Bài soạn Ngữ văn 7 học kì II

Bài soạn Ngữ văn 7 học kì II

Tiết 73 Văn bản:

TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN

VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

I. Mục tiêu bài học:

 Giúp Hs:

- Hiểu được sơ lược thế nào là tục ngữ, nội dung tư tưởng, một số hình thức nghệ thuật & ý nghĩa của 8 câu tục ngữ trong văn bản.

- Rèn kĩ năng: phân tích nghĩa đen, nghĩa bóng của tục ngữ, học thuộc lòng tục ngữ; bước đầu có ý thức vận dụng tục ngữ trong nói, viết.

II. Tiến trình hoạt động:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra:

3. Dạy bài mới:

HĐ 1. Giới thiệu bài:

 Hầu như dân tộc nào cũng có kho tàng tục ngữ của mình. Tục ngữ biểu hiện kinh nghiệm & tâm hồn của nhân dân. Nó có ý nghĩa rất sâu sắc. Tuy nhiên tục ngữ cũng có khi không hoàn toàn đúng bởi vì nó mang tính kinh nghiệm & chủ yếu là kết quả của kinh nghiệm mà sự khái quát chân lí dựa vào kinh nghiệm thì dù phong phú đến đâu cũng chưa thể toàn diện, khoa học & chuẩn xác.

 

doc 107 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 7 học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S: 
G: 
 Tiết 73 Văn bản:
Tục ngữ về thiên nhiên
và lao động sản xuất
I. Mục tiêu bài học:
 Giúp Hs:
- Hiểu được sơ lược thế nào là tục ngữ, nội dung tư tưởng, một số hình thức nghệ thuật & ý nghĩa của 8 câu tục ngữ trong văn bản.
- Rèn kĩ năng: phân tích nghĩa đen, nghĩa bóng của tục ngữ, học thuộc lòng tục ngữ; bước đầu có ý thức vận dụng tục ngữ trong nói, viết.
II. Tiến trình hoạt động:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Dạy bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
	Hầu như dân tộc nào cũng có kho tàng tục ngữ của mình. Tục ngữ biểu hiện kinh nghiệm & tâm hồn của nhân dân. Nó có ý nghĩa rất sâu sắc. Tuy nhiên tục ngữ cũng có khi không hoàn toàn đúng bởi vì nó mang tính kinh nghiệm & chủ yếu là kết quả của kinh nghiệm mà sự khái quát chân lí dựa vào kinh nghiệm thì dù phong phú đến đâu cũng chưa thể toàn diện, khoa học & chuẩn xác.
HĐ 2. Hd đọc & tìm hiểu chung:
	 I. Tìm hiểu chung:
	 1. Khái niệm:
? Em hiểu thế nào là tục ngữ?	 sgk - 4.
GV: Tục ngữ dân gian có thể chia thành các đề tài:
- Tục ngữ về thiên nhiên (thời tiết, khí hậu, vũ trụ ) & 
lao động sản xuất.
- Tục ngữ về con người & xã hội.
Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu 1 số câu tục ngữ phổ biến 
qua đề tài trên.
GV: H. dẫn cách đọc, đọc mẫu 1 - 2 câu.
HS: Đọc, n. xét.
? Văn bản này gồm 8 câu tục ngữ thuộc những đề tài 	 2. Đề tài:
nào?	 - Tục ngữ về thiên nhiên: 4 câu 	 đầu.
	 - Tục ngữ về lao động sản xuất:
? Có thể xếp các câu tục ngữ trên vào cùng 1 văn bản vì 
sao?
- Do chúng có những điểm gần gũi về nội dung & hình 
thức diễn đạt: thiên nhiên có liên quan đến lao động sản 
xuất, nhất là trồng trọt, chăn nuôi. Các câu tục ngữ đều 
được cấu tạo ngắn, có vần nhịp & đều do dân gian sáng 
tạo & truyền miệng.
HĐ 3. H. dẫn đọc hiểu nội dung văn bản:
	 II. Tìm hiểu chi tiết:
	 1. Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm 	 từ thiên nhiên:
	 Câu 1:
? Quan sát câu tục ngữ và n. xét về vần, nhịp & các biện 
pháp nghệ thuật trong câu tục ngữ?
- Về hình thức: giống như 2 câu thơ thất ngôn, nhịp 3/4 
hoặc 3/2/2; vần lưng.	 - Phép đối: đêm - ngày, sáng - 	 tối, tháng năm - tháng mười 
? Tác dụng của phép đối? - Làm nổi bật sự trái ngược tính 
chất đêm & ngày giữa mùa hạ với mùa đông; dễ nói, dễ 	 - Phóng đại, cường điệu, nói nhớ.	 quá, thậm xưng: 
? Tác dụng? Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng 	 - Kết cấu câu:
năm & ngày tháng 10.	 	C1 chưa V1 đã V2,
	C2 chưa V3 đã V4.
? ỏ nước ta, tháng năm thuộc mùa hạ, tháng 10 thuộc 
mùa đông. Từ đó suy ra, câu tục ngữ này có nghĩa gì?
? Bài học được rút ra từ ý nghĩa câu tục ngữ này là gì?	 - Bài học về cách sử dụng thời 	 gian trong c/ sống con người 	 sao cho hợp lí với mỗi mùa.
? Bài học đó được áp dụng ntn trong thực tế?
- Lịch làm việc mùa hạ khác mùa đông; Chủ động trong 
giao thông, đi lại (nhất là đi xa).
	 Câu 2:
? Câu này nêu n. xét về hiện tượng gì? Từ mau, vắng ở 
đây đồng nghĩa với những từ nào?
- Mau: dày, nhiều; - vắng: ít, hoặc không có.
? So với câu 1, về hình thức nghệ thuật, có gì giống, khác?
- Cùng nói về thời tiết;
- Về hình thức: vần lưng	 - Phép đối.
? Tác dụng? Nhấn mạnh sự khác biết về sao sẽ dẫn đến 
sự khác biệt về mưa nắng.	 - Kết cấu câu theo kiểu điều 	 kiện - giả thiết - kết quả:
	 	A1 thì B1, A2 thì B.
? Vì sao người Việt lại quan tâm đến mưa nắng?	 - Biết trước thời tiết để chủ 	 động công việc hôm sau.
	 Câu 3:
? Em hiểu ráng là gì? Ráng mỡ gà là gì? Là so sánh hay 
ẩn dụ?
- Ráng: sắc màu phía chân trời do mặt trời chiếu vào mây 
mà thành.
- Ráng mỡ gà: sắc vàng màu mỡ gà xuất hiện ở phía chân - ẩn dụ
trời.
? Diễn đạt đầy đủ nghĩa của cả câu? 	 - Khi chân trời xuất hiện màu 
? Tại sao câu tục ngữ lại khuyên nông dân như vậy?	 vàng như mỡ gà, ai có nhà cửa 	 phải lo giữ gìn bảo vệ.
GV: liên hệ bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ
? Hiện nay, khoa học đã cho phép con người dự báo khá 
chính xác các hiện tượng thời tiết. Vậy kinh nghiệm trên 
của dân gian còn có tác dụng không?
- ở vùng sâu vùng xa, phương tiện thông tin hạn chế thì 
kinh nghiệm đoán bão của dân gian vẫn còn tác dụng.
	 Câu 4:
? Câu này n. xét về hiện tượng gì? Kinh nghiệm nào được 
rút ra từ hiện tượng kiến bò tháng 7 này?
- Thấy kiến ra nhiều vào tháng 7 thì tháng 8 sẽ còn lụt.
? Bài học thực tiễn từ kinh nghiệm dân gian này là gì?	 - Phải lo đề phòng lũ lụt sau 	 tháng 7 âm lịch.
? Tóm lại, 4 câu tục ngữ vừa tìm hiểu có những đặc điểm 
gì chung?	 à cho thấy phần nào c/ sống 	 vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt 	 ở đất nước VN.
	 2. Tục ngữ về kinh ngiệm trong 	 lao động sản xuất:
	 Câu 5:
? Nêu những nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật, nội 
dung của câu tục ngữ? 	 - Hình thức:
	 + Ngắn gọn.
	 + Phóng đại, ẩn dụ
	 - Nội dung: 
	 + Giá trị, vai trò của đất đối với GV: Liên hệ vai trò, giá trị của đất hiện nay	 người nông dân.
	 + Phê phán hiện tượng lãng phí 	 đất đai.
	 Câu 6:
? N. xét về hình thức, nội dung câu này có gì giống & 
khác các câu trên?	 - Hình thức: nói bằng từ HV.
? Chuyển lời câu tục ngữ này sang TV?
- Thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng.
? ở đây, thứ tự nhất, nhị, tam chỉ gì?
- Thứ tự lợi ích của các nghề.
? Kinh nghiệm lao động sản xuất được rút ra ở đây là gì?
- Nuôi cá có lãi nhất, rồi mới đến làm vườn, trồng lúa.
? Bài học từ kinh nghiệm đó là gì?	 - Muốn làm giàu, cần đến phát 	 triển thủy sản.
? Trong thực tế, bài học này được áp dụng ntn?
- Nghề nuôi tôm cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát 
triển, thu lợi nhuận lớn.
	 Câu 7:
? Nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật? Tác dụng?	 - Phép liệt kê: nhất nhìtam
- Nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố trong nghề trồng lúa.
? Kinh nghiệm được tuyên truyền, phổ biến trong câu 
này là gì? - Nghề trồng lúa cần đủ 4 yếu tố: nước, phân, 
cần, giống, trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là nước.
? Bài học từ kinh nghiệm này là gì?	 - Trong nghề làm ruộng, đảm 	 bảo đủ 4 yếu tố thì lúa tốt, mùa 	 màng bội thu.
	 Câu 8:
? Cho biết nghĩa của thì & thục? Nghĩa cảu cả câu?
- Thì: thời vụ thích hợp nhất cho việc trồng trọt từng loại cây.
- thục: đất canh tác dã hợp với trồng trọt.
à thứ nhất thời vụ, thứ 2 là đất canh tác.
? Kinh nghiệm được đúc kết trong câu tục ngữ này là gì?
- Trong trồng trọt, cần đảm bảo 2 yếu tố thời vụ & đất đai, 
trong đó yếu tố thời vụ là quan trọng hàng đầu.
? Hình thức câu tục ngữ này có gì đặc biệt? Tác dụng?	 - Hình tức: ngắn gọn, đối xứng.
? Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệp ở nước ta 
ntn?	 - Lịch gieo cấy đúng thời vụ.
	 - Cải tạo đất sau mỗi vụ.
HĐ 4. H. dẫn tổng kết - luyện tập:
	 III. Tổng kết:
? Để kinh nghiệm dễ nói, dễ truyền bá, dân gian đã tạo 
ra câu tục ngữ có cách diễn đạt độc đáo ntn?	 1. Nghệ thuật:
	 - Câu ngắn, gọn, thường có 2 vế 	 có vần, nhịp.
? Những kinh nghiệm đúc kết từ các hiện tượng thiên 
nhiên & trong lao động sản xuất đã cho thấy người dân 
lao động nước ta có những khả năng nổi bật nào?	 2. Nội dung:
	 (*) Ghi nhớ sgk - 5.
	 IV. Luyện tập:
? Tục ngữ lao động sản xuất & thiên nhiên còn có ý nghĩa 
gì trong c/ sống hôm nay?
- Kết hợp với khoa học, dự đoán chính xác hơn các hiện 
tượng thời tiết để chủ động trong nhiều công việc của đời 
sống hiện tại; không ngừng phát triển chăn nuôi trồng 
trọt để có năng suất cao, xóa đói, giảm nghèo 
4. Củng cố - dặn dò:
- Sưu tầm 4 -6 câu tục ngữ về thiên nhiên & lao động sản xuất?
- Xem trước: Tục ngữ về con người & xã hội.
S: 
G:
 Tiết 74: 
Chương trình địa phương
(Phần Văn & Tập làm văn)
I. Mục tiêu bài học:
 Giúp Hs:
- Tiếp tục chương trình Ngữ văn địa phương ở lớp 6, giúp HS hiểu biết sâu rộng hơn về địa phương mình về các mặt đời sống vật chất & văn hóa tinh thần, truyền thống & hiện nay, trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn & phát huy bản sắc & tinh hoa của địa phương mình trong sự giao lưu với cả nước.
II. Tiến trình hoạt động:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Dạy bài mới:
	GV: phân công mỗi tổ sưu tầm từ 5 - 10 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về địa phương. Phân loại, viết bài giới thiệu, trình bày trước lớp.
HS: N. xét, bổ sung.
GV: n.xét, đ.giá.
? Các tổ cử đại diện trình bày 1 bài hát, 1 câu lượn có nội dung về Bắc Kạn?
GV: n.xét, đ.giá.
 4. Củng cố - dặn dò:
- Tiếp tục tìm hiểu các câu tục ngữ, ca dao về quê hương lập thành sổ tay.
S: 11/01/07.
G: 13/11/07.
 Tiết 75 - 76 Tập làm văn:
Tìm hiểu chung về
văn nghị luận
I. Mục tiêu bài học:
 Giúp Hs:
- Bước đầu làm quen với kiểu văn bản nghị luận.
- Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống là rất phổ biến & cần thiết.
- Nắm được những đặc điểm chung của văn nghị luận.
- Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu kĩ, sâu hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
II. Tiến trình hoạt động:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Dạy bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
HĐ 2. Tìm hiểu nhu cầu nghị luận & văn bản nghị luận:
	 I. Nhu cầu nghị luận & văn bản 	 nghị luận:
	 1. Nhu cầu nghị luận trong đời 	 sống:
GV: Nêu câu hỏi a sgk - 7 à những câu hỏi như trên rất 
hay. Nó cũng chính là những vấn đề phát sinh trong 
c/ sống hàng ngày khiến người ta phải bận tâm & nhiều 
khi phải tìm cách giải quyết.
? Câu hỏi b sgk - 7?
- Kể chuyện & miêu tả đều không thích hợp với việc trả 
lời hoặc giải quyết các vần đề trên. Văn bản biểu cảm 
cũng chỉ giúp ích phần nào. Chỉ có văn bản nghị luận mới 
có thể giúp ta hoàn thành nhiệm vụ 1 cách thích hợp & 
hoàn chỉnh.
? Câu hỏi c sgk - 7? - Xã luận, bình luận thời sự, hội thảo 
khoa học, bình luận bóng đá, tin tức ...
GV: Trong c/ sống hàng ngày nhu cầu sử dụng văn bản 
nghị luận thường xuyên & không thể thiếu vì nó cung cấp 
cho ta những thông tin bổ ích & cần thiết.	 2. Thế nào là văn bản nghị luận:
	 * Văn bản: Chống nạn thất học.
HS: Đọc.
? Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì?
- Để chống giặc dốt - 1 trong 3 thứ giặc rất nguy hại sau 
CMT8/45. Chống nạn thất học do chính sách ngu dân của 
bọn thực dân Pháp để lại.
? Bác viết cho ai đọc, ai thực hiện?
- Đối tượng Bác hướng tới là quốc dân VN - toàn thể 
nhân dân VN - đối tượng đông đảo, rộng rãi.
? Để thựchiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến 
nào? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận 
điểm nào? Tìm câu văn mang luận điểm đó?
- Luận điểm chủ chốt (vấn đề) là 1 trong những công việc 
phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là: nâng cao dân trí 
(sự hiểu biết của nhân dân), chống nạn thất học.
? Để luận điểm có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên 
