Để cương ôn tập học kỳ II - Môn sinh học 6 năm học 2010-2011

Để cương ôn tập học kỳ II - Môn sinh học 6 năm học 2010-2011

Câu 1: Em có nhận xét gì về tảo nói chung ? Kể tên vài loại tảo nước ngọt và nước mặn ?

 Tảo là những cơ thể thực vật bậc thấp mà cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản, có màu sắc khác nhau nhưng luôn có chất diệp lục. Hầu hết tảo sống ở nước.

Tảo đơn bào: tảo tiểu cầu, tảo silic,

Tảo đa bào: tảo vòng, rau câu,

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 930Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Để cương ôn tập học kỳ II - Môn sinh học 6 năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỂ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II - MÔN SINH HỌC 6 2010-2011
Câu 1: Em có nhận xét gì về tảo nói chung ? Kể tên vài loại tảo nước ngọt và nước mặn ? 
	Tảo là những cơ thể thực vật bậc thấp mà cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản, có màu sắc khác nhau nhưng luôn có chất diệp lục. Hầu hết tảo sống ở nước.
Tảo đơn bào: tảo tiểu cầu, tảo silic, 
Tảo đa bào: tảo vòng, rau câu, 
Câu 2: Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản các nghành thực vật.
Các ngành thực vật
Cơ quan sinh dưỡng
Cơ quan sinh sản
Rêu
-Rễ giả
-Thân chưa phân nhánh, chưa có mạch dẫn
-Cơ quan SS là túi bào tử, sinh sản bằng bào tử
-Bào tử gặp đất ẩm nảy mầm thành cây rêu con
Quyết – Dương xỉ
-Rễ thật
-Đã có mạch dẫn
-Cơ quan SS là túi bào tử, sinh sản bằng bào tử
-Bào tử nẩy mầm thành nguyên tản thụ tinh phát triển thành cây dương xỉ con.
Hạt trần – Cây thông
-Rễ to, khỏe, đâm sâu xuống đất.
-Thân gỗ, có mạch dẫn
*Cơ quan sinh sản là nón:
Nón đực:+Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm.
 +Vảy(nhị): mang 2 túi phấn chứa các hạt phấn.
Nón cái: + Lớn, mọc riêng 
 + Vảy(lá noãn): mang 2 noãn.
 *Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở (hạt trần), chưa có hoa và quả.
Hạt kín
-Rễ: rễ cọc, rễ chùm
-Thân: thân gỗ, thân cỏ, thân leo... Trong thân có mạch dẫn phát triển
-Lá: đơn, kép.
-Cơ quan SS có hoa, quả, hạt với nhiều dạng khác nhau.
-Hạt nằm trong quả( trước đó có noãn nằm trong bầu) được bảo vệ tốt hơn.
Câu 3: Đặc điểm chung của thực vật hạt kín? 
	Hạt kín là nhóm thực vật có hoa. Chúng có một số đặc điểm chung như sau:
- Cơ quan sinh dưỡng: Phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép), trong thân có mạch dẫn hoàn thiện.
- Cơ quan sinh sản: Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả ( trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ơu thế của cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau. 
- Môi trường sống đa dạng. Đây là nhóm thực vật tiến hoá nhất.
Câu 4: Kể tên các ngành thực vật đã học. Ngành nào tiến hóa hơn cả? 
- Ngành Tảo, ngành Rêu, ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần, ngành Hạt kín. 
- Ngành Hạt kín tiến hóa hơn 
Câu 5: Đặc điểm phân biệt giữa lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm:
Lớp 2 lá mầm
Lớp 1 lá mầm
Rễ: cọc
 Rễ: chùm
Thân: gỗ và thân cỏ
 Phần lớn là thân cỏ
Lá: có gân hình mạng
 Lá: có gân hình cung hay song song
Phôi: có 2 lá mầm
 Phôi: có 1 lá mầm
Hoa có 4 hoặc 5 cánh
 Hoa có 3 hoặc 6 cánh
Ví dụ: cam, bưởi, mướp, bí, mồng tơi, cải
 Ví dụ: + Lúa, ngô, lan, huệ, rẻ quạt,
 + Dạng thân đặc biệt: cau, dừa, tre, nứa,
Câu 6: Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp 1 lá mầm với lớp 2 lá mầm là gì? 
