Giáo án Vật lý lớp 6 - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 10: Lực kế – phép đo lực trọng lượng và khối lượng

Giáo án Vật lý lớp 6 - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 10: Lực kế – phép đo lực trọng lượng và khối lượng

 1/Kiến thức : -Biết đo lực bằng lực kế.

 -Viết và vận dụng được công thức P = 10m. Nêu được ý nghĩa v đơn vị đo của P và m

 2/Kỹ năng : Sử dụng lực kế trong mọi trường hợp đo.

 3/Thái độ : -Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ

 -Rèn luyện tính sáng tạo, cẩn thận.

II . CHUẨN BỊ :

 1/Giáo Viên: Giá treo, lò xo xoắn, quả nặng 50 g, thước có chia đến mm.

 2/Học sinh: -Học bài , làm BT ,Xem và nghiên cứu trước bài ở nhà.

 -Dụng cụ học tập.

III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 1/Ổn định lớp (1) Kiểm tra sỉ số học sinh

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 6 - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 10: Lực kế – phép đo lực trọng lượng và khối lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :11 ,Tiết :11
NS: 11.10.10
ND: 18.10.10 
Ngày soạn: 
	Ngày dạy : 
 Bài 10: LỰC KẾ – PHÉP ĐO LỰC
 TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/Kiến thức : -Biết đo lực bằng lực kế.
 	 -Viết và vận dụng được cơng thức P = 10m. Nêu được ý nghĩa và đơn vị đo của P và m
 2/Kỹ năng : Sử dụng lực kế trong mọi trường hợp đo.
 3/Thái độ : -Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ
	 	 -Rèn luyện tính sáng tạo, cẩn thận.
II . CHUẨN BỊ :
 1/Giáo Viên: Giá treo, lò xo xoắn, quả nặng 50 g, thước có chia đến mm.
 2/Học sinh:	-Học bài , làm BT ,Xem và nghiên cứu trước bài ở nhà.
 	-Dụng cụ học tập.
III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1/Ổn định lớp (1’) Kiểm tra sỉ số học sinh
 2/kiểm tra bài cũ: (5’) 
a.Cho 1 ví dụ về vật có tính chất đàn hồi? Nêu đặc điểm của nó? 
 ( Nội dung sgk trang 32 )
 b.Chữa bài tập: 9.1 trang 14 sách bài tập.
 Trả lời: C . Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.
3/Bài mới: (32’) 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
1/Hoạt động 1: (1’) Giới thiệu bài:
-Tại sao khi đi mua, bán người ta có thể dùng một cái lực kế để làm một cái cân?
2/Hoạt động 2: (5’) Tìm hiểu lực kế
-Yêu cầu hs đọc phần thông tin sgk
-Lực kế dùng để làm gì?
-Người ta thường dùng loại lực kế nào để đo lực?
-Giới thiệu lực kế( lực kế lò xo) và phát cho mỗi nhóm quan sát để trả lời câu hỏi C1 và C2 ?
-Chốt lại=>chuyển ý sang mục II.
3/Hoạt động 3: (10’) Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế:.
-Yêu cầu hs đọc và trả lời C3?
-Vậy: để xác định một lực cần đo bằng một lực kế ta làm bằng cách nào?
-Nếu ta điều chỉnh kim lực kế không đúng vạch số 0 thì liệu ta có thể xác định được lực cần đo? Tại sao?
-Chốt lại.
-Yêu cầu hs các nhóm thực hiện câu hỏi C4 (đo trọng lượng quyển sách giáo khoa vật lý 6)
-Yêu cầu hs các nhóm báo cáo kết quả, so sánh giữa các nhóm
-C5:Khi đo phải cầm lực kế ở tư thế như thế nào? Tại sao phải cầm như thế?
-Chốt lại => chuyển ý sang mục III
4/Hoạt động 4 (8’) Xây dựng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật:
-Yêu cầu hs nhắc lại: 1 quả cân có khối lượng 100g thì có trọng lượng bằng bao nhiêu N?
-Yêu cầu hs đọc và hoàn thành câu hỏi C6.
-Nhận xét .
-Vậy: trọng lượng và khối lượng của cùng một vật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
-Chốt lại và đưa ra công thức: 
P = 10 m
-Vậy: nếu m = 2 kg thì P = ? N
-Ngược lại nếu ta có:
P = 50 N => m = ? kg.
5.Hoạt động 5 (8’) vận dụng
-Yêu cầu hs đọc câu hỏi C7 và trả lời.
-Chốt lại:=> thực chất cân bỏ túi chính là một lực kế lò xo.
-Ta đã biết trọng lượng luôn gấp 10 lần khối lượng.C9:Vậy: một chiếc xe tải có khối lượng: m = 3,2 tấn => P = ? N
-Yêu cầu hs xác định? Gv nhận xét
-Yêu cầu hs về nhà thực hiện câu hỏi C8
-Trả lời theo sự hiểu biết .
-Đọc phần thông tin sgk
-Dùng để đo lực.
-Lực kế lò xo
-Quan sát lực kế lần lượt trả lời câu hỏi C1 và C2
-Nghe.
-Đọc, trả lời C3.
-Dựa trên câu hỏi C3 trả lời.
-Không đo được vì xác định không chính xác lực cần đo.
-Nghe.
-Các nhóm tiến hành đo trọng lượng quyển sgk vật lý 6 bằng dụng cụ là lực kế.
-Báo cáo kết quả và so sánh giữa các nhóm.
-Thẳng đứng vì lực cần đo là trọng lực có phương thẳng đứng.
-Nghe.
-Một vật có khối lượng 100g thì có trọng lượng là 1 N
-Đọc và trả lời câu hỏi C6.
-Nghe.
-Trọng lượng và khối lượng của cùng một vật luôn tỉ lệ với nhau.
-Chú ý.
- P = 20 N.
-Suy ra: m = = 5 kg
-Đọc và trả lời câu C7
-Nghe.
-Vận dụng công thức 
P = 10 m để trả lời.
(đổi 3,2 tấn = 3200 kg )
-Xác định.
-Về nhà thực hiện.
I.Tìm hiểu lực kế:
1.Lực kế là gì?.
Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
2/Mô tả một lực kế lò xo đơn giản:
C1: (1) lò xo
 (2) kim chỉ thị
 (3) bảng chia độ
II. Đo Một lực bằng lực kế:
1/ Cách đo lực:
C3: 
 (1) vạch 0
 (2) lực cần đo
 (3)phương
2/Thực hành đo lực:
C4 : GV thực hện 
C5: khi đo, phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng, vì lực cần đo là trọng lực có phương thẳng đứng.
II/Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng:
C6: a/ 1N
 b/ 200g
 c/ 10N
* Kết luận:
 Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật:
 P = 10 m
P: trọng lượng (N)
m: là khối lượng (kg)
IV/ Vận dụng
C7: Vì trọng lượng của 1 vật luôn tỉ lệ với khối lượng của nó, nên trên bảng chia độ của lực kế ta có thể không ghi trọng lượng mà ghi khối lượng của vật.
-Thực chất “ cân bỏ túi” chính là một lực kế lò xo.
C8 :
C9: 32 000 N.
 4/Củng cố: (5’):
 -Ghi nhớ SGK tr. 35.
 -Bài tập 10.1 trang 15 sách bài tập .
 5/Dặn dò: (2’)
 -Về nhà học bài, chép phần ghi nhớ vào vỡ.
 -Làm bài tập 10.2, 10.3 trang 16 sách bài tập.
 -Xem trước bài 11 sgk trang 36

Tài liệu đính kèm:

  • docT11.doc