những lí lẽ nào? Hãy liệt kê các lí lẽ ấy?
- Chính sách ngu dân của thực dân Pháp  mù chữ 
à lạc hậu, dốt ...  các văn bản biểu cảm đã hoạc ở học kì II lớp 7, cả năm lớp 6 văn bản mà mình thích nhất; g. thích lí do.
GV: Định hướng cho HS 1 - 2 t. phẩm. Chọn văn bản Một thứ quà của lú non: Cốm. 
+ Nói lên nguồn gốc thanh cao của Cốm là lúa đồng quê;
+ Thể hiện tình cảm yêu quí, trân trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ giàu sắc thái văn hóa dân gian của cốm thông qua việc miêu tả h. ảnh người bán cốm, cách cốm đến với người thật duyên dáng, tao nhã;
+ Xem cốm như 1 giá trị tinh thần thiêng liêng đáng được trân trọng, nâng niu.
à Đặc điểm của văn bản biểu cảm:
- Về mục đích: Biểu hiện t. cảm, tư tưởng, thái độ & đ. giá của người viết đối với người & việc ngoài đời hoặc t. phẩm văn học.
- Về cách thức:
+ Người viết phải biến đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người  thành h. ảnh bộc lộ t. cảm của mình;
+ Khai thác những đặc điểm, t. chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người  nhằm bộc lộ tình cảm & sự đ. giá của mình .
+ Về bố cục: Theo mạch t. cảm, suy nghĩ.
Câu 3:
	Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm:
- Khơi gợi cảm xúc, t. cảm do cảm xúc, t. cảm chi phối chứ không nhằm miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân dung hay sự việc. Miêu tả xen kẽ với kể chuyện & phát biểu cảm nghĩ; trong miêu tả đã thể hiện cảm xúc, tâm trạng;
- Dẫn chứng: 
+ Đoạn tả phong cảnh đầm nước & chân dung Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.
Câu 4:
	Vai trò của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm - đ. giá:
- Tương tự như vai trò của yếu tố miêu tả;
- Dẫn chứng: Trong văn biểu cảm, có thể không cần có cốt truyện hoàn chỉnh, nhiều chi tiết, sự việc rậm rạp, mâu thuẫn căng thẳng. Việc điểm xuyết vào 1 vài n. vật, cốt truyện đơn giản, thậm chí mờ nhạt, cốt chỉ để làm nổi bật cảm xúc, tâm trạng. N. vật người mẹ trong bài Cổng trường mở ra.
Câu 5:
	Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với 1 con người, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được:
- Vẻ đẹp bên ngoài, đặc điểm phẩm chất bên trong, ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm & tốt đẹp đối với con người & cảnh vật, sự thích thú, ngưỡng mộ, say mê từ đâu & vì sao?...
*) Với con người: Vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp lời nói, cử chỉ, hành động, vẻ đẹp tâm hồn, tính cách?...
*) Với cảnh vật: Vẻ đẹp riêng, ấn tượng đối với cảnh quan & con người
*) Dẫn chứng: Vẻ đẹp của Huế không chỉ dừng lại ở các danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn bởi nét văn hóa riêng đặc sắc chỉ Huế mới có, đó là ca Huế. Ca Huế đặc sắc bởi các làn điệu phong phú kết hợp giữa nhạc dân gian & nhạc cung đình, đặc biệt là nhã nhạc; đó còn là sự khác biệt trong trang phục, phong cách của các ca công khi biểu diễn (trang phục, lời hát); đó còn là nét đặc sắc trong cách thưởng thức (trên sông Hương thơ mộng, vào đêm)
Câu 6:
	Các phương tiện tu từ trong văn biểu cảm qua 2 văn bản: Sài Gòn tôi yêu & Mùa xuân của tôi:
- Đối lập - tương phản: 
+ Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năn đô thị - năm ngàn năm đất nước
+ Nắng sớm - đêm khuya mưa; Tĩnh lặng mát dịu thanh sạch - náo động, dập dìu xe cộ;
- So sánh: 
+ Sài Gòn trẻ hoài như 1 cây tơ đương độ nõn nà; tôi yêu Sài Gòn như người đàn ông vẫn ôm ấp mối tình đầu
+ Một cái thú giang hồ êm ái như nhung, cũng như lòng mình say sưa 1 cái gì đó
- Câu cảm, hô ngữ, trực tiếp biểu hiện tâm trạng: 
+ Đẹp qúa đi mùa xuân ơi!
