Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 28 đến tiết 33

Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 28 đến tiết 33

 a. Kiến thức: Kể được tên các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên.

 Viết được công thức tính nhiệt lượng, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.

 b. Kĩ năng: Mô tả được thí nghiệm và sử lí được bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng tỏ Q phụ thuộc vào m, t và chất làm vật.

 Biết phân tích bài toán tính nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên.

Biết vận dụng công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c. t vào tính các đại lượng đơn giản.

 

doc 31 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1001Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 28 đến tiết 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/03/08
 Ngày giảng: 8A........................................
 8B.........................................
 8C.........................................
Tiết 28(Bài 24): CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG
1. MỤC TIÊU                                         
 a. Kiến thức:
Kể được tên các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên.
Viết được công thức tính nhiệt lượng, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
 b. Kĩ năng:
Mô tả được thí nghiệm và sử lí được bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng tỏ Q phụ thuộc vào m, t và chất làm vật.
Biết phân tích bài toán tính nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên.
Biết vận dụng công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c. t vào tính các đại lượng đơn giản.
 c. Thái độ:
Có ý thức tự giác, tích cực học tập nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm.
2. CHUẨN BỊ
  a. Thầy:         
Giáo án, sgk, sbt. Dụng cụ minh họa cho các thí nghiệm trong bài.
Bảng phụ: 24.1; 24.2; 24.3; 24.4
 b. Trò:        
Học bài, làm BTVN.
3. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP:
* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 
8A................................
8B....................................
8C.......................................
a. Kiểm tra bài cũ (2’)
?Tb: Nêu tên các hình thức truyền nhiệt? Nhiệt lượng là gì? đơn vị? Kí hiệu?
H(đứng tại chỗ trả lời):
+ 3 hình thức truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.
+ Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị: Jun(J). Kí hiệu: Q
b. Bài mới
*Đặt vấn đề (1’)
G: Y/c HS tự đọc phần thông tin vào bài.
? Câu hỏi nêu ra ở bài này là gì?
H: Muốn xác định nhiệt lượng người ta làm như thế nào?
G: Không có dụng cụ nào đo trực tiếp được nhiệt lượng. Vậy để XĐ nhiệt lượng người ta làm như thế nào?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi của học sinh
HĐ1: Tìm hiểu nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào? (5’)
?Kh: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên nhiều hay ít phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hãy nêu dự đoán?
H: Dự đoán
G: Y/c HS tự đọc phần thông tin ở mục I để trả lời câu hỏi nêu ra trong mục I.
H: Trả lời (3 yếu tố)
?G: Muốn kiểm tra xem nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên có phụ thuộc vào 3 yếu tố trên không ta làm như thế nào?
H: Ta phải làm thí nghiệm trong đó yếu tố cần kiểm tra cho thay đổi còn hai yếu tố kia phải giữ nguyên.
HĐ 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật (9’)
G: Đọc sgk tìm hiểu thí nghiệm, dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm H24.1
?Tb: Hãy mô tả thí nghiệm H24.1?
H: mô tả thí nghiệm như sgk – 83
?Kh: Mục đích của thí nghiệm H24.1 là gì?
H: Tìm hiểu xem nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc như thế nào vào khối lượng của vật.
?Tb: Làm thí nghiệm giữ không đổi đại lượng nào, thay đổi đại lượng nào?
H: Giữ không đổi: độ tăng nhiệt độ của vật và chất cấu tạo nên vật. Thay đổi: khối lượng của vật.
G: Y/c HS nghiên cứu bảng kết quả thí nghiệm H24.1 (bảng phụ). GV giới thiệu: Hiệu nhiệt độ trước và sau khi đun được gọi là độ tăng nhiệt độ. Kí hiệu t. t = t2 – t1 
 Trong đó: t2 : nhiệt độ cuối sau khi đun
 t1: nhiệt độ ban đầu
 t: Độ tăng nhiệt độ
?Kh:Qua nghiên cứu hãy thảo luận trả lời C1, C2?
G: gọi một vài học sinh trả lời.
 (Lưu ý): Vì Q tỉ lệ với t nên nếu t1 = 1/2 t2 
thì Q1 = 1/2 Q2. Q chính là nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên.
G: Y/c HS đọc lại câu C2 hoàn chỉnh.
HĐ3: Tìm hiểu mqh giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ (8’)
G: Y/c HS đọc mục 2 sgk; C3, C4 thảo luận và trả lời 2 câu C3, C4 theo nhóm bàn.
Gọi đại diện một nhóm trả lời các nhóm kia nhận xét, bổ sung.
G: Y/c HS đọc to nội dung thí nghiệm H24.2 (sgk – 84) và bảng kết quả thí nghiệm 24.2.
+ Treo bảng phụ ghi bảng 24.2. Y/c HS điền vào 2 ô cuối của bảng.
+ Phân tích kết quả và rút ra kết luận trả lời C5.
HĐ4: Tìm hiểu mqh giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và chất làm vật (6’)
G: Y/c HS đọc sgk tìm hiểu thí nghiệm H24.3
?Kh: Nêu mục đích của thí nghiệm?
?Tb: Mô tả thí nghiệm H24.3?
H: Mô tả như sgk – 85 và bảng 24.3
?Tb: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống?
G: Y/c HS thảo luận nhóm bàn trả lời C6, C7.
 Gọi đại diện vài nhóm trả lời. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
G(chốt): Như vậy Qthu phụ thuộc vào 3 yếu tố: m; t; chất làm vật. Nếu thay đổi một trong 3 yếu tố này thì Q cũng thay đổi theo.
I/ Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
Phụ thuộc 3 yếu tố:
+ Khối lượng của vật (m)
+ Độ tăng nhiệt độ của vật (t)
+ Chất cấu tạo nên vật.
1. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật.
 Thí nghiệm H 24.1 (sgk – 83)
C1: Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật được giữ giống nhau. Khối lượng khác nhau.
Để tìm hiểu mqh giữa nhiệt lượng và khối lượng.
 m1 = 1/2 m2 
Q1 = 1/2 Q2 
C2: Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
2. Quan hệ giữa nhiệt lượng cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ:
C3: Giữ không đổi khối lượng và chất làm vật. Muốn vậy lượng nước trong hai cốc phải bằng nhau.
C4: Thay đổi độ tăng nhiệt độ . Muốn vậy phải để cho nhiệt độ cuối của hai chất khác nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau. 
t01 = 1/2 t02
Q1 = 1/2 Q2
C5: Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
3. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và chất làm vật:
Q1 > Q2 
C6: Yếu tố không thay đổi là: khối lượng và độ tăng nhiệt độ.
Yếu tố thay đổi là chất làm vật
C7: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên có phụ thuộc vào chất làm vật.
HĐ 5: Công thức tính nhiệt lượng (5’)
G: Y/c HS nghiên cứu sgk tìm hiểu công thức tính nhiệt lượng.
?Kh: Tính nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên theo công thức nào? kể tên các đại lượng và đơn vị của các đại lượng trong công thức?
H: Trả lời như sgk.
G(TB): Nhiệt dung riêng là đại lượng đặc trưng cho chất làm vật. Hãy tìm hiểu khái niệm nhiệt dung riêng trong sgk – 86.
?Tb: Nhiệt dung riêng của một chất cho ta biết gì?
? Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K em hiểu nghĩa là gì?
H: Cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg nước để nhiệt độ của nó tăng thêm 10C là 4200J.
G: Y/c HS đọc bảng 24.4.
?Y: Hãy cho biết nhiệt dung riêng của đồng là bao nhiêu? con số đó có nghĩa như thế nào?
