Giáo án Vật lý lớp 6 - Tuần 17 - Tiết 16 - Ôn tập thi học kì I

Giáo án Vật lý lớp 6 - Tuần 17 - Tiết 16 - Ôn tập thi học kì I

 1/Kiến thức : Ôn lại những kiến thức cơ bản đã học trong chương.

 2/Kỹ năng : Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế.

 3/Thái độ : Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng trong cuộc sống.

II . CHUẨN BỊ :

 1/Giáo Viên: Thước thẳng

 2/Học sinh: - Xem lại nội dung các bài đã học.

 -Dụng cụ học tập.

III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 1/Ổn định lớp (1) Kiểm tra sỉ số học sinh

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 6 - Tuần 17 - Tiết 16 - Ôn tập thi học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :17 ,Tiết :16
NS: 22.11.10
ND: 29.11.10 
Ngày soạn: 
	Ngày dạy : 
ÔN TẬP THI HỌC KÌ I
I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/Kiến thức : Ôn lại những kiến thức cơ bản đã học trong chương.
 2/Kỹ năng : Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế.
 3/Thái độ : Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng trong cuộc sống.
II . CHUẨN BỊ :
 1/Giáo Viên: Thước thẳng
 2/Học sinh:	- Xem lại nội dung các bài đã học.
 	-Dụng cụ học tập.
III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1/Ổn định lớp (1’) Kiểm tra sỉ số học sinh
 2/kiểm tra bài cũ: (2’) kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3/Bài mới: (35’) 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
1/Hoạt động 1: (20’) Giúp hs nắm vững phần lý thuyết.
-Nêu các dụng cụ dùng để đo: độ dài, thể tích chất lỏng, vật rắn không thấm nước, lực, khối lượng.
-Lực là gì?
-Hai lực như thế nào được gọi là hai lực cân bằng?
-Lực hút của trái đất tác dụng lên các vật gọi là gì?
-Đơn vị thường dùng để đo độ dài, thể tích, lực, khối lượng riêng là gì?
-Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật? 
-Công thức tính khối lượng riêng.
-Các loại máy cơ đơn giản thường dùng là gì?
2/Hoạt động 2: (15’) Vận dụng giải bài tập:
*Giới thiệu bài toán trên bảng
-Trọng lượng và khối lượng của cùng một vật có mối liên hệ với nhau như thế nào?
-> P = ?
-GV gọi HS lên bảng trình bày .
-GV gọi HS nhận xét .
-GV nhận xét .
*Giới thiệu bài toán trên bảng
-Đề bài cho biết gì và cần làm gì?
V = 40 dm3 = ? m3
-> m = ?
-Nếu biết khối lượng ta có thể tính trọng lượng bằng cách nào?
 -GV gọi HS lên bảng trình bày .
-GV gọi HS nhận xét .
-GV nhận xét .
-Nêu lên các dụng cụ cho từng thể loại.
- Tác dụng đẩy, kéo,
-Mạnh như nhau
-Trọng lực
-Nhớ lại trả lời.
-HS: P = 10 m
-HS : 
-Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
-Quan sát bài toán trên bảng
-Trọng lượng gấp 10 lần khối lượng.
-> P = 10 m
-Trình bày .
-Nhận xét .
-Chú ý.
-Quan sát bài toán.
-Cho biết thể tích, khối lượng riêng.
V = 40 dm3 = 0,04 m3
-> m = D . V
-Hs lên tính khối lượng
-Vận dụng công thức 
P = 10 . m
-Trình bày .
-Nhận xét .
-Chú ý.
I.Lý thuyết:
1/Các dụng cụ dùng để đo:
 -Độ dài: thước, mét
 -Thể tích:
 +Chất lỏng: ca đong, bình chia độ.
 +Vật rắn không thấm nước: bình tràn, bình chia độ.
-Lực : lực kế.
-Khối lượng: cân
2/ Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
3/Hai lực cùng tác dụng vào cùng một vật làm cho vật đó vẫn đứng yên gọi là 2 lực cân bằng.
4/Trọng lực là lực hút của trái đất
5/ Đơn vị đo:
-Độ dài: (m)
-Thể tích: (m3).
-Lực: (N)
-Khối lượng: (kg)
-Khối lượng riêng (kg/m3).
6/Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật:
 P = 10.m
7/Công thức tính khối lượng riêng.
8/Có 3 loại máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy.
II/Bài tập:
Bài1: Một khối sắt có khối lượng 50 kg. Xác định trọng lượng của khối sắt đó.
 Giải
Ta có: m = 50 kg
Do đó: Trọng lượng của khối sắt là:
 P = 10.m = 10 . 50 = 500 (N).
Bài 2: Tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt biết thể tích của nó là 40 dm3
 Giải
Ta có: V = 40 dm3 = 0,04 m3
-Khối lượng của chiếc dầm sắt là:
 m = D . V
 = 7800 . 0,04