Đặc điểm
Lớp 1 lá mầm
Lớp 2 lá mầm
Rễ 
- Rễ chùm
- Rễ cọc
Kiểu gân lá
- Gân lá song song hoặc hình cung 
- Gân lá hình mạng.
Thân 
- Đa số là thân cỏ.
- Đa số là thân gỗ. 
 Phôi
- Phôi hạt có một lá mầm 
- Phôi hạt có 2 lá mầm. 
Câu 7: Sự phát triển của giới thực vật như thế nào? Thế nào là phân loại thực vật? Kể các bậc phân loại thực vật? 
* Giới thực vật từ khi xuất hiện đã không ngừng phát triển theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp (sự tiến hóa), chúng có chung nguồn gốc và quan hệ họ hàng. Quá trình phát triển của giới thực vật qua 3 giai đoạn chính:
Sự xuất hiện của các thực vật ở nước
Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện
Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của thực vật hạt kín.
-> Điều kiện sống thay đổi là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi và tiến hóa của thực vật.
* Phân loại thực vật là tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại. Giới thực vật được phân loại theo thứ tự từ cao đến thấp: Ngành - Lớp - Bộ - Họ – Chi – Loài.
Câu 8: Thực vật ở nước (tảo) xuất hiện trong những điều kiện nào? Vì sao chúng có thể sống được trong môi trường đó?
- Thực vật ở nước (tảo) xuất hiện trong các đại dương. Khi các đại dương chiểm phần lớn diện tích lãnh thổ.
- Đặc điểm của thực vật trong giai đoạn này là cấu tạo cơ thể rất đơn giản. Cơ thể đơn bào như vi khuẩn, tảo đơn bào. Cơ thể đa bào có dạng tản chưa phân hoá thành rễ, thân , lá như các loại tảo khác.
Câu 9: Thực vật ở cạn xuất hiện trong điều kiện nào? Cơ thể của chúng có gì khác so với thực vật ở nước?
- Do sự biến đổi của vỏ quả đất, đất liền được mở rộng và biển thu hẹp. Từ một số dạng tảo đa bào nguyên thuỷ đã biển đổi để phất triển thành thực vật ở cạn đầu tiên là cây Quyết trần, tổ tiên của Rêu, Quyết. -> Từ Quyết về sau phát triển cho ra những cây hạt trần đầu tiên.
- Ở hạt trần, các cơ quan có cấu tạo khá phức tạp hơn và rễ, thân, cuống lá đã có mạch dẫn nhực. Đặc biệt ở hạt trần đã có hạt nhưng còn để hở.
Câu 10: Thực vật hạt kín xuất hiện trong điều kiện nào? Đặc điểm gì giúp chúng thích nghi được với điều kiện đó?
- Điều kiện khí hậu tiếp tục thay đổi, nóng và khô hơn, hạt trần nguyên thuỷ tiếp tục bị chết, thay vào đó là những cây hạt trần ngày nay và các cây hạt kín.
- Hạt kín có nhiều điểm tiến hoá hơn hẳn so với những thực vật xuất hiện trước nó như: Hạt được bảo vệ trong quả, có mạch dẫn hoàn chỉnh, có hoa. Cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản phát triển thích nghi với mọi điều kiện sống và những lối thụ phấn khác nhau giúp chúng trở nên đông đảo và chiếm ưu thế trong giới thực vật ngày nay.
Câu 11: Nguồn gốc cây trồng?
Cây trồng bắt nguồn từ cây dại. Từ rất xa xưa xuất phát từ nhu cầu của con người là muốn tạo ra nguồn thức ăn dự trữ, giảm bớt sự khó nhọc phải vào rừng kiếm thức ăn. Con người đã giữ hạt của những cây tìm thấy được mang về giao trồng lại cho mùa sau. Từ đó nghề trồng cây xuất hiện và tạo ra cây trồng
Câu 12: Ví sao lượng khí cacbonic (CO2) và oxi (O2) trong không khí luôn ổn định?
- Cây xanh trong quá trình quang hợp đã tạo ra khí oxi (O2) cung cấp cho thực vật, động vật hô hấp.
- Quá trình hô hấp và hoạt động đốt cháy tạo ra khí Cácbônic (CO2) được thực vật sử dụng trong quá trình quang hợp.
=> Như vậy nhờ có thực vật mà hàm lượng khí cacbonic (CO2) và Oxi (O2) trong không khí được ổn định. 
Câu 13: Vai trò của Thực vật đối với động vật và đời sống con người. 
- Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật. Thông qua quá trình quang hợp, cây xanh nhả oxi và tạo chất hữu cơ cung cấp cho hoạt động sống của động vật	
- Thực vật có công dụng nhiều mặt đối với đời sống con người: Làm thức ăn( cây lương thực, cây thực phẩm, lấy quả hạt), lấy gỗ, làm thuốc, cây làm gia vị, làm phân bón, tạo bóng mát, làm giấycung cấp ôxi.
Câu 14: Tại sao nói "rừng cây như một là phổi xanh" của con người?
- Rừng có tác dụng cân bằng khí cacbonic và oxi trong không khí.
- Rừng tham gia cản bụi, góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh.
- Tán lá rừng che bớt ánh nắng...góp phần làm giảm nhiệt độ không khí.
Câu 15: Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hoà khí hậu, đất và nguồn nước?.
- Đối với việc điều hoà khí hậu: Thực vật làm ổn định khí oxi và cacbonic trong không khí; giúp điều hoà khí hậu; làm giảm ô nhiễm môi trường.
- Đối với đất và nguồn nước: Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn, sạt lở đất; góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán; góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.
Câu 16: Thế nào là thực vật quý hiếm? Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật? 
* Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có gí trị về mặt này hay mặt khác và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức.
* Biện pháp:
- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng, ngăn chặn phá rừng.
- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm
- Xây dựng các vườn thực vật, khu bảo tồn thiên nhiên 
- Cấm buôn bán, xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt.
17. Hình dạng, cấu tạo của vi khuẩn: 
- Hình dạng: hình cầu, hình que, hình dấu phẩy, hình xoắn, 
- Cấu tạo: VK có cấu tạo đơn giản, cơ thể đơn bào gồm: Vách tế bào, chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh. Điểm khác biệt giữa VK với các cơ thể thực vật khác là ở hầu hết các VK không có hạt diệp lục.
Câu 18: Phân biệt các hình thức sống của vi khuẩn.
Ký sinh
Hoại sinh
Cộng sinh
- Lối sống bảm voà cơ thể sống khác (Gọi là vật chủ).
- Gây hại cho vật chủ và lấy chất hữu cơ của vật chủ.
VD: VK kí sinh ở người: Tả, thương hàn, bạch hầu, uốn ván.
- Sống dựa vào nguồn chất hữu cơ có sẵn.
- Phân giải và làm cạn kiệt nguồng chất hữu cơ đó.
VD: VK gâu ôi thiu thức ăn. gây thối trên xác động vật
- Vi khuẩn cùng sống cới một cơ thể sống khác.
- Cả vi khuẩn và cơ thể sống khác cùng có lợi trong quá trình sống chung đó.
VD: Vi khuẩn cộng sinh với rễ các cây họ đậu.
Câu 19; Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên, trong nông nghiệp, công nghiệp và trong đời sống con người?
a) Đối với thiên nhiên; VK Tham gia vào sự tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, chúng phân huỷ các chất hữu cơ (xác động - thực vật) Thành các chất vô cơ ( nước, khí cacbonic ...) cho cây trồng. 
b) Trong nông nghiệp: Một số vi khuẩn cộng sinh với rễ các cây họ đậu, tạo chất đạm bổ sung cho đất trồng. Vi khuẩn còn có tác dụng làm đất tơi xốp, thoáng khí.
c) Trong công nghiệp: nhiều VK được ứng dụng để sản xuất như: Sản xuất vitamin, axit amin, protêin làm sạch nước thải và môi trường.
d) Trong đời sống con người.
* Ích lợi của VK:
- Phân huỷ xác sinh vật thành các muối cần thiết cho cây trồng. cộng sinh với rễ cây họ đậu tạo chất đạm bổ sung cho đất trồng
- Lên men VK để chế biến thực phẩm, sản xuất mì chính ...
