Giáo án Vật lý lớp 6 - Tiết 8 - Bài 8: Trọng lực - Đơn vị lực (Tiếp)

Giáo án Vật lý lớp 6 - Tiết 8 - Bài 8: Trọng lực - Đơn vị lực (Tiếp)

 1. Kiến thức: Trả lời được câu hỏi trọng lực hay trọng lượng của một vật là gì ?

- Nêu được phương và chiều của trọng lực, nắm được đơn vị đo cường độ lực là Niu tơn. Trả lời được câu hỏi đơn vị đo cường độ lực là gì ?

 2. Kỹ năng: Sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng.

 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

 II. CHUẨN BỊ.

1. GV: Chuẩn bị một bộ đồ dùng như của hs.

2. HS: Mỗi nhóm: 1 giá treo, 1 lò xo, 1 quả nặng 100g có móc treo, 1 dây dọi, 1 khay nước, 1 ê ke.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 882Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 6 - Tiết 8 - Bài 8: Trọng lực - Đơn vị lực (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 
S: /10/2010
G: /10/2010
Bài 8 TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC
 I. MỤC TIÊU.
 	1. Kiến thức: Trả lời được câu hỏi trọng lực hay trọng lượng của một vật là gì ? 
- Nêu được phương và chiều của trọng lực, nắm được đơn vị đo cường độ lực là Niu tơn. Trả lời được câu hỏi đơn vị đo cường độ lực là gì ? 
 	2. Kỹ năng: Sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng.
 	3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
 II. CHUẨN BỊ.
GV: Chuẩn bị một bộ đồ dùng như của hs. 
HS: Mỗi nhóm: 1 giá treo, 1 lò xo, 1 quả nặng 100g có móc treo, 1 dây dọi, 1 khay nước, 1 ê ke.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
	1. Ổn định tổ chức: 
 	2. Kiểm tra bài cũ.(5p)
HS1- Bài tập 7.2. HS2- Bài tập 7.3.
 	3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIAO VIÊN – HOC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (2p)
GV: Yêu cầu đọc mẫu đối thoại ở đầu bài.
- Qua thắc mắc của người con và giải đáp của người bố, ta thấy trái đất hút tất cả mọi vật. Để khẳng định câu nói trên ta tiến hành làm thí nghiệm. 
Hoạt động 2. Phát hiện sự tồn tại của trọng lực. (15p)
HS: Quan sát hình vẽ trong SGK, nhận đồ dùng, tiến hành thí nghiệm, trả lời câu hỏi C1. Hoạt động nhóm.
GV: Hướng dẫn hs quan sát thấy lò so dãn ra, nhóm hs thảo luận theo nhóm đưa ra trả lời từng ý. 
GV: Thao tác cầm viên trên cao, rồi đột nhiên buông tay ra. ? Điều gì chứng tỏ có lực tác dụng lên viên phấn.
- Lực đó có phương và chiều như thế nào 
HS: Sau đó hoạt động nhóm hoàn thiện câu C2, C3. Các nhóm khác nhận xét chéo
GV: Hướng dẫn và chốt lại câu trả lời của học sinh và chỉnh sửa và gọi học sinh đọc cả câu
rút ra kết luận.
điền vào chỗ trống C3. 
HS: Đọc phần kết luận.
GV: Trái đất tác dụng lên các vật một lực như thế nào? gọi là lực gì? người ta thường gọi trọng lượng là gì?
HS: Cá nhân đứng tại chỗ trả lời.
Hoạt động 3. Phương chiều của trọng lực (7p)
GV: Yêu cầu lắp thí nghiệm như H 8.2 và xác định phương của dây dọi.
HS: Trả lời C4, hoàn thành kết luận.
GV: Gọi 3 đến 4 học sinh trả lời.
Hoạt động 3. Tìm hiểu đơn vị lực. (4p)
- Thông báo đơn vị của lực
- Giúp học sinh ghi nhớ.
+ Độ lớn của lực gọi là cường độ lực.
Kết luận vật 100g là 1N. Tránh ghi 100g = 1 N
Hoạt động 4: Củng cố, vận dụng. (9p)
GV:Yêu cầu trả lời các câu hỏi:
+ Trọng lực là gì?
+ Phương và chiều của trọng lực?
+ Trọng lực còn gọi là gì?
+ Đơn vị trọng lực là gì?
.HS:Làm thí nghiệm và trả lời C6
GV: Chốt lại kết quả
I.TRỌNG LỰC LÀ GÌ.
1. Thí nghiệm
a. Treo một vật nặng vào một lò so, thấy lò xo bị dãn ra
C1. Lò xo tác dụng lực kéo của qủa nặng. Lực đó có phương dọc theo phương lò xo có chiều từ dưới lên.
- Quả nặng đứng yên do đó một lực nữa tác dụng vào quả nặng hướng xuống dưới bằng với lực của lò xo đó là lực hút.
 C2. Có một lực tác dụng lên viên phấn biến đối chuyển động ( lực hút )
- Lực đó có phương thẳng đứng có chiều từ trên xuống dưới.
 C3. 
(1) - Cân bằng
(2) – Trái đất
(3) – Biến đổi
(4) – Lực hút
(5) – Trái đất.
 2. Kết luận.
(SGK - 28) 
II. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA TRỌNG LỰC.
1. Phương và chiều của trọng lực.
- Phương của dây dọi là phương thẳng đứng.
C4.
a. (1) - Cân bằng.
 (2) – Dây dọi.
 (3) – Thẳng đứng.
b. (4) – Từ trên xuống dưới.
2. Kết luận.
C5. Trọng lực có phương thẳng đứng có chiều từ trên xuống dưới.
III. ĐƠN VỊ LỰC.
- Đơn vị của lực là Niu tơn ( kí hiệu là N ) p = 1 N.
- 100g là 1 N, 1kg là 10N
IV. VẬN DUNG.
C6. Phương thẳng đứng và mặt nằm ngang vuông góc với nhau.
4. Hướng dẫn về nhà.(3p)
+ Trả lời lại các câu hỏi C1,..,C5. Học phần ghi nhớ.
+ Bài tập về nhà 8.1,...,8.4 SBT. Bài tập 8.1 Vận dụng kiến thức lực, trọng lực, lực hút Trái đất, lực cân bằng, kết quả tác dụng lực. 
Bài tập 8.4 về nhà thực hành sau đó giờ sau báo cáo cách làm vào tờ giấy 15p. 

Tài liệu đính kèm:

  • docvat li 6(13).doc