Giáo án Tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 2: Văn tự sự - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu

Giáo án Tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 2: Văn tự sự - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu

Tự sự là phương thức chủ yếu để thông báo sự việc, tìm hiểu sự vật, đáp ứng nhu cầu của người đọc người nghe.

- Trình tự thời gian.

- Trình tự không gian.

- Trình tự cuộc đời nhân vật.

- Trình tự sự việc.

- Cốt truyện là yếu tố (cơ bản) đầu tiên của văn tự sự.

- Là một trong những nét đặc trưng để phân biệt giữa văn tự sự với những phương thức biểu đạt khác như văn miêu tả, văn nghị luận.

- Tùy thuộc vào quy mô dài ngắn khác nhau của tác phẩm.

Cốt truyện phải đảm bảo một chuỗi sự việc nối tiếp nhau trong một thời gian và không gian cụ thể, có nguyên nhân, có diễn biến, có điểm mở đầu và điểm kết thúc.

ố Kết luận: Cốt truyện phải có ý nghĩa nhất định.

ố Không đủ điều kiện để tạo nên một tác phẩm hay, có sức thuyết phục người đọc, người nghe.

ố Các sự kiện với các tình tiết cụ thể.

Nhân vật là một yếu tố nghệ thuật hết sức quan trọng không thể thiếu được của mỗi tác phẩm tự sự.

- Nhân vật đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện nhận thức của nhà văn và trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

 + Nhân vật là những con người bằng xương bằng thịt, có tên tuổi, diện mạo, tính cách, có cuộc đời riêng.

 + Nhân vật là các vị thần hoặc bán thần như trong thần thoại, truyền thuyết.

VD: Thần trụ trời, bà Nữ Oa vá trời, Sơn tinh, Thủy Tinh, Thánh gióng .

 + Nhân vật là loài vật; thể hiện cuộc sống, thế giới con người.

VD: Dế mèn, Dế trũi, Bọ Ngựa, Chuột Chù, Chuột nhắt . trong các văn bản.

* NV chính: là những nhân vật xuất hiện nhiều, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm, chi phối toàn bộ diễn biến cốt truyện.

* NV phụ: xuất hiện ít hơn đóng vai trò bổ trợ.

VD: trong truyền thuyết Thánh Gióng:

 + Thánh Gióng là nhân vật chính.

 + Người mẹ, sứ giả, nhà vua, dân làng là nhân vật phụ.

- Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện.

 + Nhân vật chính diện: là nhân vật tích cực, thể hiện chuẩn mực đạo đức của một thời đại, một giai cấp, một tầng lớp được nhà văn khẳng định, ca ngợi.

 + Nhân vật phản diện: Thường là nhân vật mang tính xấu, trái với đạo lí, được nhà văn miêu tả, xây dựng với thái độ phê phán, phủ định.

 * Việc đặt tên nhân vật cũng là một vấn đề, thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả.

- Tên đẹp, quý: dành cho NV có T/c cao thượng-NV chính diện.

- Tên xấu dành cho kẻ ác, kẻ xấu-NV pghản diện.

- Đối với một số trường hợp, nhà văn có thể gọi tên NV bằng một số đặc điểm nào đó về ngoại hình, về tính cách(Sọ Dừa, Lọ Lem, .) hoặc gọi tên NV bằng nghề nghiệp:

 Ông lão đánh cá.

 Cô bé bán diêm.

 Bác tiều, ông ngư.

- Tác phẩm lớn, đồ sộ về dung lượng về chủ đề thì nhà văn thì nhà văn phải huy động một số lượng NV lớn.

- Tác phẩm ngắn số NV sẽ ít.

- Thậm chí có những truyện cchỉ có một NV.

- Có chi tiết lớn: đóng vai trò chính để dẫn dắt cốt truyện.

- Có chi tiết nhỏ: đóng vai trò bổ trợ làm rõ chi tiết lớn.

 Ví dụ : Trong truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo có một chuỗi những (sự việc) chi tiết chính:

 - Chi tiết thứ nhất: Cả làng chuột tề tựu nghe ông Cống bàn kế mua nhạc buộc vào cổ mèo để ngăn ngừa hậu họa bị mèo bắt rình, bắt lén.