- tạo thuốc kháng sinh, vitamin B12 ...để trị bệnh.
* Tác hại của VK:
- Nhiều VK ký sinh gây bệnh cho người, vật nuôi và cây trồng.
- Nhiều vi khuẩn hoại sinh lên men thối, làm ôi thiu, hỏng thức ăn, đồ dùng...
Câu 20: Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào? chúng sinh sản bằng gì?
* Mốc trắng:
- Cấu tạo: Có dạng sợi, phân nhánh.. Cơ thể có nhiều tế boà nhưng chưa có vách ngăn, trong tế bào có nhiều nhân. Tế bào không có diệp lục và trong suốt
- Sinh sản vô tính bằng bào tử.
* Nấm rơm: 
-Cấu tạo: Có cấu tạo nhiều tế bào, Giữa tế boà có vách ngăn, Mỗi tế bào có 2 nhân và không có diệp lục. Cơ thể chia làm 2 phần.
+ Phần cơ quan sinh dưỡng có dạng sợi ở bên dưới.
+ Phần cơ quan sinh sản là mũ nấm gắn vào cuống nấm ở bên trên.
- Sinh sản vô tính bằng bào tử. 
Câu 21: Điểm giống và khác giữa nấm và vi khuẩn.
* Giống: 
- TB đều không có chứa chất diệp lục nên không có khả năng chế tạo chất hữu cơ.
- Đều có lối sống dị dưỡng: Hoại sinh hay ký sinh.
* Khác: 
Nấm
Vi khuẩn
- Cấu tạo cơ thể đã có nhiều tế bào.
- Tế bào đã có nhân hoàn chỉnh.
- Nhiều dạng đã có kích thước lớn, có thể quan sat được bằng mắt như: Nấm rơm. nấm mốc, nấm mèo...
- Sinh sản vô tính bằng bào tử.
- Cấu tạo cơ thể chie gồm một tế bào.
- Tế bào chưa có nhân.
- Kích thước nhỏ không quan sát được bằng mắt.
- Sinh sản sinh dưỡng bằng cách nhân đôi tế bào.
Câu 22: Điểm giống và khác giữa nấm và tảo.
* Giống:
- Đều đã hình thành các cơ thể đa bào, đều có nhân hoàn chỉnh.
- Đều có thể có cấu tạo dạng sợi như tảo xoắn, nấm mốc trắng nấm rơm ...
- Đều có thể sinh sản vô tính bằng bào tử như: tảo tiểu cầu, nấm mốc trăng, nấm rơm.
* Khác:
Nấm
Tảo
- Sống ở môi trường đất, bám trên cơ thể động vật, thực vật, trên các nguồn chất hữu cơ khác.
- Trong TB không chứa chất diệp lục nên không tự chế tạo được chất hữu cơ.
- Sống dị dưỡng: Hoại sinh hay ký sinh.
- Nấm mốc trắng, nấm rơm sinh sản bàng bào tử 
- Sống trong môi trường nước. 
- TB chứa chất diệp lục nên tự chế tạo được chất hữu cơ.
- Sống tự dưỡng.
Tảo xoắn hay tảo rong mơ đã có sinh sản hữu tính (tiếp hợp hay thụ tinh)
Câu 23: Địa y là gì? Quan hệ giữa các dạng sinh vật trong địa y thể hiện như thế nào? địa y có vai trò gì?
- Địa y là sự cộng sinh giữa một số loài nấm và tảo.
- Quan hệ giữa đị y và nấm được thể hiện như sau: Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo nhờ có diệp lục chế tạo chất do nấm cung cấp thành chất hữu cơ cung cấp cho cả hai bên. Trong mối quan hệ này tảo và nấm cùng sống chung và cùng hỗ trợ cho nhau để phát triển ( gọi là hiện tượng cộng sinh)
- Vai trò: 
+ Địa y phân huỷ đá thành đất và khi chết tạo thành lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật khác.
+ Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu bắc cực.
+ Địa y còn được dùng để chế tạo rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap sinh 6 HK2 nam 20102011.doc