Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 8: Áp suất chất lỏng – bình thông nhau

Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 8: Áp suất chất lỏng – bình thông nhau

A- MỤC TIÊU :

- Hs mô tả được TN chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.

- Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.

- Vận dụng được công thức P = d.h để giải các bài tập đơn giản.

- Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích 1 số hiện tượng thường gặp.

B- CHUẨN BỊ :

 - Đồ dùng : Cho mỗi nhóm:

 + Bình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình bằng măng cao su mỏng.

 + 1 bình trụ thuỷ tinh có đĩa D tách rời dùng làm đáy.

 + 1 bình thông nhau.

+ 1 bình chứa nước, cốc múc nước.

 - Những điểm cần lưu ý :

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 3132Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 8: Áp suất chất lỏng – bình thông nhau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 áP suất chất lỏng – bình thông nhau
Soạn : 12/ 10/ 2008
Giảng : 13- 14- 15 / 10/ 2008
A- Mục tiêu :
- Hs mô tả được TN chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
- Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
- Vận dụng được công thức P = d.h để giải các bài tập đơn giản.
- Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích 1 số hiện tượng thường gặp.
B- Chuẩn bị :
	- Đồ dùng : Cho mỗi nhóm:
	+ Bình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình bằng măng cao su mỏng.
	+ 1 bình trụ thuỷ tinh có đĩa D tách rời dùng làm đáy.
	+ 1 bình thông nhau.
+ 1 bình chứa nước, cốc múc nước.
	- Những điểm cần lưu ý :
+ Chương trình vật lý không yêu cầu trình bày cơ chế về sự truyền áp suất của chất lỏng; nội dung định luật Paxcan. Nên chỉ dựa vào những TN đơn giản để Hs thấy chất lỏng gây áp suất theo mọi phương: lên đáy bình, thành bình và các vật nhúng trong nó.
+ SGK không đề cập đến những ứng dụng quan trọng của sự truyền áp suất trong lòng chất lỏng trong đời sống và trong kỹ thuật.
	- Kiến thức bổ xung : Kiến thức môi trường.
C- Các hoạt động trên lớp :
	I- ổn định tổ chức :
 Sĩ số : 8A: 8B: 8C:
	II- Kiểm tra bài cũ :
	 Hs1: áp lực là gì? Phát biểu định nghĩa và viết công thức tính áp suất.
 - Muốn tăng, giảm áp suất thì làm thế nào?
	 Hs2: Chữa bài tập 7.4 (12 – SBT)
áp lực ở 3 trường hợp bằng nhau, vì trọng lượng của viên gạch không đổi. ở vị trí a áp suất lớn nhất, vì diện tích bị ép nhỏ nhất. ở vị trí c áp suất nhỏ nhất, vì diện tích bị ép lớn nhất.
	 Gv: ĐVĐ
	 Tại sao khi lặn sâu, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn?
	 Để giải thích được -> vào bài.
	III- Bài mới :
Phương pháp
Nội dung
Hs: Đọc thu thập thông tin 
Gv: Chất rắn đặt trên bàn sẽ gây ra 1 áp suất theo phương của trọng lực.
-? Khi đổ chất lỏng vào trong bình thì chất lỏng có gây áp suất lên bình không?
Hs: Đọc – tìm hiểu TN
Gv: Giới thiệu dụng cụ TN, nêu rõ mục đích TN.
- Đổ nước vào bình – Hiện tượng xảy ra như thế nào?
 Tìm hiểu xem chất lỏng có gây áp suất lên bình không? áp suất này có giống áp suất chất rắn không? 
Hs: Dự đoán hiện tượng xảy ra
Màng cao su bị biến dạng.
Gv: Phát đồ dùng cho các nhóm
Hs: Hoạt động nhóm làm TN – kiểm tra dự đoán, rút ra kết luận. Trả lời C1.
Gv: Chốt lại
Gv: Chất lỏng có gây ra áp suất trong lòng nó không? -> TN2,
- Giới thiệu dụng cụ TN2
-? Không dùng tay kéo dây, có cách nào khác để đĩa D vẫn đậy kín đáy bình không?
- Yêu cầu Hs tìm phương pháp làm TN – dự đoán kết quả TN.
Hs: Làm TN – trả lời C3
* Sử dụng chất nổ để đánh cá dễ gây ra áp suất lớn, áp suất này truyền theo mọi phương gây ra sự tác động của áp suất rất lớn lên các sinh vật khác sống trong đó. Dưới tác dụng của áp suất này, hầu hết các sinh vật bị chết. Việc đánh bắt cá bằng chất nổ gây ra tác động hủy diệt sinh vật, ô nhiễm môi trường sinh thái.
Hs: Trả lời C4
- Phát biểu hoàn chỉnh kết luận.
Gv: áp suất chất lỏng được tính bằng công thức nào? => II,
Gv: Giả sử khối chất lỏng hình trụ, diện tích đáy là S, chiều cao là h.
-? Hãy dựa vào công thức tính áp suất 
P =F/S để chứng minh công thức P = d.h?
(Trong chất lỏng: F = d.V = d.S.h
=> P = F/S = d.S.h/S = d.h)
Hs: Nêu đơn vị tính của P, d, h
Gv: Công thức này cũng áp dụng cho 1 điểm bất kỳ trong lòng chất lỏng, chiều cao của cột chất lỏng cũng là độ sâu của điểm đó so với mặt thoáng.
-? Trong 1 chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm có cùng độ sâu có bằng nhau không?
Gv: Giới thiệu bình thông nhau.
Hs: Quan sát hình 8.6. Dự đoán:
-? Khi đổ nước vào bình thì nước trong bình sẽ ở trạng thái nào? (hình C)
Hs: Hoạt động nhóm làm TN – rút ra kết luận.
- Phát biểu kết luận.
Hs: Trả lời C6 : Tại sao khi lặn sâu người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn?
Hs: Đọc – tóm tắt đầu bài.
- Tính áp suất của nước lên đáy thùng
- Tính áp suất của nước lên 1 điểm cách đáy thùng 0,4m.
- Lưu ý Hs: Chiều cao cột nước trong từng trường hợp.
Hs: Quan sát hình vẽ 8.7 – Trả lời C8 
-? ấm nào đựng được nhiều nước hơn?
Hs: Phát biểu nội dung cần nắm trong bài.
I- Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
TN1:
C1:
- Các màng cao su bị biến dạng, điều đó chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình.
C2:
- Chất lỏng gây ra ấp suất theo mọi phương
TN2:
C3: Đĩa D không rời khỏi đáy bình, kể cả quay bình theo các phương khác nhau. - - - Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương, lên các vật ở trong lòng nó.
* Biện pháp:
- Tuyên truyền để ngư dân không sử dụng chất nổ để đánh bắt cá.
- Có biện pháp để ngăn chặn hành vi đánh bắt cá này.
Kết luận
C4:
 (1)- Đáy bình
 (2)- Thành bình
 (3)- Trong lòng nó.
* Kết luận: Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng nó.
II- Công thức tính áp suất chất lỏng.
P = d.h
 P: áp suất ở đáy cột chất lỏng
 d: Trọng lượng riêng của c.lỏng
 h: chiều cao của cột chất lỏng.
- P tính bằng Pa
 d. . . . . . . . N/m3
 h . . . . . . . . m (mét)
III- Bình thông nhau:
- TN:
C5: Đổ nước vào bình có 2 nhánh thông nhau -> mực nước ở 2 nhánh bằng nhau.
* Kết luận: Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng 1 độ cao.
IV- Vận dụng:
C6:
 Khi lặn xuống biển, càng xuống sâu áp suất do khí quyển gây nên lên đến hàng nghìn N/m2. Người thợ lặn nếu không mặc bộ quần áo lặn thì không thể chịu đợc áp suất đó.
C7:
 Tóm tắt: h1 = 1,2m
 h2 = 1,2 – 0,4 = 0,8m
 dnước = 10 000N/m3 
 P1 =? ; P2 = ?
 Giải 
- áp suất của nước lên đáy thùng là:
 P1 = d.h1 = 10 000.1,2 = 12 000N/m2 
- áp suất của nước lên 1 điểm cách đáy thùng 0,4m là:
 P2 = d.h2 = 10 000.0,8 = 8 000N/m2 
C8:
 ấm có vòi cao hơn thì đựng được nhiều nước hơn vì ấm và vòi là bình thông nhau nên mực nước ở ấm và vòi luôn luôn ở cùng 1 độ cao.
C9: Để biết mực chất lỏng trong bình kín không trong suốt, người ta dựa vào nguyên tắc bình thông nhau. Một nhánh làm bằng chất liệu trong suốt, mực chất lỏng trong bình kín luôn luôn bằng mực chất lỏng mà ta nhìn thấy ở phần trong suốt, thiết bị này là ống đo mực chất lỏng.
* Ghi nhớ:
	IV- Củng cố :
	- Khái quát nội dung bài dạy.
- Hs trả lời BT 8.1: a, Câu A
	 b, Câu D
- Hs trả lời BT 8.2: Câu D
	V- Hướng dẫn học ở nhà :
	- Học thuộc phần ghi nhớ.
	- Làm bài tập 8.3 -> 8.6 (13; 14 – SBT)
	- Đọc “Có thể em chưa biết” và bài “áp suất khí quyển”
	- Làm đề cương trả lời các câu hỏi từ 1 -> 10 (62 – SGK).
D- Rút kinh nghiệm :
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docT8.doc