 = 312 kg.
-Trọng lượng của chiếc dầm sắt là:
 P = 10 . m = 10 . 312 = 3120 (N).
4/Củng cố: (5’):
Câu
Đáp án
a/ 7800 kg/m3 là .của sắt?
Khối lượng riêng
b/ Một vật có khối lượng 20 kg thì có trọng lượng là(N).?
200
c/ Một vật có trọng lượng là 50 N thì vật đó có khối lượng là .kg.
5
5/Dặn dò: (2’)
 -Về nhà học kỷ các bài đã học chuẩn bị thi học kỳ I.
 -Nắm vững công thức P = 10 . m, , d = 10 . D để vận dụng vào việc giải bài tập.
Tuần :18
NS: 30.11.2009
ND:08.12.2009 
Ngày soạn: 
	Ngày dạy : 
ÔN TẬP THI HỌC KÌ I
I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/Kiến thức : Ôn lại những kiến thức cơ bản đã học trong chương.
 2/Kỹ năng : Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế.
 3/Thái độ : Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng trong cuộc sống.
II . CHUẨN BỊ :
 1/Giáo Viên: Thước thẳng
 2/Học sinh:	- Xem lại nội dung các bài đã học.
 	- Dụng cụ học tập.
III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1/Ổn định lớp (1’) Kiểm tra sỉ số học sinh
 2/kiểm tra bài cũ: (5’) 
a/Hãy viết công thức tính trọng lượng riêng của một chất. Cho biết tên gọi, đơn vị của từng đại lượng trong công thức ?
 b/Một xe tải có khối lượng 3,2 tấn sẽ có trọng lượng bao nhiêu niutơn ?
 Đáp án : 
 a/(6 đ) Nội dung sgk trang 38
 	 b/(4 đ) 32 000 N
 3/Bài mới: (32’) 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
1/Hoạt động 1: (17’) Giúp hs nắm vững phần lý thuyết.
-Hãy nêu cách đo độ dài. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là gì ?
-Hãy nêu kết quả tác dụng của lực.Tìm một ví dụ về kết quả tác dụng của lực làm vật bị biến dạng
-Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật đang đứng yên mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực gì ?
-Hãy viết công thức tính trọng lượng riêng theo trọng lượng và thể tích ?
-Hãy viết công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng ?
-Trọng lực là gì? Trọng lực có phương, chiều như thế nào ?
-Điền khuyết:
a/ 7 800 kg/m3 là. của sắt .
b/ Đơn vị đo độ dài là , kí hiệu là.
c/Đơn vị đo thể tích là , kí hiệu là .
d/Đơn vị đo lực là , kí hiệu là .
 2/Hoạt động 2: (15’) Vận dụng giải bài tập:
-Giới thiệu bài toán trên bảng:Một khối đá có thể tích là 0,5 m3, nặng 1300 kg.
a/Hãy tính khối lượng riêng của khối đá đó ?
b/Hãy xác định trọng lượng riêng của khối đá theo công thức :
 d = 10.D
-Hãy tóm tắt bài toán
-Gọi học sinh trình bày
-Yêu cầu hs nhận xét
- Chốt lại
-Nêu cách đo độ dài, đơn vị
- Nêu kết quả tác dụng của lực.
-Lắng nghe, trả lời
-Viết công thức
-Thực hiện theo yêu cầu của gv
-Nhớ lại kiến thức đã học để trả lời
-Các học sinh lần lượt thực hiện điền khuyết
-Các hs khác nhận xét
-Quan sát nội dung bài toán
-Tóm tắt
-Giải bài toán
-Hs nhận xét
-Nghe
I.Lý thuyết:
1/Cách đo độ dài:
+Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp
+Đặt thước và mắt nhìn đúng cách
+Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định
2/ Kết quả tác dụng của lực có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.
 Ví dụ : Tuỳ hs
3/Hai lực cùng tác dụng vào cùng một vật làm cho vật đó vẫn đứng yên gọi là 2 lực cân bằng.
4/ d = 
5/ Công thức: d= 10. D
6/ Trọng lực là lực hút của trái đất.Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều hướng về phía trái đất
7/ 
a/ Khối lượng riêng
 b/ Mét, m
 c/ Mét khối, m3
 d/ Niutơn ,N
II/ Bài tập:
 Cho biết:
 V = 0,5 m3
 m = 1300 kg
 a/D = ?
 b/ d = ?
 Giải
a/ D = = 2600 ( kg/m3)
b/ d = 10. D = 10 . 2600 
 = 26 000 (N/m3)
4/Củng cố: (5’):
a/ 7800 kg/m3 là .của sắt?
b/ Một vật có khối lượng 50 kg thì có trọng lượng là(N).?
c/ Một vật có trọng lượng là 100 N thì vật đó có khối lượng là .kg.
Đáp án:
a/ Khối lượng riêng
 b/ 500
 c/ 10
5/Dặn dò: (2’)
 -Về nhà học kỷ các bài đã học , chuẩn bị thi học kỳ I.
 -Nắm vững công thức P = 10 . m, , d = 10 . D để vận dụng vào việc giải bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docT17,18.doc