Giáo án Vật lý lớp 6 - Bài 01 đến bài 29

Giáo án Vật lý lớp 6 - Bài 01 đến bài 29

. Đơn vị đo độ dài

 * Đơn vị đo độ dài thường dùng ở Việt Nam là mét (m).

 * Các đơn vị khác thường dùng:

 - Kilômét (km) : 1km = 1000m.

 - Đềximét (dm) : 1dm = m = 0,1m.

 - Centimét (cm) : 1cm = m = 0,01m.

 - Milimét (mm) : 1mm = m = 0,001m.

 2. Giới hạn đo - Độ chia nhỏ nhất

 * Giới hạn đo (GHĐ): độ dài lớn nhất ghi trên thước (ở cuối thước).

 * Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN): độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

 3. Cách đo

 

doc 115 trang Người đăng levilevi Lượt xem 871Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 6 - Bài 01 đến bài 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: CƠ HỌC 
BÀI 1: ĐO ĐỘ DÀI
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
	1. Đơn vị đo độ dài
	* Đơn vị đo độ dài thường dùng ở Việt Nam là mét (m).
	* Các đơn vị khác thường dùng:
	- Kilômét (km) : 1km = 1000m.
	- Đềximét (dm) : 1dm = m = 0,1m.
	- Centimét (cm) : 1cm = m = 0,01m.
	- Milimét (mm) : 1mm = m = 0,001m.
	2. Giới hạn đo - Độ chia nhỏ nhất
	* Giới hạn đo (GHĐ): độ dài lớn nhất ghi trên thước (ở cuối thước).
	* Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN): độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
	3. Cách đo
	* Ước lượng độ dài cần đo chọn thước đo thích hợp.
	* Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch 0 ngang với đầu của vật.
	* Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu cuối của vật để đọc kết quả đo.
	* Đọc giá trị, ghi kết quả tới ĐCNN của thước đo có đơn vị liền theo. Khi mép cuối của vật không trùng với vạch chia thì ghi giá trị của vạch gần nhất.
B. HƯỚNG DẪN XỬ LÍ VÀ VẬN DỤNG THÔNG TIN
	Câu 1: Tìm từ thích hợp điền vào các chỗ trống sau:
	1m = (1) dm; 	1m = (2) cm.
	1cm = (3) mm; 	1km = (4) m.
Hướng dẫn
	(1) 1m = 10dm; 	(2) 1m = 100cm;
	(3) 1cm = 10mm; 	(4) 1km = 1000m.
	Câu 2: Hãy ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em đúng không?
Hướng dẫn
	Ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn bằng 6 gang tay (một gang tay của em khoảng 16cm), sau đó em dùng tước có chia khoảng để kiểm tra lại ước lượng của em khi dùng gang tay là 96cm.
	Câu 3: Hãy ước lượng xem độ dài của gang tay em là bao nhiêu cm. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em có đúng không?
Hướng dẫn
	Ước lượng gang tay của em khoảng 15cm, em dùng thước có chia khoảng kiểm tra gang tay của em là 16cm.
	Câu 4: Hãy quan sát hình dưới và cho biết thợ mộc, học sinh, người bán vải đang dùng thước nào trong những thước sau đây: thước kẻ, thước dây (thước cuộn), thước mét (thước thẳng)?
(Vẽ hình trang 6)
Hướng dẫn
	- Thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn).
	- Học sinh dùng thước kẻ.
	- Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng).
	Câu 5: Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của một thước đo mà em có.
Hướng dẫn
	- ĐCNN thước em dùng là 1mm.
	- GHĐ thước em dùng khoảng 20cm hoặc 30cm.
	Câu 6: Có 3 thước đo sau đây:
	- Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
	- Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
	- Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.
	Hỏi dùng thước nào để đo:
	a) Chiều rộng của cuốn sách Vật lí 6?
	b) Chiều dài của cuốn sách Vật lí 6?
	c) Chiều dài của bản học?
Hướng dẫn
	a) Em nên dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm để đo chiều rộng của cuốn Vật lí 6.
	b) Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm để đo chiều dài cuốn sách 
	Vật lí 6.
	c) Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm để đo độ dài của bàn học.
	Câu 7: Thợ may thường dùng thước nào để đo chiều dài của mảnh vải, các số đo cơ thể của khách hàng?
Hướng dẫn
	Thợ may thường dùng thước thẳng có GHĐ 1m hoặc 0,5m để đo chiều dài mảnh vải và dùng thước dây để đo các số đo cơ thể của khách hàng.
C. HƯỚNG DẪN GIẢI TRONG SÁCH BÀI TẬP
	1. Cho thước mét trong hình vẽ dưới đây:
(vẽ hình)
	Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là:
	A. 1m và 1mm 	 B. 10dm và 0,5cm
	C. 100cm và 1cm 	D. 100cm và 0,2cm
Hướng dẫn
	Câu B là câu trả lời đúng (10dm và 0,5cm).
	2. Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài sân 
 trường em?
	A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
	B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
	C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
	D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
Hướng dẫn
	Câu B là câu trả lời đúng nhất (có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm).
	3. Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của các thước trong hình dưới:
	a) (vẽ hình)
	b) (vẽ hình)
Hướng dẫn
	a) GHĐ là 10cm và ĐCNN là 0,5cm.
	b) GHĐ là 10cm và ĐCNN là 1mm.
	4. Hãy chọn thước đo thích hợp để đo các độ dài ghi trong bảng và giải thích 
 sự lựa chọn của em.
Thước đo độ dai
Độ dài cần đo
1. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và 
 ĐCNN 1cm
2. Thước dây có GHĐ 1m và 
 ĐCNN 0,5cm 
3. Thước kẻ có GHĐ 20cm và 
 ĐCNN 1mm 
A. Bề dày cuốn Vật lí 6
B. Chiều dài lớp học của em
C. Chu vi miệng cốc
Hướng dẫn
	- Chọn thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm để đo chiều dài lớp học của em, vì độ dài của lớp học tương đối lớn, khoảng vài mét nên dùng thước có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài lớp học với số lần đo ít nhất.
	- Chọn thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm để đo chu vi miệng cốc, vì chu vi miệng cốc là độ dài cong nên chọn thước dây để đo sẽ chính xác hơn.
	- Chọn thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm để đo bề dày cuốn Vật lí 6, vì bề dày của cuốn sách nhỏ, nên dùng thước có ĐCNN càng nhỏ thì việc đo và kết quả đo sẽ càng dễ và chính xác hơn.
	5. Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản 
 xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy?
Hướng dẫn
	Những loại thước đo độ dài mà em biết: thước dây, thước thẳng, thước cuộn, thước kẻ, thước kẹp, thước nửa mét, Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau vì có thể chọn thước phù hợp với độ dài thực tế cần đo.
	Ví dụ: Thước dây để đo dộ dài cong, vòng bụng cơ thể; thước cuộn để đo những độ dài lớn; thước thẳng, ngắn để đo những độ dài nhỏ và thẳng
	6. Hãy tìm cách đo độ dài sân trường em bằng một dụng cụ mà em có. Hãy mô tả thước đo, trình bày cách đo và tính giá trị trung bình của các kết quả đo trong tổ của em.
Hướng dẫn
	Dụng cụ mà em có là thước cuộn để đo độ dài sân trường. Thước cuộn có GHĐ là 5m và ĐCNN là 1cm. Cách đo và tính giá trị trung bình của các kết quả đo trong tổ của em được thực hành trên lớp.
D. BÀI TẬP LÀM THÊM
	1. GHĐ và ĐCNN của hình vẽ ở hình là:
 (vẽ hình)
	A. 50cm và 0,1cm 	B. 5dm và 1mm.
	C. 0,5m và 1cm 	D. 50cm và 10cm.
	Hãy trả lời câu nào là đúng.
Hướng dẫn
	Câu C là câu trả lời đúng.
	2. Trong các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chu vi đường tròn, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài súc vải?
	A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
	B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
	C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
	D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
Hướng dẫn
	Thước thích hợp nhất để đo chu vi đường tròn là thước dây (câu C).
	Thước thích hợp để đo chiều dài súc vải là thước thẳng (câu D).
BÀI 2: ĐO ĐỘ DÀI (tiếp theo)
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT (xem bài 1)
B. HƯỚNG DẪN XỬ LÍ VÀ VẬN DỤNG THÔNG TIN
	Câu 1: Em hãy cho biết độ dai ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu?
Hướng dẫn
	Tuỳ vào chiều dài của vật mà em ước lượng để đo độ dài của vật cho dễ dàng và chính xác.
	Câu 2: Em đã chọn dụng cụ đo nào? Tại sao?
Hướng dẫn
	Dựa vào kích thước ước chừng và hình dạng của từng vật mà chọn dụng cụ đo thích hợp.
	Câu 3: Em đặt thước đo như thế nào?
Hướng dẫn
	- Đặt mép thước song song và vừa với vật cần đo.
	- Đặt vạch số 0 của thước trùng với một đầu của vật cần đo.
	Câu 4: Em đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo?
Hướng dẫn
	Đặt mắt nhìn thẳng theo hướng vuông góc với cạnh thước.
	Câu 5: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc kết quả đo như thế nào?
Hướng dẫn
	Khi đầu cuối vật không ngang bằng với vạch chia của thước đo thì đọc giá trị của gạch gần nhất.
	Câu 6: Hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
	Khi đo độ dài cần:
	a) Ước lượng (1)    cần đo.
	b) Chọn thước có (2)    và có (3)  thích 
 hợp.
	c) Đặt thước (4)    độ dài cần đo sao 
 cho một đầu của vật (5)   vạch (vẽ hình)
 số 0 của thước.
	d) Đặt mắt nhìn theo hướng (6) ..   với 
 cạnh thước ở đầu kia của vật.
	e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia
 (7)..   với đầu kia của vật
Hướng dẫn
	a) Ước lượng độ dài cần đo.
	b) Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
	c) Đặt thước dọc	 theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
	d) Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật
	e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
	Câu 7: Trong các hình sau đây, hình nào vẽ cách đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì.
	a) Không đặt bút dọc theo
	 chiều bút chì. a) (hình)
	b) Đặt thước dọc theo chiều dài 
 bút chì, nhưng một dầu không b) (hình) 
 ngang bằng với vạch số 0.
	c) Đặt thước dọc theo chiều dài 
 bút chì, vạch số 0 ngang bằng c) (hình)
 với một đầu của bút chì.
Hướng dẫn
	Chọn hình (c) vì vị trí đặt thước đúng cách để đo chiều dài của bút chì.
	Câu 8: Trong các hình sau đây, hình nào vẽ vị trí đặt mắt đúng để đọc kết quả đo?
	a) Đặt mắt nhìn theo hướng
 xiên sang phải. a) (hình)
	b) Đặt mắt nhìn theo hướng 
 xiên sang phải. b) (hình)
	c) Đặt mắt nhìn theo hướng
 vuông góc với cạnh thước c) (hình)
 tại đầu của vật.
Hướng dẫn
	Chọn hình c) vì đặt thước đúng và vị trí đặt mắt đúng để đọc kết quả
	Câu 9: Quan sát kĩ hình bên và ghi kết quả đo tương ứng.
	a) = (1)  a) (hình)
	b) = (2)  b) (hình)
	c) = (3)  c) (hình)
Hướng dẫn
	a) (1): 7cm
	b) (2): gần bằng 7cm (độ chừng 6,8cm).
	c) (3): dài hơn 7cm (độ chừng 7,4cm)
	Câu 10: Kinh nghiệm cho thấy độ dài của sải tay một người thường gần bằng chiều cao của người đó; độ dài vòng nắm tay thường gần bằng chiều dài của bàn chân người đó. Hãy kiểm tra lại xem có đúng không?
Hướng dẫn
	Học sinh tự đo để kiểm tra.
C. HƯỚNG DẪN GIẢI TRONG SÁCH BÀI TẬP
	1. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đo chiều dài lớp học. 
 Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?
	A. 5m B. 50 ...  Hình dưới vẽ đường biểu diễn
	sự thay đổi nhiệt độ của nước 
	theo thời gian đun. Hỏi:
	A. Nước ở thể nào trong khoảng
	thời gian từ phút 0 đến phút
	thứ 5; từ phút thứ 10 đến phút
	thứ 25? (vẽ hình)
	B. Nước ở thể nào trong khoảng
	thời gian từ phút thứ 5 đến phút
	thứ 10; từ phút thứ 25 đến phút
	thứ 30?
	C. Các quá trình nóng chảy, bay
	hơi, sôi diễn ra trong khoảng
	thời gian nào?
Hướng dẫn
	A. - Từ phút 0 đến phút thứ 5: rắn.
	- Từ phút thứ 10 đến phút thứ 25: lỏng và hơi.
	B. - Từ phút thứ 5 đến phút thứ 10: rắn, lỏng và hơi.
	- Từ phút thứ 25 đến phút thứ 30: lỏng và hơi.
	C. - Nóng chảy: từ phút thứ 5 đến phút thứ 10.
	- Bay hơi: từ phút thứ 5 đến phút thứ 30.
	- Sôi: từ phút thứ 25 đến phút thứ 30.
	6. Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của chất lỏng khi được đun nóng.
Thời gian (phút)
0
2
4
6
8
10
12
14
16
Nhiệt độ ()
20
30
40
50
60
70
80
80
80
	A. Có hiện tượng gì xảy ra đối với chất lỏng này từ phút thứ 12 đến phút thứ 16? 
	B. Chất lỏng này có phải là nước không?
Hướng dẫn
	A. Nhiệt độ không thay đổi mặc dù vẫn đun: chất lỏng sôi.
	B. Chất lỏng này không phải là nước, chất lỏng là rượu.
	7. Bảng dưới đây ghi nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của một số chất được xếp theo thứ tự vần chữ cái.
	A. Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất, thấp nhất?
	B. Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, thấp nhất?
	C. Ở phòng có nhiệt độ thì chất nào trong những chất kể trên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí?
Chất
Nhiệt độ nóng chảy
Nhiệt độ sôi
Chì
Nước
Oxy
Rượu
Thuỷ ngân
Hướng dẫn
	A. Chât có nhiệt độ sôi cao nhất là chì.
	 Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là oxy.
	B. Chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là chì.
	 Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là oxy.	
	C. Chất ở thể rắn: chì.
	 Chất ở thể ỏng và hơi: nước, rượu, thuỷ ngân.
	 Chất ở thể khí: oxy.
	. Đun nước tới khi nước reo, ta thấy các bọt khí nổi lên từ đáy cốc thí nghiệm, nhưng chúng lại nhỏ dần và có thể biến mất trước khi tới mặt nước. Hãy giải thích tại sao?
Hướng dẫn
	Khi đó mới chỉ có nước nóng, nước ở trên chưa nóng. Do đó các bọt khí càng nổi lên thì không khí và hơi nước ở bên trong càng co lại (do nhiệt độ giảm), một phần hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước. Chính vig thế mà cácbọt khí nhỏ dần và có thể biến mất trước khi lên mặt nước.
BÀI 29: TỔNG KẾT CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC
I. ÔN TẬP
	1. Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm?
Hướng dẫn
	Thể tích chất lỏng tăng khi nhiệt độ tăng
	Thể tích chất lỏng giảm khi nhiệt độ giảm.
	2. Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất?
Hướng dẫn
	Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất.
	Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
	3. Tìm một thí dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn trở có thể gây ra những lực rất lớn?
Hướng dẫn
	Ở câu (câu 1 bài 21). Khi nóng lên thanh thép nở dài ra làm chốt ngang bị gãy.
	4. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống.
Hướng dẫn
	Khi nhiệt độ thay đỏi thì thể tích chất lỏng trong nhiệt kế thay đổi theo.
	+ Nhiệt kế rượu: đo nhiệt độ không khí.
	+ Nhiệt kế y tế: đo nhiệt độ của người hay gia súc (khi bị sốt).
	+ Nhiệt kế thuỷ ngân: để đo nhiệt độ sôi của nước hoặc những vật có nhiệt độ cao hơn (GHĐ của nhiệt kế thuỷ ngân là: ).
	5. Điền vào đường chấm chấm trong sơ đồ tên gọi của sự chuyển thể ứng với các chiều mũi tên.
(vẽ hình)
Hướng dẫn
(vẽ hình)
	6. Mỗi chất có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không? Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ gì?
Hướng dẫn
	- 	Các chất khác nhau đều nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định cho mỗi chất.
	- Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) của mỗi chất.
	7. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi ta vẫn tiếp tục đun?
Hướng dẫn
	Thí nghiệm cho thấy dù ta tiếp tục đun trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của chất rắn không tăng (ngoại trừ thuỷ tinh và hắc ín).
	8. Chất lỏng có bay hơi ở một nhiệt độ xác định không? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Hướng dẫn
	- Các chất lỏng đều bay hơi ở mọi nhiệt độ.
	- Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng của chất lỏng.
	9. Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì?
Hướng dẫn
	Ở nhiệt độ sôi nhiệt độ của chất lỏng không tăng, ở nhiệt độ sôi thì sự bay hơi xảy ra, tạo ra các bọt khí và trên mặt thoáng chất lỏng.
II. HƯỚNG DẪN XỬ LÍ VÀ VẬN DỤNG THÔNG TIN
	1. Trong các cách sắp xếp dưới đây cho các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào đúng?
	A. Rắn - lỏng - khí 	B. Lỏng - rắn - khí 
	C. Rắn - khí - lỏng	D. Lỏng - khí - rắn.
Hướng dẫn
	Chọn câu A. Rắn - lỏng - khí .
	2. Nhiệt kế nào trong các nhiệt kế sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi?
	A. Nhiệt kế rượu.
	B. Nhiệt kế y tế.
	C. Nhiệt kế thuỷ ngân.
	D. Cả ba loại trên đều không dùng được.
Hướng dẫn
	Chọn C. Nhiệt kế thuỷ ngân.
	3. Tại sao trên đường ống dẫn hơi phải
	có những đoạn được uốn cong. Hãy
	ve õ lại hình của đoạn ống này khi (vẽ hình)
	ống nóng lên, lạnh đi.
Hướng dẫn
	- Cần có chỗ uốn cong trên đường ống dẫn hơi để khi nhiệt độ tăng ống nở ra, nếu không thì khi hai đầu ống chạm nhau sẽ tạo lực lớn làm gãy đường ống.
	- Khi lạnh đi ống co lại nên hai đầu ỗnga nhau hơn.
	- Vẽ lại đoạn ống;
(vẽ hình)
	4. Hãy sử dụng số liệu trong bảng để trả lời các câu hỏi sau đây:
Chất 
Nhiệt độ nóng chảy
Nhôm
660
Nước đá
0
Rượu
- 117 
Sắt
1535
Đồng
1083
Thuỷ ngân
- 39 
Muối ăn
801
	a) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
	b) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
	c) Tại sao có thể dùng nhiệt kế rượu để đo 
	những nhiệt độ thấp tới . Có thể dùng
	nhiệt kế thuỷ ngân để đo những nhiệt độ này