+ Tôi yêu Sài Gòn da diết, tôi yêu thời tiết trái chứng, tôi yêu phố phường, yêu cả cái tĩnh lặng
+ Tôi yêu sông xanh núi tím, tôi yêu đôi mày ai, những yêu nhất mùa xuân
- Câu hỏi tu từ: Ai bảo non đừng thương nước, ai cấm được 
- Điệp (từ, ngữ, cấu trúc câu): Sài Gòn vẫn trẻ, Sài Gòn cứ trẻ, tôi yêu, ai cấm được
- Câu văn nhịp nhàng, kéo dài, dạt dào ý thơ:
+ Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh
+ Bấy giờ, khi chào người lớn, các cô ấy cúi đầu, chắp 2 bàn taylại & xá. Gặp trang lứa bạn bè thì hơi cúi đầu & cười.
Câu 7:
Nội dung của văn bản biểu cảm
Biểu đạt t. cảm, cảm xúc, tâm trạng & đ. giá, n. xét của con người với thế giới xung quanh.
Mục đích biểu cảm
Thỏa mãn nhu cầu biểu cảm của con người. Khơi gợi sự đồng cảm của người đọc.
Phương tiện biểu cảm
Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn dùng các biện pháp tự sự, miêu tả, dùng các tu từ (so sánh, tương phản, trùng điệp, câu hỏi tu từ) để khơi gợi cảm xúc.
Câu 8:
Mở bài 
Giới thiệu hiện tượng, sự vật, sự việc & nói rõ lí do vì sao lại yêu thích hiện tượng, sự vật, sự việc ấy.
Thân bài
Dùng lời văn tự sự kết hợp với miêu tả để nói lên các đặc điểm của hiện tượng, sự vật, sự việc ấy trong đ. sống xã hội, trong đ. sống riêng tư của bản thân. Lời văn cần bộc lộ những cảm nghĩ, cảm xúc sâu sắc.
Kết bài
ấn tượng sâu đậm nhất còn đọng lại trong lòng người viết.
HĐ 2. H. dẫn ôn tập văn nghị luận:
II. Về văn bản nghị luận:
Câu 1:
	Các văn bản nghị luận đã học & đọc trong Ngữ văn 7, tập II:
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta;
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt; 
Đức tính giản dị của Bác Hồ;
ý nghĩ văn chương.
 Xét 1 cách rộng rãi thì nhiều câu tục ngữ cũng là những văn bản nghị luận ngắn gọn, cô đúc nhất. Mỗi câu là 1 luận đề - luận điểm.
Câu 2:
	Trong đ. sống, trên báo chí & cả trong SGK, hoạt động nghị luận & văn nghị luận xuất hiện trong nhiều trường hợp khác nhau, dưới nhiều dạng khác nhau, rất phong phú. Chẳng hạn:
a, Nghị luận nói:
- ý kiến trao đổi, tranh luận, phát biểu trong các cuộc họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết 
- ý kiến trao đổi trong các cuộc giao lưu, phỏng vấn 
- ý kiến trong các chương trình bình luận thời sự, thể thao, văn nghệ trên đài phát thanh 
- Lời giảng của GV trên lớp.
b, Nghị luận viết:
- Các bài xã luận, bình luận, đọc sách, phê bình văn học, nghiên cứu văn học  trên các báo chí, tạp chí 
- Các luận văn, luận án, chuyên luận khoa học 
- Các tuyên ngôn, tuyên bố quan trọng 
- Các văn bản nghị luận trong SGK 
Câu 3:
	Những yếu tố cơ bản trong 1 bài văn nghị luận:
- Luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng, lí lẽ, dẫn chứng, lập luận 
- Trong đó, lập luận là yếu tố chủ yếu. Bài văn nghị luận có sức thuyết phục, có đanh thép, sâu sắc, thấm thía, chặt chẽ hay không phụ thuộc phần lớn vào trình độ & hiệu quả nghệ thuật lập luận của người viết.
Câu 4:
	Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn, là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành 1 khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế, có sức thuyết phục cao.
	Trong 4 câu đã cho thì các câu a, d là luận điểm. Câu b là câu cảm thán; câu c chưa đầy đủ, chưa rõ ý: Chủ nghĩa anh hùng nào? Của ai?
Câu 5:
	Nói làm văn chứng minh chỉ cần nêu luận điểm & d. chứng là xong, là chưa đủ.
	Để làm văn chứng minh, sau khi nêu luận điểm ta cần triển khai luận điểm bằng nhiều luận cứ. Luận cứ cần có dẫn chứng kèm theo minh họa: d. chứng trong bài văn CM phải tiêu biểu, chọn lọc, chính xác, phù hợp với luận điểm, luận đề, đồng thời cần được làm rõ. Luận cứ đều phải được xác định bằng lí lẽ & các dẫn chứng cũng cần được p. tích sâu sắc.
