Chuẩn bị:
* GV :
- Chuẩn bị một số câu hỏi TNKQ.
- Phân nhóm HS .
* HS :
- Làm trước phần tự kiểm tra từ câu 1 đến câu 9.
- Làm trước phần vận dụng từ câu 1 đến câu 6.
II:Tổ chức hoạt động Dạy-Học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
3/ Nghiên cứu bài mới.
Tuần: 21 Ngày soạn:08/01/2011 Tiết:20 Ngày dạy: 10/01/2011 BÀI 17: TỎNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC I: Chuẩn bị: * GV : - Chuẩn bị một số câu hỏi TNKQ. - Phân nhóm HS . * HS : - Làm trước phần tự kiểm tra từ câu 1 đến câu 9. - Làm trước phần vận dụng từ câu 1 đến câu 6. II:Tổ chức hoạt động Dạy-Học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ 3/ Nghiên cứu bài mới. Chuẩn kiến thức, kỹ năng thái độ trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kỹ năng Kỹ năng và PPDH Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò - Đo độ dài. Đo thể tích - Khối lượng và lực - Máy cơ đơn giản : mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc - Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng. - Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. - Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực. - Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng). - Nêu được ví dụ về một số lực. - Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. - Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. - So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít. - Nêu được đơn vị đo lực. - Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng. - Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m. - Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng và đo trọng lượng riêng. - Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất. - Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường. - Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. Hỏi đáp, hoạt động nhóm Hoạt động 1: GV yêu cầu lớp phó học tập nêu tình hình chuẩn bị bài ở nhà của cả lớp thông qua vở soạn của từng HS . GV có thể nhắc nhở những tổ chuẩn bị chưa tốt . Hoạt động 2 : học sinh hoạt động theo nhóm - Thông qua 9 câu hỏi phần tự kiểm tra và 4 câu TNKQ của phần vận dụng, GV yêu cầu đại diện các nhóm tự đặt câu hỏi thuộc các câu trên để kiểm tra phương án trả lời của các nhóm khác . Lưu ý mỗi HS mỗi lần hỏi một nhóm không quá 1 câu trong phần tự kiểm tra và 1 câu TNKQ. - GV điều khiển quá trình hỏi và trao đổi về phương án trả lời giữa các nhóm, trong trường hợp các nhóm không đồng nhất kết quả về chọn phương án trả lời câu hỏi GV có thể sử dụng phương pháp " công não " để nắm kết quả lựa chọn của cả lớp, qua đó có thể kết luận cuối cùng và ghi bảng kết quả đúng nhất. - Sau khi HS đã thảo luận xong GV chốt lại những nội dung cơ bản nhất và nhận xét ý thức, tinh thần tham gia thảo luận của mỗi tổ, biểu dương những tổ có ý thức học tập tốt nhất. Hoạt động 3 : trò chơi ô chữ - GV chia lớp thành 2 đội . - Mỗi HS chỉ được lên điền ô chữ một lần. - GV quy định thời gian tham gia trò chơi . Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV . - Các nhóm sau khi trao đổi và thống nhất các phương án trả lời những nội dung theo yêu cầu của GV thì phân công đặt câu hỏi cho nhóm khác những ý mà nhóm muốn tham khảo kết quả . - Các nhóm có thể tranh luận với nhau về phương án trả lời nếu nhóm được hỏi trả lời chưa chính xác hoặc với phương án trả lời của nhóm mình . III:Củng cố - dặn dò: 1.Củng cố : - HS đọc ghi nhớ SGK. 2. Dặn dò : - HS xem lại các kiến thức đã học . IV:Rút kinh nghiệm Ký duyệt
Tài liệu đính kèm: