đỉnh núi Lĩnh Nam
Lấy nắm lá sấu nấu làm nước xông.
 - Lụa là lóng lánh, nõn nà
Nói năng lịch lãm, nết na nên làm.
Bài 6: Phân biệt R/ D/ Gi
 - Gió rung, gió giật tơi bời
Dâu da rũ rượi rụng rơi đầy vườn.
 - Rèn sắt còn đổ mồ hôi,
Huống chi rèn người lại bỏ dở dang.
Tuần	18	 Ngày soạn: ..
Tiết	71 	 Ngày dạy:..
 Chương trình:
ngữ văn địa phương
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Sữa chữa lỗi chính tả mang tính địa phương
- Có ý thức viết đúng lỗi chính tả trong khi viết và phát âm đúng, âm chuẩn khi nói.
- Nắm được một số truyện kể dân gian hoặn sinh hoạt văn hoá dân gian địa phương mình đang sống.
- Biết liên hệ và so sánh với phần VHDG đã học trong Ngữ văn 6 tập 1 để thấy được sự giống và khác nhau của hai bộ phận VHDG này.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng chính tả, biểu diễn vhdg.
3. Thái độ: Tìm hiểu kho tàng văn hoá địa phương. Từ đó thêm hiểu, yêu, tự hào về quê hương. 
B. chuẩn bị
1. GV : SGK, SGV, 
2. HS: SGK, SBT,vở ghi, vở soạn.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số:6B:
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Kiểm tra trong giờ
Hoạt động3: Bài mới.
* Giới thiệu bài
* Nội dung dạy học cụ thể
- GV nêu yêu cầu tiết học 
- Mở rộng hiểu biết về kiến thức văn học, văn hoá dân gian địa phương
- Giáo dục lòng tự hào về quê hương, xứ sở mình.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm trả lời một vấn đề đã nêu ở SGK.
+ Nhóm 1: Kể miệng truyện dân gian sưu tầm được
+ Nhóm 2: Đọc diễn cảm văn bản truyện đã sưu tầm được.
+ Nhóm 3: Biểu diễn hoặc giới thiệu trò chơi dân gian
- Sau khi trả lời, GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo 3 hình thức đã nêu
- GV bổ sung: Đây là câu chuyện khuyết danh rất gần với VHDG. Nội dung ca ngợi mối tình
 - GV biểu dương nhóm có phần trình bày tốt.
- Cuối giờ GV tổng kết, đánh giá
+ Nội dung văn học, văn hoá dân gian thật phong phú và sâu sắc
+ Một số HS có ý thức chuẩn bịàsôi nổi
+ Để học tốt chương trình địa phương thì việc sưu tầm, tìm hiểu là rất quan trọng.
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố
? Nêu nội dung ý nghĩa của các truyện đã sưu tầm?
? Ngoài truyện dân gian, ở địa phương em còn phổ biến trò chơi dân gian nào nữa không?
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục sưu tầm các truyện, trò chơi dân gian.
- Chuẩn bị tiết 72: Trả bài kiểm tra học kỳI.
II. Phần Văn và Tập làm văn
1. Mục đích yêu cầu tiết học
Thảo luận nhóm
3. Trình bày kết quả
- Kể miệng: Truyện Tống Trân- Cúc Hoa
+ Thể loại: Truyện nôm khuyết danh ( rất gần với văn học dân gian)
+ Nội dung: Ca ngợi mối tình chung thuỷ giữa Tống Trân và Cúc Hoa.
- Đọc diễn cảm: Tiên Dung- Chử Đồng Tử
- Thể loại: Truyền thuyết thời vua Hùng.
+ ND: Ca ngợi nhân đức, công lao của Tiên Dung- Chử Đồng Tử.
- Biểu diễn hoặc giới thiệu
4. Tổng kết và đánh giá
Tuần	18	 Ngày soạn:26/12/2011
Tiết 72. 	 Ngày dạy: 05/01/2012
TRả bài Kiểm tra học kỳ I
A. Mục tiêu cần đạt:
 Học xong bài này, học sinh có được
1. Kiến thức.
 - Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình ở bài kiểm tra học kỳ I.
- Đánh giá bài tập làm văn theo yêu cầu của bài văn tự sự :nhân vật, sự việc, cách kể, mục đích kể, sửa lỗi chính tả, ngữ pháp. “ ngôi kể là ông lão”- kể ngôi thứ nhất, nhân vật xưng tôi.
- Củng cố cho học sinh về cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, tình tiết, lời văn, bố cục của bài văn tự sự
2. Kỹ năng: Biết cách sửa những lỗi đã mắc trong bài viết của mình
3. Thái độ: Đồng ý với những nhận xét của GV, có ý thức phấn đấu trong những bài kiểm tra sau.
B. chuẩn bị
1. GV: SGK, SGV, kết quả bài viết của HS
2. HS: SGK, SBT,vở ghi.
C. phương pháp.
Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình...
d. Tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: ổn định tổ chức.1’
- Kiểm tra sĩ số: 6B..
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ. 
- Kiểm tra ở phần củng cố.
Hoạt động3: Bài mới.
MT: - Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình ở bài kiểm tra học kỳ I.
- Đánh giá bài tập làm văn theo yêu cầu của bài văn tự sự :nhân vật, sự việc, cách kể, mục đích kể, sửa lỗi chính tả, ngữ pháp. “ ngôi kể là ông lão”- kể ngôi thứ nhất, nhân vật xưng tôi.
- Củng cố cho học sinh về cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, tình tiết, lời văn, bố cục của bài văn tự sự
PP: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình
TG: 35’
* Giới thiệu bài
* Nội dung dạy học cụ thể
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
- GV yêu cầu HS nhắc lại đề bài. Nêu yêu cầu của từng bài.
- GV trả bài cho HS. Yêu cầu HS đọc lại bài của mình rồi tự nhận xét. Trao đổi bài với bạn để bạn nhận xét bài của mình....
GV nhận xét chung
- HS quan sát lỗi ở bài của mình và tự sửa.
- HS báo lỗi theo từng mục để cả lớp cùng sửa
- GV chọn một số đoạn văn, bài văn hay yêu cầu HS đọc và bình trước lớp.
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố 7’
MT: Củng cố kiến thức về văn tự sự...
PP: Vấn đáp
? Trình bày lại bố cục của bài văn tự sự?
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà:2’
- Hoàn thành phần sửa lỗi trong bài viết.
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học
- Chuẩn bị: Chuẩn bị sách vở cho học kỳ II
I. Tìm hiểu lại những yêu cầu của đề. 
1. Yêu cầu của đề.
2. Dàn ý: ( Đề cương)
II. Trả bài.
III. Nhận xét
1. HS đọc và tự nhận xét
2. GV nhận xét chung.
a. Ưu điểm:
- Nhiều HS làm tốt : Thảo, Hiền, Long, Phạm Hiếu
- Một số bài chữ viết khá đẹp.
- Thái độ, tình cảm của người kể chân thực.
- Đảm bảo nội dung, sự việc chính của câu chuyện kể.
- Một số bài có nội dung tốt.
- Nắm vững cốt truyện, nhân vật, sự việc trong truyện.
- Biết tạo ra chuỗi các sự việc hợp lý.
- Bố cục đảm bảo.
- Lời văn kể chuyện phong phú.
b. Nhược điểm:
Vẫn có những lỗi thường mắc:
 - Một vài em kể dài, miên man cho nên chưa hoàn thành bài viết của mình.
- Lỗi câu thiếu thành phần.
- Lỗi chính tả cá biệt và phổ biến. 
- Lỗi dùng từ. 
- Lỗi liên kết.
IV. Chữa lỗi điển hình
+ Lỗi chính tả
 - Hay viết tắt.
 - Sai phụ âm đầu.
 + Lỗi dùng từ.
 + Lỗi câu
+ Lỗi diễn đạt.
*. Đọc, bình một số đoạn văn hay, bài văn hay

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN6-HUYEN.doc