H: 380 J/kg.K. Nghĩa là để 1kg đồng tăng thêm 10C cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 380J.
?Kh: Dựa vào bảng hãy cho biết để tăng thêm 10C cho tất cả các chất trong bảng thì đối với chất nào tốn nhiệt lượng nhiều nhất? Vì sao?
H: Nước. Vì nước có nhiệt dung riêng lớn nhất.
G(chốt): Các chất khác nhau thì có nhiệt dung riêng khác nhau hay cùng 1kg các chất khấc nhau cần thu vào những nhiệt lượng khác nhau để cùng tăng thêm 10C.
?Kh: Từ công thức tính Q hãy suy ra công thức tính m; c; t?
III/ Công thức tính nhiệt lượng:
Nhiệt lượng vật thu vào được tính theo công thức:
 Q=m.c.t (1)
Trong đó: 
Q: Nhiệt lượng vật thu vào (J)
m: Khối lượng của vật (kg)
c: Nhiệt dung riêng (J/kg.K)
t= t2 – t1: độ tăng nhiệt độ (0C hoặc K)
* Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để nhiệt độ của nó tăng thêm 10C (1K)
* Bảng 24.4 (bảng nhiệt dung riêng của một số chất)
Từ (1) suy ra:
m = ; c = ; 
c.Vận dụng (8’)
G: Y/c HS nghiên cứu và trả lời C8.
G: Y/c HS tóm tắt C9 bằng các kí hiệu.
?Tb: Nêu cách giải?
H: lên bảng thực hiện
?Tb: Tóm tắt C10?
? Bài tập có những vật nào cần thu nhiệt?
H: ....ấm nhôm và nước trong ấm.
?Kh: Vậy để tính Q ta cần phải tính gì?
H: Tính nhiệt lượng ấm nhôm thu vào và nhiệt lượng nước trong ấm thu vào để nhiệt độ tăng từ 250C đến 1000C. Sau đó cộng hai kết quả tính được.
G: y/c HS dưới lớp tự làm vào vở. 1 HS lên bảng làm.
G lưu ý HS các bước cần thực hiện khi giải bài tập vật lí.
III/ Vận dụng:
C8: Tra bảng để biết nhiệt dung riêng
đo khối lượng bằng cân, đo độ tăng nhiệt độ bằng nhiệt kế.
C9:Tómtắt: 
m = 5 kg 
t1 = 200C 
t2 = 500C 
c = 380 J/kg.K Q = ?
 Giải:
 Áp dụng CT: Q = m. c. t
Nhiệt lượng cần truyền cho 5 kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C đến 500C là: Q = 5. 380. (50 – 20) 
 = 57 000 (J) = 57 KJ
 ĐS: 57 KJ
C10: 
Biết:
m1 = 0,5 kg
V = 2 lít 
 m2 = 2 kg
c1= 880 J/kg.K
c2=4200J/kg.K
t1 = 250C;
t2 = 1000C
Tính: Q = ?
 Giải:
Nhiệt lượng cần truyền cho ấm nhôm để nhiệt độ tăng từ 250C đến 1000C là:
Q1 = m1. c1(t2 – t1) 
 = 0,5. 880. (100 – 25)
 = 33 000 (J)
Nhiệt lượng cần truyền cho nước để tăng nhiệt độ từ 250C đến 1000C là:
Q2 = m2. c2 (t2 – t1) 
 =2. 4200. (100 – 25)=630 000 (J)
Vậy nhiệt lượng cần truyền cho ấm nước này để nó sôi là: 
Q = Q1 + Q2 = 33 000 + 630 000 
    = 663 000 (J) = 663 KJ
 ĐS: 663 KJ
d. Hướng dẫn học ở nhà (1')
Học thuộc ghi nhớ; học thuộc bài; đọc thêm “Có thể em chưa biết”/SgkT87
BTVN: 24.1 đến 24.5/SbtT26 
Ngày soạn: 20/03/09
 Ngày giảng: 8A........................................
 8B.........................................
 8C.........................................
Tiết 29 (Bài 25): PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT
1. Mục tiêu:                                            
a. Kiến thức:
Phát biểu được 3 nội dung của nguyên lí truyền nhiệt.
Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau.
b.Kĩ năng:
Giải được các bài toán đơn giản về trao đổi nhiệt giữa hai vật, biết phương pháp chung giải bài tập vật lí.
c.Thái độ:
Có ý thức tự giác, tích cực học tập nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm.
2. Chuẩn bị:
a. Thầy:
Giáo án, sgk, sbt; 1 ít nước sôi, 1 cốc nước, nhiệt kế, que khuấy.
b. Trò:
Học bài, làm BTVN.
3. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP:
 * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 
8A................................
8B.....................................
8C.......................................
a. Kiểm tra bài cũ (3’)
*Câu hỏi:
     ? Phát biểu ghi nhớ bài 24?Tra bảng 24.4 tìm nhiệt dung riêng của nước đá? Giải         thích ý nghĩa con số đó?
 * Đáp án- biểu điểm:
Ghi nhớ: sgk – 87
(3đ')
Nhiệt dung riêng của nước đá: c = 1800 J/kg.K
Ý nghĩa: để nhiệt độ của 1 kg nước đá tăng thêm 10C cần nhiệt lượng 1800 J
(2đ')
(5đ')
II/ Bài mới:
 * Đặt vấn đề (2’):
 GV: Y/c 3 học sinh đóng vai Thái; Bình; An đọc mẩu đối thoại như sgk T 88
 Hs: Đọc mẩu đối thoại - Nêu dự đoán
 GV: Để biết ai trả lời đúng n/c bài mới
HĐ 1: Nghiên cứu nguyên lí truyền nhiệt (6’)
HĐ của giáo viên và học sinh
Phần ghi của HS
GV: Y/c HS đọc sgk để thu thập kiến thức về nguyên lí truyền nhiệt.
?TB: Nêu nguyên lí truyền nhiệt?
H: Đọc sgk – 88
?Kh: Dựa vào nguyên lí truyền nhiệt trả ... ộng cơ điezen (ôtô. xe máy, .). Động cơ phản lực (tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay, )
 HĐ 2: Tìm hiểu về động cơ nổ 4 kì (13’)
G: Yc hs đọc sgk tìm hiểu cấu tạo của động cơ nổ 4 kì.
H: Hs lên bảng chỉ rõ cấu tạo các bộ phận của động cơ nổ 4 kì trên mô hình.
G: nhắc lại cấu tạo và nêu rõ tác dụng của từng bộ phận trong động cơ nhiệt (trên mô hình).
? Tự nghiên cứu sgk tìm hiểu chuyển vận của động cơ?
Chuyển vận của động cơ gồm mấy kì? tên gọi? Hoạt động của động cơ trong mỗi kì có đặc điểm gì?
G: Yêu cầu Hs vừa trả lời vừa chỉ vào mô hình.
 Gọi Hs khác nhận xét và yêu cầu nêu rõ hoạt động
của động cơ qua 4 kì.
G(chốt): Cứ sau 4 kì hoạt động của động cơ lại lặp lại. Mỗi chu trình hoạt động của nó gồm 4 kì: hút, nén, nổ, xả; sau đó lại lặp lại chu trình khác. Cứ như vậy động cơ nhiệt hoạt động một cách tuần hoàn.
? Trong 4 kì chuyển vận, kì nào động cơ sinh công? bánh đà của động cơ có tác dụng gì?
H: chỉ có kì thứ 3 động cơ sinh công. Bánh đà có tác dụng làm cho động cơ chuyển động nhờ quán tính.
G(mở rộng): Yc hs quan sát H28.2 động cơ của ô tô
? Nêu nhận xét về cấu tạo của động cơ ô tô? 
H: Động cơ ô tô có 4 xi lanh
? Có nhận xét gì về vị trí của mỗi xi lanh? Tương ứng với 4 kì chuyển vận nào?
H: Dựa vào vị trí của pít tông thấy vị trí của 4 xi lanh tương ứng ở 4 kì chuyển vận của ô tô:
 + Xi lanh 1 ở kì hút nhiên liệu
 + Xi lanh 2 ở kì nén nhiên liệu
 + Xi lanh 3 ở kì đốt cháy nhiên liệu (nổ)
 + Xi lanh 4 ở kì thoát khí (xả)
G: Như vậy khi động cơ hoạt động luôn có 1 xi lanh ở kì sinh công. Do đó trục quay đều ổn định (xe chạy đều)
G(c.ý): Động cơ nhiệt hoạt động có hiệu quả hay không dựa vào yếu tố nào?
II/ Động cơ nổ 4 kì: 
1.Cấu tạo: sgk – 98
2.Chuyển vận: 4 kì
 a) Kì thứ nhất:
 Hút nhiên liệu
 b) Kì thứ hai: 
 Nén nhiên liệu
 c) Kì thứ ba: 
 Đốt nhiên liệu
Kì thứ tư: 
 Thoát khí.
* Lưu ý: Trong 4 kì chuyển vận, chỉ có kì thứ ba là động cơ sinh công. Các kì khác động cơ chuyển động nhờ đà của vô lăng.
 HĐ 3: Tìm hiểu về hiệu suất của động cơ nhiệt (10’)
G: Yc hs nghiên cứu C1, C2 thảo luận nhóm bàn trả lời C1; C2 .Sau đó gọi đại diện vài nhóm trả lời – thống nhất ý kiến – GVchốt câu trả lời đúng.
? Nói động cơ nhiệt có hiệu suất 30% em hiểu nghĩa là gì?
H: ở động cơ đó chỉ có 30% nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích.
? Dựa vào công thức, phát biểu định nghĩa hiệu suất của động cơ nhiệt?
? Công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt? Tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức?
G(Lưu ý): Công (A) động cơ thực hiện được có độ lớn bằng phần nhiệt lượng được chuyển hóa thành công có ích.
III/ Hiệu suất của động cơ nhiệt:
C1: Không. Vì một phần nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra làm nóng các bộ phận của động cơ, 1 phần theo khí thải ra ngoài làm nóng không khí.
C2: 
 * Đ/n: Hiệu suất của động cơ nhiệt được xác định bằng tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển hóa thành công cơ học và nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra.
 - Công thức: 
 H = 
H: Hiệu suất (%)
A: Công thực hiện được của động cơ (J)
Q: Nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra (J)
c. HĐ 4: Vận dụng (6’)
? Nhắc lại các máy cơ đơn giản đã học ở lớp 6? Nghiên cứu và trả lời C3(dựa vào định nghĩa động cơ nhiệt)?
G: gọi Hs trả lời C4; C5.
G: Yc hs nghiên cứu C6, tóm tắt đề bài.
? Muốn tính H của động cơ ta cần tính gì? Dựa vào công thức nào?
H: Cần tính A và Q
 Tính A dựa vào: A = F.s
 Tính Q dựa vào: Q = m.q
G(Giới thiệu): Sơ đồ phân phối năng lượng trong 1 động cơ ô tô:
 + Tỏa ra cho nước làm nguội xi lanh 35%
 + Khí thải mang đi 25%
 + Thắng ma sát 10%
 + Sinh công có ích 30%
IV/ Vận dụng:
C3: Không. Vì trong hoạt động của chúng không có sự biến đổi từ năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy thành cơ năng.
C4: Xe máy, ô tô, máy kéo, 
C5: + Gây tiếng ồn
 + Thải khí CO2 gây ô nhiễm không khí.