 - Chi tiết thứ hai: Khi nhạc đã kiếm được, hội đồng chuột họp lại, đùn đẩy nhau để cử người ra thực hiện kế sách đeo nhạc cho mèo.

 - Chi tiết thứ ba: Chuột Chù chậm chạp lãnh trách nhiệm nhưng vừa thấy mèo nhe nanh, giương vuốt đã bỏ chạy khiến cho kế hoạch hoạn toàn thất bại.

 

doc 10 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 2: Văn tự sự - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..... tháng .... năm 2007 Ngày dạy: ..... tháng .... năm 2007
Chủ đề 2: văn tự sự
Thời gian 7 tiết
Tiết 1,2: 	Đặc điểm của văn tự sự
A/ Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh hiểu khái niệm văn tự sự, các yếu tố nghệ thuật cơ bản tạo nên một tác phẩm tự sự.
B/ Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hiểu thế nào là nghĩa của từ ? Từ nhiều nghĩa là gì ?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
? Em hiểu tự sự là gì ?
? Những trình tự trong văn tự sự ?
? Em hiểu cốt truyện là gì ?
? Cốt truyện dài ngắn phụ thuộc vào đâu ? 
? Điểm chú ý về cốt truyện ?
? Nếu cốt truyện sơ sài, nhạt nhẽo, dẫn tới hậu quả gì ? 
? Các chất liệu tạo nên cốt truyện ?
? Nhân vật có vai trò ntn trong văn tự sự ?
? Nhân vật trong văn tự sự ?
? Xét về vai trò thì có những nhân vật nào ? 
? Xét về TT điểm nhìn nhà văn thì có những nhân vật nào ? 
? Việc đặt tên nhân vật như thế nào ? 
? Số lượng NV được thể hiện như thế nào ?
? Cho ví dụ cụ thể ?
Tự sự là phương thức chủ yếu để thông báo sự việc, tìm hiểu sự vật, đáp ứng nhu cầu của người đọc người nghe.
Trình tự thời gian.
Trình tự không gian.
Trình tự cuộc đời nhân vật.
Trình tự sự việc.
Cốt truyện là yếu tố (cơ bản) đầu tiên của văn tự sự.
Là một trong những nét đặc trưng để phân biệt giữa văn tự sự với những phương thức biểu đạt khác như văn miêu tả, văn nghị luận.
Tùy thuộc vào quy mô dài ngắn khác nhau của tác phẩm.
Cốt truyện phải đảm bảo một chuỗi sự việc nối tiếp nhau trong một thời gian và không gian cụ thể, có nguyên nhân, có diễn biến, có điểm mở đầu và điểm kết thúc.
Kết luận: Cốt truyện phải có ý nghĩa nhất định.
Không đủ điều kiện để tạo nên một tác phẩm hay, có sức thuyết phục người đọc, người nghe.
Các sự kiện với các tình tiết cụ thể. 
Nhân vật là một yếu tố nghệ thuật hết sức quan trọng không thể thiếu được của mỗi tác phẩm tự sự.
- Nhân vật đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện nhận thức của nhà văn và trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
 + Nhân vật là những con người bằng xương bằng thịt, có tên tuổi, diện mạo, tính cách, có cuộc đời riêng.
 + Nhân vật là các vị thần hoặc bán thần như trong thần thoại, truyền thuyết.
VD: Thần trụ trời, bà Nữ Oa vá trời, Sơn tinh, Thủy Tinh, Thánh gióng ...
 + Nhân vật là loài vật; thể hiện cuộc sống, thế giới con người.
VD: Dế mèn, Dế trũi, Bọ Ngựa, Chuột Chù, Chuột nhắt ... trong các văn bản.
* NV chính: là những nhân vật xuất hiện nhiều, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm, chi phối toàn bộ diễn biến cốt truyện.
* NV phụ: xuất hiện ít hơn đóng vai trò bổ trợ.
VD: trong truyền thuyết Thánh Gióng:
 + Thánh Gióng là nhân vật chính.
 + Người mẹ, sứ giả, nhà vua, dân làng là nhân vật phụ.
- Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện.
 + Nhân vật chính diện: là nhân vật tích cực, thể hiện chuẩn mực đạo đức của một thời đại, một giai cấp, một tầng lớp được nhà văn khẳng định, ca ngợi.
 + Nhân vật phản diện: Thường là nhân vật mang tính xấu, trái với đạo lí, được nhà văn miêu tả, xây dựng với thái độ phê phán, phủ định.
 * Việc đặt tên nhân vật cũng là một vấn đề, thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả.
- Tên đẹp, quý: dành cho NV có T/c cao thượng-NV chính diện.
- Tên xấu dành cho kẻ ác, kẻ xấu-NV pghản diện.
- Đối với một số trường hợp, nhà văn có thể gọi tên NV bằng một số đặc điểm nào đó về ngoại hình, về tính cách(Sọ Dừa, Lọ Lem, ...) hoặc gọi tên NV bằng nghề nghiệp:
 Ông lão đánh cá.
 Cô bé bán diêm.
 Bác tiều, ông ngư.
- Tác phẩm lớn, đồ sộ về dung lượng về chủ đề thì nhà văn thì nhà văn phải huy động một số lượng NV lớn.
- Tác phẩm ngắn số NV sẽ ít.
- Thậm chí có những truyện cchỉ có một NV.
- Có chi tiết lớn: đóng vai trò chính để dẫn dắt cốt truyện.
- Có chi tiết nhỏ: đóng vai trò bổ trợ làm rõ chi tiết lớn.
 Ví dụ : Trong truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo có một chuỗi những (sự việc) chi tiết chính:
 - Chi tiết thứ nhất: Cả làng chuột tề tựu nghe ông Cống bàn kế mua nhạc buộc vào cổ mèo để ngăn ngừa hậu họa bị mèo bắt rình, bắt lén.
 - Chi tiết thứ hai: Khi nhạc đã kiếm được, hội đồng chuột họp lại, đùn đẩy nhau để cử người ra thực hiện kế sách đeo nhạc cho mèo.
 - Chi tiết thứ ba: Chuột Chù chậm chạp lãnh trách nhiệm nhưng vừa thấy mèo nhe nanh, giương vuốt đã bỏ chạy khiến cho kế hoạch hoạn toàn thất bại. 
I/ Khái niệm
II/ Các yếu tố nghệ thuật cơ bản tạo nên một tác phẩm tự sự
a/ Cốt truyện
b/ Nhân vật
Các loại nhân vật
- Nhân vật chính.
- Nhân vật phụ.
- Nhân vật chính diện,
- nhân vật phản diện.
- Việc đặt tên nhân vật.
- Số lượng NV
I/ Các chi tiết nghệ thuật
4. Củng cố: Em hiểu cốt truyện là gì ? Các nhân vật trong văn tự sự ?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Xem lại bài.
- Học thuộc đặc điểm của NV trong văn tự sự.
Ngày soạn: ..... tháng .... năm 2007 Ngày dạy: ..... tháng .... năm 2007
Tiết 3: lời kể và lời thoại- thứ tự kể 
trong văn tự sự
A/ Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh nắm được:
Lời kể và lời thoại, thứ tự kể trong văn tự sự, tác dụng của nó.
B/ Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hiểu cốt truyện là gì ?
- Nêu hiểu biết của em về NV trong văn tự sự ?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
? Em hiểu thế nào là lời kể ?
* Khi viết lời kể chú ý:
? Lời kể linh hoạt bao gồm những gì ?
? Lời thoại phải như thế nào ?
? Nêu thứ tự kể trong văn tự sự ?
Lời kể và lời thoại trong văn tự sự phải thật sự công dụng.
- Lời kể là lời dẫn dắt cốt truyện, giới thiệu thời gian, không gian.
VD: Ngày xửa, ngày xưa, ở tại một làng nọ ...
+ hay “Buổi sáng hôm ấy”
 “Có lần ...” “Một hôm ...”
+ hoặc lời kể về sự việc diễn ra trong truyện: “Ngay nhịp trống đầu Quắm đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ đánh ráo riết”.
- Lời kể còn là lời giới thiệu nhân vật – giới thiệu về lai lịch, tên tuổi, đặc điểm, hình dáng, tính tình.
- Lời kể phải rõ ràng, kín đáo, ý nhị. Không nên quá cầu kì, dài dòng.
- Lời kể phải phù hợp ngôi kể. Lời kể phải hết sức linh hoạt.
Lời kể bao gồm:
+ Bao gồm trần thuật(thông báo sự việc), miêu tả(tả người, tả cảnh).
+ Tường thuật(ghi lại thời gian, không gian, diễn biến sự việc)
Trong cùng một đoạn văn tự sự phải bao gồm tất cả các hình thức ấy.
Lời thoại phải rất sáng tạo.
Người viết vă tự sự phải chọn lời thoại thật hợp với văn cảnh, hợp với nhân vật(liên quan đến tuổi tác, nghề nghiệp, tính cách)
+ Lời NV là thiếu nhi thì hồn nhiên, ngây thơ, pha chút nũng nịu.
+ Lời NV là người già thì điềm đạm. 
--> Lời thoại có đệm chêm xen những từ ngữ đưa đẩy để làm rõ thái độ của nhân vật.
+ Câu văn trong đối thoại cũng không nhất thiết phải đầy đủ kết cấu chủ vị, có thể dùng kiểu câu tỉnh lược.
- Thông thường lời thoại trong văn tự sự chỉ làm cho NV bổ trợ cho lời dẫn truyện. Nhưng có trường hợp tác giả lại dùng chính lời thoại làm yếu tố cơ bản để toát lên nội dung chủ đề tác phẩm.
- Kể theo thứ tự thời gian, chuyện xảy ra trước kể trước, chuyện xảy ra sau kể sau.
- Ta cũng có thể kể truyện theo trình tự các nhân vật. Kể diễn biến cuộc đời NV này rồi chuyển sang kể diễn biến cuộc đời của NV khác.
Trong thực tế các nhà văn không máy móc tuân thủ một cách kể mà thường có sự phối hợp đan xen trình tự thời gian với cuộc đời của từng NV.
Trình tự thời gian cũng có thể dảo lộn: Đi từ hiện tại quay về quá khứ. Nhắc lại quá khứ để rồi lại trở về với thực tại.
VD:
 Truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng 
I/ Lời kể và lời thoại 
1. Lời kể
2. Lời thoại
II/ Thứ tự kể trong văn tự sự 
4. Củng cố: 
Em hiểu thế nào là lời kể ? Lời thoại trong văn tự sự ?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Xem lại bài.
- Nắm được lời kể, lời thoại.
- Thứ tự trong văn tự sự.
Ngày soạn: ..... tháng .... năm 2007 Ngày dạy: ..... tháng .... năm 2007
Tiết 4,5: những lưu ý khi làm văn tự sự
A/ Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh nắm được:
Khi làm bài văn tự sự ta cần lưu ý điểm gì? 
Về xác định cốt truyện và tạo tình huống, cách xây dựng nhân vật, cách viết lời kể, lời thoại. Cách sắp xếp bố cục. Cách vận dụng văn miêu tả trong tự sự.
B/ Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
? Cốt truyện trong văn tự sự phải như thế nào ?
? Tình tiết trong truyện?
? Thông thường người ta kể theo cách nào?
? Nhược điểm của cách kể trên ?
? Phần mở bài viết như thế nào ?
? Phần kết thúc ? 
- Cốt truyện phải có nhiều tình tiết với những diễn biến phong phú.
Không nên chọn cốt truyện khá đơn giản. Dù là kể chuyện người thực, việc thực, hay kể chuyện sáng tạo thì cốt truyện cũng phải bắt rễ từ hiện thực cuộc sống.
Có thể có hư cấu, tức là thay đổi, thêm bớt để cốt truyện hay hơn, hấp dẫn hơn nhưng tránh bịa đặt cốt truyện.
Không được đưa vào cốt truyện những tình tiết phi lí, thiếu thực tế.
- Trong chuỗi các tình tiết được đưa vào cốt truyện, người kể phải biết xác định tình tiết nào là chính, tình tiết nào là phụ, biết nhấn vào tình tiết quan trọng.
- Cần tạo tình huống trong truyện. XD tình huống đặc sắc là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của cốt truyện.
- Lựa chọn số lượng nhân vật phù hợp với cốt truyện, xác định NV nào là chính, NV nào là phụ.
+ Số lượng Nv không quá nhiều, không quá ít.
 - NV dù chính hay phụ thì cũng nên được miêu tả với một chân dung cụ thể(có tên tuổi, vóc dáng, trang phục, diện mạo, tính tình)
Quan tâm tới thao tác miêu tả ngoại hình để làm nổi bật tính cách nhân vật.
+ Việc đặt tên NV cũng nên cân nhắc.
- NV được xây dựng trong tác phẩm tự sự phải xuất phát từ nguyên mẫu ngoài đời.
- Lời kể, người viết văn tự sự phải biết cân nhắc, gọt giũa.
- Lời kể phải rõ ràng nhưng kín đáo, ý nhị không nên quá cầu kì, dài dòng.
- Lời kể phải hết sức linh hoạt.
- Lời kể phải phù hợp với ngôi kể.
Khi viết lời thoại phải nắm được đặc điểm tính cách, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính của các NV tham gia hội thoại.
Thông thường người ta thường đi theo thứ tự sự việc gì diễn ra trước kể trước, việc gì diễn ra sau kể sau. Cách kể này tuân thủ một kiểu dàn bài có 3 phần rõ rệt:
Phần mở bài: Giới thiệu chung về NV và sự việc.
Phần thân bài: Kể diễn biến sự việc.
Phần kết bài: Kể kết thúc của sự việc.
Kể không sáng tạo, thậm chí gợi cho người đọc một cảm giác đơn điệu.
- Trong thực tế làm văn dù kể chuyện người thật, việc thật hay kể chuyện tưởng tượng cũng có thể thay đổi thứ tự kể theo hướng đan xen các sự việc: từ hiện tại(nêu kết quả) quay trở lại quá khứ(lí giải nguyên nhân, diễn biến).
Nếu kể theo cách này thì cách triển khai các phần trong bố cục bài văn tự sự cũng sẽ rất đa dạnh, phong phú.
 Phần mở bài không nhất thiết là đoạn văn giới thiệu NV và sự việc mà có thể chỉ bằng câu giới thiệu thời gian, không gian, miêu tả cảnh vật nêu tâm trạng, ý nghĩ của NV. Cũng có thể mở đầu bằng một tiếng gọi, một vài câu đối thoại ngắn.
 Kết thúc bằng một vài câu giới thiệu không gian, thời gian, miêu tả cảnh vật, không khép lại vấn đề mở ra một hướng suy nghĩ.
Trong phương thức tự sự, văn miêu tả đóng một vai trò rất quan trọng.
- Bức tranh tả cảnh thiên nhiên làm nền cho câu chuyện(đêm sáng trăng, một buổi chiều hè, một sân trường, một ngõ phố, một bãi cỏ sau làng.)
- Bức tranh tả cảnh sinh hoạt cụ thể, sinh động(một buổi lao động, cảnh một trò chơi, cảnh một gia đình sinh hoạt.)
- Chân dung các NV: những tâm trạng cụ thể.
- Khi làm một bài văn tự sự chú ý sử dụng văn miêu tả đúng lúc, đúng chỗ và hợp lí.
- Ngoài những câu văn trần thuật, người viết nên chú trọng dùng những từ ngữ có sức gợi cảm, gợi tả. Nhất là các từ láy tượng hình, tượng thanh, những câu văn giàu hình ảnh, nhạc điệu.
1/ Cách xác định cốt truyện và tạo tình huống
2/ Thao tác xây dựng nhân vật
3/ Cách viết lời kể và lời thoại 
* Lời kể
* Lời thoại
4/ Cách sắp xếp bố cục
5/ Cách vận dụng văn miêu tả trong tự sự
4. Củng cố: 
Nêu cách sắp xếp bố cục văn bản ?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Xem lại bài.
- Nắm chắc nội dung kiến thức trong bài.
Ngày soạn: ..... tháng .... năm 2007 Ngày dạy: ..... tháng .... năm 2007
Tiết 6: bài tập luyện tập văn tự sự 
A/ Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh nắm được: Chuỗi sự việc trong văn tự sự, biết chọn lọc sự việc. 
B/ Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Khi xây dựng nhân vật phải chú ý điểm gì ?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập
GV nêu yêu cầu BT 2
 Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” thuộc kiểu văn bản nào ? Vì sao em biết như vậy ?
 Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”thuộc kiểu văn bản tự sự vì:
Truyện đã thể hiện phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng đến kết thúc, chuỗi sự việc có ý nghĩa.
Sự việc:
Vua Hùng chọn con nối ngôi, truyền ngôi.
Chàng con trai thứ 18 nằm mộng gặp thần bảo lấy lúa gạo làm bánh lễ Tiên Vương.
Chàng lấy đậu xanh, gạo nếp, thịt lợn, lá dong gói bánh.
Ngày lễ Tiên Vương các lang mang lễ đến trình vua.
Vua cho đem bánh lang Liêu làm ra để ăn, đặt tên bánh hình vuông là bánh chưng, hình tròn là bánh giầy.
Lang Liêu sẽ nối ngôi Tiên Vương.
Từ đấy nước ta lấy tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.
Chọn lọc những sự việc mà hai NV Lí Thông và Thạch Sanh đã làm:
* Lí Thông:
- Lí Thông lừa Thạch Sanh canh miếu thờ để nộp mạng thay mình.
- LT cướp công giết chằn tinh của TS.
- LT tiếp tục cướp công và hãm hại TS.
--> LT tiêu biểu cho phe ác, phe phi nghĩa.
* Thạch Sanh:
- TS đi canh miếu thờ thay LT và giết được chằn tinh.
- TS bắn đại bàng bị thương.
- TS xuống hang cứu công chúa.
- TS được lấy công chúa.
- TS đánh đàn chống trả quân 18 nước chư hầu.
- TS thiết đãi cơm kẻ thua trận. 
Bài tập 1
Bài tập 2
3. Củng cố: 
- Em có nhận xét gì về cách trình bày các sự việc trong văn bản tự sự ?
4. Hướng dẫn về nhà: 
 - Xem lại bài.
 - Đọc lại văn bản: “Em bé thông minh” sắp xếp chuỗi sự việc theo trình tự.
Ngày soạn: ..... tháng .... năm 2007 Ngày dạy: ..... tháng .... năm 2007
Tiết 7: đề bài luyện tập 
A/ Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh nắm được: 
Kể chuyện về người bạn là kể những sự việc gì ?
Phương pháp kể như thế nào ?
B/ Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
 Giáo viên ghi đề bài lên bảng
I/ Tìm hểu đề:
Thể loại: kể chuyện.
Nội dung: kể về người bạn mới quen.
Ngôi kể: người kể xưng tôi.
II/ Viết bài
Bài viết phải có nội dung sau:
Mở bài: Giới thiệu bạn mới quen, tên bạn.
Thân bài: 
+ Gặp bạn trong hoàn cảnh nào?
+ Bạn học ở đâu ?
+ Giới thiệu mình với bạn.
+ Tính tình của bạn.
+ Hai người nói gì về công việc của nhau(công việc hằng ngày, học tập, vui chơi).
+ Giọng điệu nói của bạn.
+ Vào ngày đi học, giờ ra chơi em và bạn làm gì ?(đá cầu, chơi cầu lông, đi quanh sân trường,...)
+ Khi có điều vui, điều buồn thì ...
+ Nếu có gì sai sót thì cả hai đều rút kinh nghiệm.
+ Chúng tôi đã trở thành bạn thân.
+ Tôi học kém hơn bạn nhưng vẫn cố gắng để bằng bạn.
- Kết bài: Tình cảm của mình với bạn hiện tại, sau này.
II/ Luyện nói
Căn cứ vào phần chuẩn bị bài GV gọi lên bảng nói.
Học sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố: 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
4. Hướng dẫn về nhà: 
 - Xem lại bài.
 - Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
 - Đọc lại truyện dân gian đã học

Tài liệu đính kèm:

  • docChu de 2.doc