I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm - mỗi câu đúng0.5 điểm)
Câu 1: Hãy nối cột A với cột B sao cho phù hợp
A B
Truyện Thể loại
Con Rồng, cháu Tiên Truyện cổ tích
Thầy bói xem voi Truyền thuyết
Treo biển Truyện ngụ ngôn
Thạch Sanh Truyện cười
Câu 2: Câu “Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở” có mấy tiếng ?
A. 9 tiếng. B. 10 tiếng. C. 11 tiếng. D. 12 tiếng
Câu 3: Từ nào là từ ghép trong câu sau: “Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu nay làm hại dân lành” ?
A. Ngư Tinh. B. Hồ Tinh. C. Mộc Tinh.
D. Yêu quái. E. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
- Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi tức là kể theo ngôi thứ . người kể có thể linh hoạt tự do với những gì diễn ra với nhân vật.
- Khi tự xưng là “tôi” tức là kể theo ngôi thứ người kể có thể kể trực tiếp những gì mình nghe thấy, mình trải qua có thể nói ra cảm tưởng, suy nghĩ của mình.
- . : Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Ngữ Văn 6 I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm - mỗi câu đúng0.5 điểm) Câu 1: Hãy nối cột A với cột B sao cho phù hợp A B Truyện Thể loại Con Rồng, cháu Tiên Truyện cổ tích Thầy bói xem voi Truyền thuyết Treo biển Truyện ngụ ngôn Thạch Sanh Truyện cười Câu 2: Câu “Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở” có mấy tiếng ? A. 9 tiếng. B. 10 tiếng. C. 11 tiếng. D. 12 tiếng Câu 3: Từ nào là từ ghép trong câu sau: “Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu nay làm hại dân lành” ? A. Ngư Tinh. B. Hồ Tinh. C. Mộc Tinh. D. Yêu quái. E. Tất cả đều đúng. Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: - Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi tức là kể theo ngôi thứ . người kể có thể linh hoạt tự do với những gì diễn ra với nhân vật. - Khi tự xưng là “tôi” tức là kể theo ngôi thứ người kể có thể kể trực tiếp những gì mình nghe thấy, mình trải qua có thể nói ra cảm tưởng, suy nghĩ của mình. - . : Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Câu 5: Chủ ngữ trong câu nào sau đây có cấu tạo là động từ ? A. Hương là học sinh chăm ngoan. C. Đi học là hạnh phúc của trẻ em. B. Bà tôi đã già rồi . D. Mùa xuân mong ước đã đến. Câu 6: Chủ ngữ trong câu nào sau đây có cấu tạo là một cụm danh từ ? A. Nam là một học sinh giỏi. C. Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. B. Tre giữ làng, giữ nước . D. Một con hải âu bay ngang qua. II. Phần tự luận: (7 điểm) Kể về một người thân yêu trong gia đình em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,). - Hết- = = = = = = = = = = * * * = = = = = = = = = = ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn: Ngữ Văn 6 I. Phần trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 0.5 điểm) Câu 1: A B Truyện Thể loại Con Rồng, cháu Tiên Truyền thuyêt Thầy bói xem voi Truyện ngụ ngôn Treo biển Truyện cười Thạch Sanh Truyện cổ tích Câu 2: D. 12 tiếng Câu 3: E. Tất cả đều đúng Câu 4: Ý 1: ba Ý 2: nhất Ý 3: Lượng từ Câu 5: C. Đi học Câu 6: D. Một con hải âu II. Phần tự luận: (7 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: - Biết viết một bài văn tự sự kể chuyện đời thường về những người thân yêu trong gia đình. - Bài viết tuy chủ yếu kể về người, việc nhưng để cho sinh động học sinh có thể vận dụng các yếu tố như tả, bộc lộ cảm xúc, * Yêu cầu về kiến thức: 1. Mở bài: - Học sinh phải gới thiệu được người kể (người đó là ai ? , quan hệ của em với người đó như thế nào ?, ) 2. Thân bài: - Mô tả những đặc điểm về người thân: + Hình dáng, tuổi tác, đáng điệu, phong thái, nét mặt, (chỉ chọn những nét riêng biệt nổi bật như: làn da, mái tóc, nụ cười,) - Nên chọn một trình tự hợp lí để tả và đan xen với bộc lộ thái độ khi kể + Tính cách: Thông qua cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ, việc làm và cách đối xử với những người xung quanh (chú ý chọn những nét gây ấn tượng) + Hai phần hình dáng và tính cách phải được đan xen vào nhau bài văn mới tự nhiên, sinh động và hấp dẫn 3. Kết bài: - Nêu suy nghĩ của bản thân về người thân được kể * Thang điểm: - Điểm 8 – 9 – 10: Cho những bài viết sáng tạo, trình bày hợp lí, cảm xúc trôi chảy và đáp ứng tất cả những yêu cầu trên - Điểm 5 – 6 – 7: Cho những bài viết trình bày có bố cục rõ ràng, có cảm xúc, mắc một số lỗi nhỏ, Điểm 3 – 4: Cho những bài không có bố cục, khô khan, mắc nhiều lỗi Điểm 0 – 1 – 2: Cho những trường hợp còn lại
Tài liệu đính kèm: