Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 17 đến 20 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 17 đến 20 - Năm học 2010-2011

- HS đọc đoạn 2

-GV: Đoạn 2 gồm mấy câu? Các câu có quan hệ với nhau như thế nào?

-HS: 6 câu: Câu 1: Giới thiệu chung. Câu 2, 3: Giới thiệu Sơn Tinh. Câu 4,5: Giới thiệu Thủy Tinh. Câu 6: Kết lại

GV: Tài 2 người ngang nhau, cách giới thiệu ngang nhau, cân đối, tạo vẻ đẹp cho đoạn văn.

- Trong lời văn giới thiệu n/v thường có từ nào? ( Từ “có”)

- Qua đó em thấy lời văn kể người (giới thiệu nhân vật) phải như thế nào?

-HS: Giới thiệu tên họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng đồng thời thể hiện thái độ khen chê.

- HS : đọc đoạn văn.

- GV:Đoạn văn trên đã dùng những từ gì để chỉ hành động của n/v?

- Gạch dưới các từ chỉ hành động

-HS:đùng đùng nổi giận, đem, đuổi, cướp, dâng .

- GV: Các hành động được kể theo thứ tự nào?

- HS: Thứ tự quan hệ nhân quả.

- GV:Hành động ấy đem lại kết quả gì?

-HS::Thành Phong Châu nổi lềnh bềnh

- GV:Lời kể trùng điệp (nước ngập nước ngập nước tràn ) gây ấn tượng gì cho người đọc?

- HS : Gây được ấn tượng mạnh về sự ghen giận ghê gớm của Thủy tinh và sự phá hủy dữ dội của lũ lụt.

- GV:Qua đó em thấy lời văn kể việc phải như thế nào?

 

doc 9 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 17 đến 20 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn:18/9/2010
 Ngàu dạy:6A
 6B.	 
Tiết: 17
Lời văn, đoạn văn tự sự
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Thế nào là lời văn,đoạn văn trong văn bản tự sự.
- Biết cách phân tích, sử dụng lời văn, đoạn văn để đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
- Lời văn tự sự: gồm một số câu, được xác địnhgiữa hai dấu chấm xuống dòng.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết cách dùng lời vă, triển khai ý, vận dụng vào đọc- hiểu văn bản tự sự.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự.
 3. Thái độ: 
 - Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học để làm bài thực hành
II. Chuẩn bị:
- GV: SGV, SGK, bảng phụ
- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình bài dạy
Kiểm tra: 
 a sĩ số 6A
 6B...
 b Kết hợp trong giờ
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu về lời văn, đoạn văn ( 
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn
- HS quan sát đoạn 1
- Đoạn văn có mấy câu?
- Các câu trên giới thiệu n/v như thế nào?
- HS đọc đoạn 2
-GV: Đoạn 2 gồm mấy câu? Các câu có quan hệ với nhau như thế nào?
-HS: 6 câu: Câu 1: Giới thiệu chung. Câu 2, 3: Giới thiệu Sơn Tinh. Câu 4,5: Giới thiệu Thủy Tinh. Câu 6: Kết lại 
GV: Tài 2 người ngang nhau, cách giới thiệu ngang nhau, cân đối, tạo vẻ đẹp cho đoạn văn.
- Trong lời văn giới thiệu n/v thường có từ nào? ( Từ “có”)
- Qua đó em thấy lời văn kể người (giới thiệu nhân vật) phải như thế nào?
-HS: Giới thiệu tên họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng đồng thời thể hiện thái độ khen chê.
- HS : đọc đoạn văn.
- GV:Đoạn văn trên đã dùng những từ gì để chỉ hành động của n/v?
- Gạch dưới các từ chỉ hành động
-HS:đùng đùng nổi giận, đem, đuổi, cướp, dâng.
- GV: Các hành động được kể theo thứ tự nào?
- HS: Thứ tự quan hệ nhân quả.
- GV:Hành động ấy đem lại kết quả gì?
-HS::Thành Phong Châu nổi lềnh bềnh 
- GV:Lời kể trùng điệp (nước ngập nước ngập nước tràn) gây ấn tượng gì cho người đọc?
- HS : Gây được ấn tượng mạnh về sự ghen giận ghê gớm của Thủy tinh và sự phá hủy dữ dội của lũ lụt.
- GV:Qua đó em thấy lời văn kể việc phải như thế nào?
-
HS đọc lại đoạn 1, 2, 3
- GV:Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào?
- HS: Đoạn 1 vua hùng rất yêu con gáI, muốn chọn cho con một người chông thật sứng đáng.
- Đoạn 2 : Hai thần tài giỏi cùng đến cầu hôn .
- Đoạn 3 Sự tấn công và cuộc tấn công quyết liệt của Thủy Tinh.
 -GV: Gạch dưới câu biểu đạt ý chính đó?
- GV:Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề?-GV( lưu ý: Cũng có trường hợp các câu có vai trò ngang nhau, không có câu chủ đề)
- GV:Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ như thế nào?
_ HS: Đoạn 1 : Các ý phụ được trình bày trước. Vua Hùng có con giái – tên là Mị Nương- nàng xinh đẹp, tính nết dịu hiền –vua rất yêu thương nàng – muốn kén chồng cho nàng
- GV:Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với các ý chính?
- GV:Vậy thế nào là đoạn văn?
- HS đọc ghi nhớ
HĐ2 : Luyện tập
- HS đọc y/c bài tập 1
- GV:Mỗi đoạn kể về điều gì?
- GV:Gạch dưới các câu chủ đề
- GV:Các câu văn triển khai từng chủ đề ấy theo thứ tự nào?
- HS đọc y/c bài tập 2
- GV:Xác định câu đúng, sai và giải thích
- Viết câu giới thiệu n/v Thánh Gióng
- HS trình bày
- Nhận xét
I. Lời văn, đoạn văn tự sự
1. Lời văn giới thiệu nhân vật
* Đoạn 1: 2 câu
a. “Hùng vươnghiền dịu”
( 1 ý nói về vua Hùng, 1 ý nói về Mị Nương )
b. “Vua cha xứng đáng”
( 1 ý nói về t/cảm, 1 ý nói về nguyện vọng )
=> Cách giới thiệu hàm ý đề cao, khẳng định .
* Đoạn 2: 6 câu
- Các câu có quan hệ chặt chẽ
- Lời văn kể người là lời giới thiệu tên họ, lai lịch, quan hệ, tính tình tài năng, ý nghĩ của nhân vật.
2. Lời văn kể sự việc
- Lời văn kể việc là các hành động, việc làm, kết quả và và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại.
3. Đoạn văn
- Câu chủ đề: Câu nêu lên ý chính của đoạn.
- Các ý được sắp xếp trước sau -> đoạn văn
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
Bài tập 1 (T.60)
a. ý của đoạn: Câu chăn bò rất giỏi
b. ý chính: Hai cô chị ác hắt hủi Sọ Dừa; cô út hiền lành đối sử tử tế với Sọ Dừa
c. ý chính: Tính cô còn trẻ con lắm
Bài tập 2 (T.60)
- Câu 2 đúng vì đảm bảo tính lô gíc
Bài tập 3 (T.60)
3. Củng cố: ( 3 )
- Hình thức lời văn kể việc, kể người.
- Đoạn văn? câu chủ đề?
4. Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 )
- Nhận diện từng đoạn văn trong một truyện dân gian đã học, nêu ý chính của mỗi đoạn và phân tích tính mạch lạc giữa các câu văn trong từng đoạn.
- Làm bài tập 3,4 (T.60)
- Soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ theo câu hỏi SGK
.
Ngày soạn:19/9/2010
Ngày dạy:6A..
 6B.. 
Tiết: 18
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS cần nắm được:
- Thế nào là từ nhiều nghĩa.
- Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
- Biết đặt câu có từ được dùng với nghĩa gốc, từ được dùng với nghĩa chuyển.
 - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
 2. Kĩ năng:
 	- Nhận diện được từ nhiều nghĩa.
-	 Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng từ chính xác
II. Chuẩn bị:
- GV: SGV, SGK, bảng phụ
- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình bài dạy
Kiểm tra:
 a sĩ số 6A.
 6B.
 b Kiểm tra kết hợp trong giờ
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*HĐ1: Tìm hiểu k/n từ nhiều nghĩa 
- HS đọc bài thơ- SGK
- HS tra từ điển tìm nghĩa của từ chân
- GV treo bảng phụ ghi một số nghĩa của từ chân
-
HS tìm một số từ nhiều nghĩa 
Mắt: + nhắm mắt
 + na mở mắt
 + mắt cây
Mũi: + mũi trên khuôn mặt
 + mũi thuyền
 + mũi đất
- Hãy tìm một số từ chỉ có một nghĩa.
- kiềng, súng, bếp, thận, gan, óc, bút, toán học
 Em có nhận xét gì sau khi tìm hiểu phần I?
 -> Ghi nhớ
*HĐ2: Tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ 
- GV:Nghĩa đầu tiên của từ chân là nghĩa nào?
GV: - Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân?
nghĩa gốc của từ chân có ý chỉ bộ phận ở dưới cùng có chức năng nâng đỡ các bộ phận ở trên.
Nghĩa chuyển của từ chân cũng hình thành trên cơ sở hai ý này vd chân núi
- GV:Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa?
-HS: Thông thường chỉ có một nghĩa nhất định. Một số trường hợp từ có thể đồng thời theo cả nghĩa chính và nghĩa chuyển.
VD: Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
+ xuân (1): Nghĩa chính
+ xuân (2): Nghĩa chuyển (mùa xuân), sự tươi đẹp, sức sống thủy chung.
- GV:Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng theo nghĩa nào?
-HS: Nghĩa chuyển nhưng vẫn được hiểu theo nghĩa gốc -> Tạo liên tưởng thú vị .
=> Ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ
*HĐ3: Hướng dẫn luyện tập 
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS tìm VD -> GV nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
- HS trình bày -> nhận xét
-
HS đọc đoạn trích
* Thảo luận nhóm
- Thời gian: 5 phút
+GVgiao nhiệm vu: T/g đoạn trích nêu lên mấy nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với t/g không?
+HS: Các nhóm thảo luận
+ Đại diện nhóm trình bày
+ Nhận xét -> Kết luận
- Trả lời câu hỏi a, b
- GV nhận xét
- Ăn cho ấm bụng- từ bụng chỉ một bộ phận trong cơ thể con người.
Anh ấy tốt bụng- Từ bụng chỉ ấm lòng của anh ấy.
- Chạy nhiều, bụng chân săn chắc- từ bụng chỉ bắp thịt ở cẳng chân.
- GV đọc chép chính tả một đoạn bài Sọ Dừa
I. Từ nhiều nghĩa
* Bài thơ: SGk
* Từ “chân” có một số nghĩa như sau:
- Bộ phận cơ thể dưới cùng của người hay động vật dùng để đi, đứng (đau chân)
- Bộ phận dưới cùng của đồ vật có t/d đỡ các bộ phận khác (chân bàn)
- Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám vào mặt nền (chân núi)
* Ghi nhớ: SGK
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Nghĩa đầu tiên là nghĩa gốc
- Nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc là nghĩa chuyển
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
Bài tập 1 (T.56)
* Đầu: (đau đầu, đầu bảng, đầu đường)
* Tay: (nắm tay, tay vịn (cầu thang), tay súng, tay cày)
* Mũi: (mũi tẹt, mũi thuyền, mũi kéo, mũi quân)
Bài tập 2 (T.56)
* lá -> lá phổi, lá lách
* quả -> quả tim, quả thận
Bài tập 3
- chỉ sự vật chuyển thành chỉ hoạt động:
Hộp sơn- sơn cửa: cái bào- bào gỗ: cân muối – muối dưa
Chỉ hành độngchuyển thành chỉ đơn vị:
Đang bó lúa – gánh 3 bó lúa, cuộn bức tranh- ba cuộn giấy, đang nắm cơm- ba nắm cơm.
Bài tập 4 (T.57)
a. T/g nêu 2 nghĩa của từ “bụng”
b. ấm bụng: nghĩa 1
 - tốt bụng: nghĩa 2
- bụng chân: phần phình to ở giữa một số vật
Bài tập 5 (T.57)
 Viết chính tả
4. Củng cố: 
- Từ nhiều nghĩa là gì?
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
4. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài, nắm được kiến thức về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Đặt câu có sử dụng từ nhiều nghĩa.
- giờ sau viết bài tlv 2 tiết
..
Ngày soạn:22/9/2010
Ngày dạy:6A.
 6B
Tiết: 19,20
Viết bài tập làm văn số 1
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS viết được một bài văn kể chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có nội dung: nhân vật, sự việc, thời gian, đặc điểm , nguyên nhân, kết quả bằng lời văn của mình.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng viết văn tự sự.
3. Thái độ:
- GD HS ý thức tự giác, độc lập suy nghĩ khi làm bài .
II. Chuẩn bị:
- GV: Đề bài, đáp án
- HS: Xem lại cách làm bài văn tự sự
- Đọc lại các truyện truyền thuyết đã học.
II. Tiến trình dạy học
A. Đề bài: Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời văn của em.
B. Đáp án : 
* Mở bài : 
Giới thiệu sự việc, nhân vật.
Sự việc: Vua Hùng kén rể
Nhân vật: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
* Thân bài :
- Kể diễn biến câu chuyện:
 + Sơn tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn
 + Vua Hùng ra điều kiện chọn rể 
 + Sơn Tinh đến trớc được vợ
 + Thuỷ Tinh đến sau tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh 
 + Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua rút về.
* Kết bài:
- Kết thúc truyện
- Cảm súc, suy nghĩ của em qua truyện trên.
C. Biểu điểm: 
- Điểm 9,10: Bài viết có sáng tạo, bám sát cốt truyện, viết lưu loát có cảm súc
- Điểm 7,8: Bài viết khá lưu loát, bám sát cốt truyện, biết dùng ngôn ngữ diễn đạt, song còn mắc 1,2 lỗi chính tả.
- Điểm 5,6: Kể lại được nội dung truyện, song bài viết chưa có sự sáng tạo còn mắc một vài lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 3,4: Bố cục bài chưa hợp lý, nội dung truyện sơ sài, còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1,2 : Bài viết chưa đạt yêu cầu, mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng 
3. Củng cố: (2)
- Nhận xét giờ kiểm tra
4. Hướng dẫn học ở nhà: (2)
 Đọc văn bản Thạch Sanh tập kể tóm tắt soạn theo câu hỏi SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc