Giáo án Vật lý 6 - Tiết 14 - Bài 14: Mặt phẳng nghiêng

Giáo án Vật lý 6 - Tiết 14 - Bài 14: Mặt phẳng nghiêng

. Kiến thức: Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo và dổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.

 2. Kĩ năng: Sử dụng mặt phẳng nghiêng phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của chúng.

 3. Thái độ : Có tinh thần hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức suy nghĩ và bảo vệ những việc làm đúng đắn.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

 Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm

C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 1. Giáo viên: Bảng kết quả thí nghiệm. Tranh vẽ phóng to hình 14.1, 14.2 SGK.

 Một bộ dụng cụ TN như của nhóm

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 6 - Tiết 14 - Bài 14: Mặt phẳng nghiêng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT14 
Ngày soạn: 
BÀI 14: MẶT PHẲNG NGHIÊNG
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo và dổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. 
 2. Kĩ năng: Sử dụng mặt phẳng nghiêng phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của chúng.
 3. Thái độ : Có tinh thần hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức suy nghĩ và bảo vệ những việc làm đúng đắn. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1. Giáo viên: Bảng kết quả thí nghiệm. Tranh vẽ phóng to hình 14.1, 14.2 SGK. 
 Một bộ dụng cụ TN như của nhóm
 2. Học sinh : Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
- 1 lực kế có GHĐ 2,5N – 5N.
- 1 khối trụ kim loại có trục quay ở giữa, nặng 2N
- 1 mặt phẳng nghiêng có đánh dấu sẵn độ cao (có thể thay đổi độ cao và độ dài mặt phẳng nghiêng).
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định tổ chức:
 + Ổn định lớp:
 + Kiểm tra sĩ số: 
 II. Kiểm tra bài cũ: 
HS1: Khi keùo vaät leân theo phöông thaúng ñöùng löïc keùo vaät leân nhö theá naøo vôùi troïng löôïng cuûa vaät? Trình bày những hiểu biết của em về máy cơ đơn giản?
HS2: Nêu những khó khăn trong cách kéo vật lên theo phương thẳng đứng?
 III. Nội dung bài mới:
 1. Đặt vấn đề: 
GV: Treo tranh vẽ hình 14.1 bên cạnh hình 13.2 và nêu câu hỏi:
 + Những người trong hình 14.1 đang làm gì? (Bạt bờ mương để kéo vật lên)
 + Hãy tìm hiểu xem những người trong hình vẽ 14.1 đã khắc phục được những khó khăn trong cách kéo trực tiếp theo phương thẳng đứng ở hình 13.2 như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Ghi tóm tắt câu trả lời lên bảng
Hình 13.2
Hình 14.1
+ Tư thế đứng dễ ngã
+ Cần lực lớn (cần nhiều người)
+ Tư thế đứng chắc chắn hơn
+ Cần lực bé hơn (Cần ít người hơn)
GV: Dùng mặt phẳng nghiêng có thể làm giảm lực kéo vật lên hay không?
 2. Triển khai bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: 	Nắm vấn đề cần nghiên cứu
GV: Gọi 2 HS đọc to phần đặt vấn đề SGK
HS: Đọc theo yêu cầu
GV: Yêu cầu HS ghi vào vở phần đặt vấn đề
HS: Ghi vở
Đặt vấn đề
 Dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng có thể làm giảm lực kéo vật lên hay không?
 Muốn làm giảm lực kéo vật thì phải tăng hay giảm độ nghiêng của tấm ván?
HOẠT ĐỘNG 2: Học sinh làm thí nghiệm thu thập số liệu
GV: Chia nhóm
 + Giới thiệu dụng cụ và hướng dẫn cách lắp ráp TN
 + Vừa hỏi HS vừa hướng dẫn cách đo đồng thời ghi tóm tắt các bước làm TN lên bảng:
 B1: Đo trọng lượng P = F1 của vật 
 B2: Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng lớn). 
(Lưu ý cách cầm lực kế song song với mặt phẳng nghiêng, cách đọc số chỉ của lực kế)
 B3: Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng vừa). 
(Hướng dẫn các nhóm cùng tìm cách làm giảm độ nghiêng của tấm ván)
 B4: Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng nhỏ).
 + Phát dụng cụ và phiếu học tập cho nhóm
 + Quy định thời gian: 8 phút 
HS: Hoạt động nhóm
 + Theo dõi hướng dẫn của GV
 + Phân công trong nhóm (thư kí)
 + Bố trí TN
 + Tiến hành TN
 + Quan sát và ghi lại kết quả TN
GV: Hướng dẫn
 Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn
GV: Treo bảng phụ
 Yêu cầu nhóm nào làm xong thì lên ghi kết quả của nhóm mình vào bảng
HS: Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả
 Cử đại diện đứng tại chỗ trả lời C2 
Thí nghiệm
Chuẩn bị
Tiến hành đo
B1: Đo trọng lượng P = F1 của vật. B2: Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng lớn).
 B3: Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng vừa). 
B4: Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng nhỏ). 
HOẠT ĐỘNG 3: Rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm
GV: Yêu cầu HS dựa vào bảng kết quả TN của toàn lớp (các nhóm) để trả lời 2 câu hỏi đầu bài
HS: Quan sát bảng kết quả và trả lời câu hỏi đầu bài
GV: Gọi 2 HS đọc câu trả lời
 HS khác nhận xét và bổ sung câu trả lời
HS: Thực hiện theo hướng dẫn
GV: Chốt câu trả lời đúng
GV: Hướng dẫn HS rút ra kết luận nếu HS gặp khó khăn:
 + So sánh lực kéo vật với trọng lượng vật và rút ra kết luận
 + So sánh lực kéo vật F2 ở những độ nghiêng khác nhau và rút ra kết luận
Rút ra kết luận
Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Mặt phẳng cacngs nghiêng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng nghiêng đó càng nhỏ
HOẠT ĐỘNG 4:	 Vận dụng
GV: Hãy nêu hai ví dụ về sử dụng MPN trong thực tế ?
HS: Nêu ví dụ
GV: Nhận xét và bổ sung ví dụ (nếu cần)
GV: Tại sao khi đi lên dốc càng mai mải càng dễ đi hơn ? 
HS: Vì độ nghiêng giảm
HS: Cá nhân trả lời C5
 Giải thích câu trả lời
GV: Hướng dẫn 
Vận dụng
 C3: 
Dùng tấm ván để đưa thùng dầu lên cao Dùng tấm ván để đưa xe máy lên nền nhà 
 C4:
Dốc càng thoai thoải tức là độ nghiêng càng ít thì lực nâng người khi đi càng nhỏ 
 C5: 
 F < 500N, vì khi dùng tấm ván dài hơn thì độ nghiêng của tấm ván sẽ giảm
 IV. Củng cố: Gọi 1 HS đọc to ghi nhớ
GV: Trong TN ở trên có thể làm cho mặt phẳng nghiêng ít dốc hơn bằng những cách nào? (Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng, kê một đầu mặt phẳng nghiêng càng thấp)
 V. Dặn dò : Học bài cũ. Làm bài tập SBT
	Nghiên cứu bài mới: ĐÒN BẨY
 PHIẾU HỌC TẬP NHÓM
Lần đo
Mặt phẳng nghiêng
Trọng lượng
của vật: P = F1
Cường độ của
lực kéo vật F2
Lần1
Độ nghiêng lớn
 F1 = .. N
F2 =  N
Lần2
Độ nghiêng vừa
F2 =  N
Lần3
Độ nghiêng nhỏ
F2 =  N

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 14.doc