	Lí lẽ, lập luận không chỉ là chất keo kết nối các d. chứng mà còn làm sáng tỏ & nổi bật d. chứng & đó mới là chủ yếu.
	Tất cả các nội dung trên còn phải trình bày 1 cách thật hợp lí. Đó chính là cách lập luận của bài nghị luận.
Câu 6:
	*) Giống:
- Chung 1 luân đề; 
- Cùng phải sử dụng lí lẽ, d. chứng & lập luận.
	*) Khác:
- Đề a, đi sâu g. thích câu tục ngữ bằng lí lẽ;
- Đề b, CM tính đúng đắn của câu tục ngữ, cần nhiều dẫn chứng để khẳng định vấn đề.
à Văn g. thích chủ yếu dùng lí lẽ để làm sáng tỏ mọi khía cạnh của vấn đề làm cho người đọc hiểu đúng, hiểu sâu vấn đề. Trong văn g. thích cũng có nêu d. chứng những không cần nhiều như trong bài CM.
- Văn CM chủ yếu các d. chứng để minh họa, khẳng định vấn đề. Tất nhiên trong văn CM cũng cần có lí lẽ để nêu vấn đề ra, để p. tích d. chứng & để tổng kết vấn đề. Tuy nhiên nhìn chung thì ở văn CM lí lẽ ít hơn trong bài văn g. thích & d. chứng thì lại nhiều hơn. 
HĐ 3. H. dẫn luyện tập & ôn tập ở nhà:
III. Luyện tập:
GV: H. dẫn HS làm đề 5 sgk - 141 ở nhà bằng cách trả lời các câu hỏi gợi ý.
HS: Làm bt theo sự h. dẫn của GV.
4. Củng cố - dặn dò:
- Làm bt vào vở để GV kiểm tra. 
- Tiếp tục ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm.
S:	
G:	
 Tiết 129 - 130 Tiếng Việt:
Ôn tập Tiếng Việt
(Tiếp)
I. Mục tiêu bài học:
 Giống tiết 123.
II. Tiến trình hoạt động:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
	? Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Dạy bài mới:
HĐ 1. Ôn tập các dấu câu:
	 I. Các loại dấu câu:
? ở lớp 6 & lớp 7 các em đã học những loại dấu câu nào?	 1. Dấu chấm:
? Khi nào dùng dấu chấm? VD?	 - Đặt ở cuối câu trần thuật 
- Có khi đặt ở cuối câu cầu khiến để biểu thị thái độ nghi ngờ 
hoặc châm biếm.
- VD: Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm.
? Dấu phẩy dùng để làm gì? Mỗi công dụng cho 1 VD?	 2. Dấu phẩy: 
	 - Đánh dấu ranh giới giữa 
- Hôm qua, trời chiều có giông.	 các thành phần phụ của câu 	 với C - V;
	 - Đánh dấu ranh giới giữa 
- Ca Huế có các điệu như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài các từ ngữ có cùng chức vụ 
Nam 	 trong câu;
	 - Đánh dấu ranh giới giữa 1 
- Bạn Lan, HS giỏi nhất lớp 7, là bạn thân của em.	 từ ngữ với bộ phận chú thích 	 của nó
- Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ trực trụt 	- Đánh dấu ranh giới giữa
xuống	 các vế của câu ghép.
	 3. Dấu chấm phẩy:
HS: Nhớ lại kiến thức về dấu chấm phẩy & dấu chấm lửng.
? Dùng dấu chấm phẩy có tác dụng gì? Cho	VD?	 - đánh dấu ranh giới giữa 2 	 vế của câu ghép
	 - đánh dấu ranh giới giữa các 	 bộ phận trong 1 phép liệt kê
	 4. Dấu chấm lửng:
? Dấu chấm lửng trong câu có tác dụng gì? Cho VD?	 (Ghi nhớ sgk - 122) 
GV: Gợi dẫn HS nhớ lại các kiến thức có liên quan.
? Dấu gạch ngang & dấu gạch nối khác nhau ntn? Cho VD?	 5. Dấu gạch ngang & dấu 	 gạch nối:
HS: Trình bày ý kiến về sự khác nhau & công dụng của loại 
dấu, lấy VD.
GV: n.xét, đ.giá.
HĐ 2. Ôn tập các phép tu từ đã học:
	 II. Các phép tu từ:
? ở lớp 6 các em đã được học những phép tu từ nào? Mỗi loại 
cho 1 VD?
	 - So sánh 
	 - ẩn dụ
	 - Nhân hóa
	 - Hoán dụ
GV: Gợi dẫn HS nhớ lại kiến thức & lấy VD.
? Chương trình Ngữ văn lớp 7 các em được học những phép tu 
từ nào? Cho VD?	 - Điệp ngữ
	 - Chơi chữ
	 - Liệt kê
	 - Tương phản - tăng cấp
HĐ 3. Hướng dẫn làm bài kiểm tra cuối năm:
GV: Dựa vào Tiết Kiểm tra cuối năm sgk - 145 h. dẫn HS nội dung ôn tập, cách ôn tập, cách làm bài kiểm tra.
HS: Ôn tập theo h. dẫn của GV.
4. Củng cố - dặn dò:
- Chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan Ngu Van 7 HKII.doc