	không? Tại sao?
	d) Hình bên vẽ một thang nhiệt độ từ 
	đến . Hãy:
	- Dùng nút màu đánh dấu vào vị trí trên thang (vẽ hình)
	có ghi nhiệt độ ứng với nhiệt độ trong lớp 
	em.
	- Đánh dấu nhiệt độ nóng chảy và ghi tên chất
	có trong bảng vào thang nhiệt độ, (thí dụ, 
	nước được ghi ở vạch ứng với của thang
	hình bên).
	- Ở nhiệt độ của lớp học, các chất nào trong ở 
	thể rắn, thể lỏng?
	- Ở nhiệt độ của lớp học, có thể có hơi của chất (vẽ hình)
	 nào trong các hơi sau đây:	
	+ Hơi nước?
	+ Hơi đồng?
	+ Hơi thuỷ ngân?
	+ Hơi sắt?
 Hướng dẫn
	Nhìn vào ở bảng trên để trả lời:
	a) Sắt (nóng chảy ở )
	b) Rượu (nóng chảy ở )
	c) Nên dùng nhiệt kế rượu có nhiệt
	độ đông đặc thấp , không
	dùng nhiệt kế thuỷ ngân vì thuỷ 
	ngân đông đặc ở (cao hơn 
	nhiệt độ cần đo.
	d) Ghi vào thang nhiệt độ, nhiệt độ (vẽ hình)
	nóng chảy của các chất.
	- Xem nhiệt kế rượu để trả lời nhiệt
	độ lớp em. Ở nhiệt độ này, các 
	chất ở bảng trên, ở thể rắn là: 
	 nhôm, muối, đồng, sắt. Các chất ở
	 thể lỏng là: nước, rượu, thuỷ ngân.
	- Ở nhiệt độ phòng học của em hôm
	nay trong không khí có thể có hơi 
	nước.
	5. An và Bình cùng luộc khoai. Khi nồi khoai bắt đầu sôi, Bình bảo An nên rút bớt củi ra, chỉ để ngọn lửa nhỏ, đủ cho nồi khoai tiếp tục sôi. An lại nói, phải tiếp tục chất thêm củi nữa, để ngọn lửa cháy thật to, vì An cho rằng, càng đun cho lửa to, thì nước luộc khoai càng nóng, như vậy khoai càng mau chín. Ý kiến nào đúng? Tại sao?
Hướng dẫn
	Bình đúng, An sai vì khi nước sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi (), dù có cho thêm củi nhiệt độ của nước không thay tăng.
	6. Hình dưới đây vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước. Hỏi:
	a) Các đoạn BC, DE ứng với quá trình nào?
	b) Trong các đoạn AB, CD nước tồn tại ở những thể nào?
(vẽ hình)
Hướng dẫn
	a) Đoạn BC: ứng với quá trình nước đá đang tan ().
 DE: ứng với quá trình nước đang sôi ().
	b) Đoạn AB: ứng với quá trình nước tồn tại ở thể rắn.
	 CD: ứng với quá trình nước tồn tại ở thể lỏng.
III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
	1. Thể tích của các chất lỏng thay đổi thế nào khi nhiệt độ tăng? Khi nhiệt độ giảm? Hãy chọn câu nào đúng, câu nào sai?
	A. Thể tích giảm khi nhiệt độ tăng.
	B. Thể tích tăng khi nhiệt độ giảm.
	C. Thể tích tăng khi nhiệt độ tăng.
	D. Thể tích giảm khi nhiệt độ giảm.
Hướng dẫn
	A. Sai B. Sai C. Đúng D. Đúng.
	2. Bảng dưới đây ghi độ tăng thể tích của (1lít) một số chất khi nhiệt độ của nó tăng thêm . Trong các chất khí, lỏng, rắn, chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất?
	A. Chất lỏng.
	B. Chất khí.
	C. Chất rắn.
	D. Cả ba chất nở vì nhiệt như nhau.
Chất khí
Chất lỏng
Chất rắn
Không khí: 
Rượu: 
Nhôm: 
Hơi nước: 
Dầu hoả: 
Đồng: 
Khí oxy: 
Thuỷ ngân: 
Sắt: 
Hướng dẫn
	Chất nở vì nhiệt nhiều nhất là chất khí. Câu B là câu trả lời đúng.
	3. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
	A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là 
	B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là 
	C. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là 
	D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là 
Hướng dẫn
	A. sự nóng chảy	B. sự bay hơi
	C. sự ngưng tụ	D. sự đông đặc.

Tài liệu đính kèm:

  • docvat li lop 6 chuan.doc