 + Tỏa nhiệt làm tăng nhiệt độ của khí quyển
C6: Tóm tắt
s = 100 km = 105 m
F = 700 N; m = 4 kg (V = 5 lít)
q = 46.106 J/kg
Tính: H = ?
 Bài giải:
Nhiệt lượng tỏa ra của 4 kg xăng khi cháy hoàn toàn là: 
 Q = m . q = 4 . 46. 106 = 184. 106 (J)
Công mà động cơ thực hiện được là:
A = F.s = 700. 105 = 70.106 (J)
 Hiệu suất của động cơ là: 
 H = 
 ĐS: 38%
d. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
Học bài, học thuộc ghi nhớ, đọc kĩ sgk, học thuộc khái niệm động cơ nhiệt, định nghĩa hiệu suất của động cơ nhiệt, công thức tính.
Đọc “Có thể em chưa biết”/SgkT100
BTVN: 28.1 đến 28.5/SbtT34
- Trả lời các câu hỏi ôn tập chương II (sgk – 101; 103)
- Tiết sau ôn tập và tổng kết chương II
Ngày soạn: 8/04/09
 Ngày giảng:8A..............................................
 8B................................................
 8C.................................................
    Tiết 33 (Bài 29): CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT                                CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC
1. MỤC TIÊU                                           
a. Kiến thức:
Hs trả lời được các câu hỏi trong phần ôn tập.
Làm được các bài tập trong phần vận dụng.
b. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng giải các bài toán đơn giản về trao đổi nhiệt giữa hai vật, biết phương pháp chung giải bài tập vật lí.
c. Thái độ:
Có ý thức tự giác, tích cực học tập nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm.
2. CHUẨN BỊ
a. Thầy:
Giáo án, sgk, sbt; 
b. Trò:
Học bài, làm BTVN.
3. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP
 * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 
8A.......................................
8B...................................
8C..........................................
a. Kiểm tra bài cũ (3')
Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của Hs.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
b. Bài mới
 * Đặt vấn đề (2’)
 GV:
Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức đã học ở chương II
 HS: 
Cấu tạo các chất; nhiệt năng; các cách làm biến đổi nhiệt năng; các hình thức truyền nhiệt; công thức tính nhiệt lượng; phương trình cân bằng nhiệt; động cơ nhiệt.
HĐ 1: Ôn tập (15’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi của học sinh
GV: Tổ chức cho HS thảo luận trả lời từng câu hỏi trong phần ôn tập – thống nhất ý kiến đúng – ghi vở.
?G:Hiệu suất của động cơ nhiệt có thể đạt 100% hay không? Vì sao?
H: Không thể. Vì A luôn nhỏ hơn Q; Q hao phí làm nóng động cơ,
I/ Ôn tập
1. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
2. Hai đặc điểm:
 + Nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
 + Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
3. Nhiệt độ của vật càng cao, các nguyên tử phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
4. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của tất cả các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ của vật càng cao, các nguyên tử phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
5. Hai cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật: Thực hiện công và truyền nhiệt.
VD: Cọ xát vật với vật khác. Cho vật tiếp xúc với vật khác có nhiệt độ cao hơn (hoặc thấp hơn).
6. Bảng 29.1: 
	Rắn	Lỏng	Khí	Chân không
Dẫn nhiệt	*	+	+	-
Đối lưu	-	*	*	-
Bức xạ nhiệt	-	+	+	*
7. Nhiệt lượng: Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
Vì là số đo nhiệt năng mà đơn vị của nhiệt năng là J nên nhiệt lượng cũng có đơn vị là J
8. Nghĩa là: muốn cho 1kg nước nóng lên thêm 10C cần 4200 J
9. Công thức tính nhiệt lượng:
 Q = m . c . t 
 Trong đó: Q – Nhiệt lượng vật thu vào                               hoặc tỏa ra (J)
 m – Khối lượng của vật (kg)
 t – Độ tăng (giảm) nhiệt độ                                                                 (0C)
 C – Nhiệt dung riêng của chất                              làm vật (J/kg.K)
10. Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì:
 + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ 2 vật cân bằng nhau.
 + Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. (thể hiện sự bảo toàn năng lượng)
11. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu: Đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg nhiên liệu.
Năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106J/kg nghĩa là: 1 kg than đá khi bị đốt cháy hoàn toàn sẽ tỏa ra 1 nhiệt lượng bằng 27.106J
12. Ví dụ: 
 + Truyền cơ năng từ vật này sang vật khác:
 Đá bóng: cơ năng của chân cơ năng của quả bóng.
 + Truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác:
 Cho một vật vào tủ lạnh: nhiệt năng truyền từ vật không khí trong tủ.
+ Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng:
 Xoa hai tay vào nhau tay nóng lên: cơ năng của tay chuyển hóa thành nhiệt năng của tay.
+ Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng:
 Trong động cơ nhiệt, nhiên liệu bị đốt cháy, tỏa nhiệt sinh công làm động cơ hoạt động: nhiệt năng của nhiên liệu chuyển hóa thành cơ năng của động cơ.
13. Công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt:
 H = 
Trong đó: 
A – Công có ích mà động cơ thực hiện (J)
Q – Nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy 
 toả ra (J)
H – Hiệu suất (%)
HĐ 2: Vận dụng (15’)
GV: gọi Hs trả lời từng câu – chốt lại câu trả lời đúng.
GV: YC hs đọc và tóm tắt đề bài.
?Kh: Phân tích đề bài?
?G:Nêu hướng giải?
H: mdầu Qtỏa dầuQnước và ấm thu vàoQthu nước +Qthu ấm
B. Vận dụng
I/ Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng?
 1. B 2. B 3. D 4. C 5. C
II/ Trả lời câu hỏi:
1. Có hiện tượng khuếch tán là vì các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động và giữa chúng có khoảng cách.
 Hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi khi nhiệt độ giảm.
2. Một vật lúc nào cũng có nhiệt năng vì các phân tử cấu tạo nên vật lúc nào cũng chuyển động.
3. Không. Vì miếng đồng nóng lên (nhiệt năng tăng) bằng cách thực hiện công.
4. Nhiệt năng của nước thay đổi là do có sự truyền nhiệt từ bếp đun sang nước.
Nút bật lên là do nhiệt năng của hơi nước và không khí trong ống chuyển hóa thành cơ năng.
III/ Bài tập
Bài 1.
 Cho biết:
V = 2 lít 
m 1 = 2 kg 
c1= 4200 J/kg.K 
m = 0,5 kg 
c2 = 880J/kg.K 
H = 30% 
qdầu = 44.106 J/kg 
---------------Tính:mdầu = ? 
Bài giải:
Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước và ấm là:
Qci = Q1 + Q2 = m1c1t + m2c2t
 = (2. 4200 + 0,5. 880). 80
 = 707 200 (J)
Vì nhiệt lượng để làm nóng ấm nước chỉ bằng 30% nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy tỏa ra nên ta có nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy tỏa ra là: 
Qtp= Lượng dầu cần dùng:
Qtp = md.qd md = 
 ĐS: 0,05g kg
c. Củng cố: Trò chơi ô chữ (4')
GV: Treo bảng phụ vẽ sẵn ô chữ. Y/c HS tự điền vào bảng.
Hàng ngang: Hàng dọc
Hỗn độn
2) Nhiệt năng NHIỆT HỌC
3) Dẫn nhiệt
4) Nhiệt lượng
5) Nhiệt dung riêng
6) Nhiên liệu
7) Nhiệt học
     8) Bức xạ nhiệt
d. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
Ôn toàn bộ chương “Nhiệt học” theo các nội dung đã ôn. 
Tiết sau kiểm tra học kì.

Tài liệu đính kèm:

  • docT28 - 33.doc