Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 26: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua - Năm học 2008-2009 - Trần Văn Dũng

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 26: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua - Năm học 2008-2009 - Trần Văn Dũng

Ngày soạn: 19/11/2008. Ngày dạy: 21/11/2008

Tiết :26 TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của thanh nam châm thẳng.

- Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện.

3. Thái độ:

- Siêng năng, tích cực, biết phối hợp trong công tác.

B. PHƯƠNG PHÁP:

- Thí nghiệm trực quan, vấn đáp, suy luận.

C. CHUẨN BỊ:

Gv: - Giáo án, sgk, tài liệu, dụng cụ TN.

Hs: Mỗi nhóm: - 1 tấm nhựa có các vòng dây, 1 công tắc, 1 nguồn điện.

 - 3 đoạn dây dẫn, 1 ít mạt sắt, 1 bút dạ.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ổn định tổ chức lớp: (1’)

9E: . 9G:.

II. Kiểm tra bài cũ: (5’)

1. hãy nêu quy ước chiều của các đường sức từ? Làm bài tập 23.1?

2. Nêu kết luận về từ phổ? Làm thế nào để tạo ra từ phổ của nam châm thẳng?

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: ( 2’)

- Ở tiết trước các em đã tìm hiểu từ phổ và các đường sức từ biểu diễn từ trường của thanh nam châm thẳng. Vậy từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì được biểu diễn ntn có gì khác từ trường của thanh nam châm thẳng không? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.

2. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

 Hoạt động 1: Tạo ra và quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua.

- Yêu cầu các nhóm làm TN H24.1, quan sát từ phổ tạo thành, thảo luận nhóm thực hiện C1. - Các nhóm tiến hành TN, quan sát hiện tượng và trả lời C1.

- Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua có gì khác với nam châm thẳng?

- Yêu cầu HS vẽ một số đường sức từ của ống dây ngay trên tấm nhựa?

- HS nhận xét về hình dạng của các đường sức từ.

- Yêu cầu các nhóm đặt các kim nam châm lên đường sức từ vừa vẽ được và vẽ mũi tên chỉ chiều của đường sức từ.

- HS thảo luận nhóm trả lời C3.

- Từ những TN đã làm, chúng ta rút ra được những kết luận gì về từ phổ, đường sức từ và chiều của đường sức từ ở hai đầu ống dây?

- Từ sự tương tự giữa hai đầu thanh nam châm và hai đầu ống dây, ta có thể coi hai đầu ống dây là hai từ cực không? Đầu nào của ống dây là cực Bắc? I. Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.

1. Thí nghiệm:

* C1:

- Giống nhau: phần từ phổ ở bên ngoài ống dây và bên ngoài thanh nam châm.

- Khác nhau: Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song với nhau.

* C2: Đường sức từ ở trong và ngoài ống dây tạo thành những đường cong khép kín.

* C3: Giống như nam châm thẳng, tại hai đầu ống dây, các đường sức từ cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia.

2. Kết luận: SGK

* Hai đầu ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai từ cực. Đầu có các đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc, đầu có các đường sức từ đi vào là cực Nam.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 112Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 26: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua - Năm học 2008-2009 - Trần Văn Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/11/2008. Ngày dạy: 21/11/2008
Tiết :26 TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của thanh nam châm thẳng.
- Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện.
3. Thái độ:
- Siêng năng, tích cực, biết phối hợp trong công tác.
B. PHƯƠNG PHÁP:
- Thí nghiệm trực quan, vấn đáp, suy luận.
C. CHUẨN BỊ:
Gv: - Giáo án, sgk, tài liệu, dụng cụ TN.
Hs: Mỗi nhóm: - 1 tấm nhựa có các vòng dây, 1 công tắc, 1 nguồn điện. 
 - 3 đoạn dây dẫn, 1 ít mạt sắt, 1 bút dạ.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
9E: .......................................... 9G:........................
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
hãy nêu quy ước chiều của các đường sức từ? Làm bài tập 23.1?
Nêu kết luận về từ phổ? Làm thế nào để tạo ra từ phổ của nam châm thẳng?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: ( 2’)
- Ở tiết trước các em đã tìm hiểu từ phổ và các đường sức từ biểu diễn từ trường của thanh nam châm thẳng. Vậy từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì được biểu diễn ntn có gì khác từ trường của thanh nam châm thẳng không? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
13’
 Hoạt động 1: Tạo ra và quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua.
- Yêu cầu các nhóm làm TN H24.1, quan sát từ phổ tạo thành, thảo luận nhóm thực hiện C1. - Các nhóm tiến hành TN, quan sát hiện tượng và trả lời C1.
- Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua có gì khác với nam châm thẳng?
- Yêu cầu HS vẽ một số đường sức từ của ống dây ngay trên tấm nhựa?
- HS nhận xét về hình dạng của các đường sức từ.
- Yêu cầu các nhóm đặt các kim nam châm lên đường sức từ vừa vẽ được và vẽ mũi tên chỉ chiều của đường sức từ.
- HS thảo luận nhóm trả lời C3.
- Từ những TN đã làm, chúng ta rút ra được những kết luận gì về từ phổ, đường sức từ và chiều của đường sức từ ở hai đầu ống dây?
- Từ sự tương tự giữa hai đầu thanh nam châm và hai đầu ống dây, ta có thể coi hai đầu ống dây là hai từ cực không? Đầu nào của ống dây là cực Bắc?
I. Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.
1. Thí nghiệm:
* C1: 
- Giống nhau: phần từ phổ ở bên ngoài ống dây và bên ngoài thanh nam châm.
- Khác nhau: Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song với nhau.
* C2: Đường sức từ ở trong và ngoài ống dây tạo thành những đường cong khép kín.
* C3: Giống như nam châm thẳng, tại hai đầu ống dây, các đường sức từ cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia.
2. Kết luận: SGK
* Hai đầu ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai từ cực. Đầu có các đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc, đầu có các đường sức từ đi vào là cực Nam.
10’
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy tắc nắm tay phải.
- Từ trường do dòng điện sinh ra, vậy chiều đường sức từ có phụ thuộc vào chiều dòng điện hay không?
- HS rút ra dự đoán và làm TN kiểm tra dự đoán.
- Quy tắc bàn tay phải giúp ta xác định điều gì?
- Từng HS xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây khi đổi chiều dòng điện ở H24.3.
- Chiều của đường sức từ ở trong lòng ống dây và ở ngoài ống dây có gì khác nhau?
- Biết chiều đường sức từ trong lòng ống dây, suy ra chiều đường sức từ ở ngoài ống dây ntn?
II. Quy tắc nắm tay phải.
1. Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào?
a. Dự đoán:
b. TN kiểm tra.
c. Kết luận: Chiều đường sức từ của ống dây phụ thuộc vào chiều của dòng điện chạy qua các vòng dây.
2. Quy tắc nắm bàn tay phải.
Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hường theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choải ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
9’
Hoạt động 3: Vận dụng.
- GV yêu cầu cả lớp làm câu C4 đến C6, gọi HS lên bảng biểu diễn.
- HS dưới lớp nhận xét và bổ sung.
III. Vận dụng.
* C4: Vì đầu B hút cực Nam của kim nam châm nên đầu B của ống dây là cực Bắc, đầu A là cực Nam.
* C5: Kim nam châm bị vẽ sai nhiều kim số 5. Dòng điện trong ống dây có chiều đi ra ở đầu dây B.
* C6: Đầu A của cuộn dây là cực Bắc, đầu B là cực Nam.
IV. Củng cố: (4’)
Hãy nêu quy tắc nắm tay phải?
Hãy nêu kết luận về từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.
V. Dặn dò: (1’)
Về nhà làm bài tập 24.1 đến 24.5, nghiên cứu bài lực điện tù.

Tài liệu đính kèm:

  • docVL9 T26.doc