Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần học 1 đến tuần 9

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần học 1 đến tuần 9

 BÀI 1: Văn bản:

 CON RỒNG, CHÁU TIÊN.

 (Truyền thuyết)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết

 - Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về truyền thống dân tộc.

 - Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.

 1.Kiến thức:

 - Khái niệm thể loại truyền thuyết

 - Nhân vật, sự kiện cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.

 - Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn họcdân gian thời kì dựng nước

2.Kĩ năng:

 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết

 - Nhận ra những sự việc chính của truyện

 - Cảm nhận được những nét đẹp về các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện

 

doc 69 trang Người đăng thu10 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần học 1 đến tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 	
Tiết 1 	
Ngày soạn :	07.08.2010	 
Ngày dạy: 10.08.2010
 BÀI 1: Văn bản:
	 CON RỒNG, CHÁU TIÊN.
 	 (Truyền thuyết)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết
 - Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về truyền thống dân tộc.
 - Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
 1.Kiến thức :
 - Khái niệm thể loại truyền thuyết 
	 - Nhân vật, sự kiện cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
 - Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn họcdân gian thời kì dựng nước	
2.Kĩ năng : 
 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết 
 - Nhận ra những sự việc chính của truyện
 - Cảm nhận được những nét đẹp về các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện
3.Thái độ : Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, biết tôn vinh nòi giống Rồng Tiên. 
C. PHƯƠNG PHÁP.
 - Thuyết giảng, vấn đáp, thảo luận (nhóm, cặp)
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1) Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: .......................................................
 2) Bài cũ: 
 Văn học được chia thành hai dòng văn học chính, đó là văn học DG và văn học Viết. Văn học viết thường phải có tác giả, ví dụ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của tác giả Xuân Quỳnh. Còn VHDG do tập thể người xưa sáng tác không xác định được tác giả. Theo em, các thể loại như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyền thuyết có xác định được tác giả không? Vậy chúng thuộc dòng văn học gì?
 3) Bài mới: : Giới thiệu bài : Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại , truyền thuyết kì diệu . Dân tộc Kinh ( Việt ) chúng ta đời sinh sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ S bên bờ biển đông , bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm , huyền ảo: Con Rồng , cháu Tiên .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 	 NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
? Văn bản “Con Rồng cháu Tiên” thuộc thể loại truyền thuyết. Vậy em hiểu truyền thuyết là gì?
Hs phát biểu
Gv nhận xét, kết luận
Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn banû
Giáo viên đọc mẫu một đoạn
Hs đọc tiếp nối.
 - Giáo viên gọi học sinh đọc chú thích trong SGK. Giải thích một số từ khó 
? Truyện được chia làm mấy đoạn chính ? Em hay nêu từng đoạn ? 
- Hs trả lời.
- Gv nhận xét, chốt đoạn.
? Truyện có mấy nhân vật chính? 
? Các nhân vật đó được giới thiệu qua những chi tiết nào ? 
? Em có nhận xét gì về nguồn gốc xuất thân của LLQ và ÂC?
Hs trả lời
Gv nhận xét, chốt ý
? Như duyên tiền định LLQ và ÂC đã gặp nhau và cuộc hôn nhân của họ có điều gì không bình thường? 
? Việc sinh nở những đứa trẻ có điều gì khác thường ? 
Hs thảo luận và trả lời. Gv nhận xét
Hs thảo luận :
? Tác giả dân gian sáng tạo ra chi tiết sinh ra bọc trăm trứng rồi mới nở ra trăm con. Qua đó tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
? LLQ chia con như thế nào?
? Chia con như vậy nhằm mục đích gì?
? Người Việt Nam là con cháu của ai?
- Hs suy nghĩ và trả lời
- Gv nhận xét
? Trong văn bản con Rồng, cháu Tiên có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- Hs nêu
- Gv nhận xét, ghi bảng
? Em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
- Hs nêu
- Gv nhận xét, kết luận
Hoạt động 3: Tổng kết
? Cho học sinh đọc ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học
? Em có biết những câu chuyện nào khác giải thích nguồn gốc của dân tộc Vn ngoài Truyền thuyết : LLQ và ÂC?
? Em hãy kể diễn cảm truyện “ Con rồng cháu tiên"
I. Giới thiệu chung.
a. Khái niệm truyền thuyết: SGK
b. Tác phẩm: Đây là truyền thuyết về thời đại các vua hùng giai đoạn đầu.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc – Tìm hiểu từ khĩ.
2. Tìm hiểu văn bản.
*.Bố cục: ba đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến..điện Long Trang
Đoạn 2: Tiếp đến “lên đường”
Đoạn 3: Phần còn lại
* Phân tích. 
+ Nôäi dung.
a.Nguồn gốc LLQ và ÂC.
 -Lạc Long Quân: nòi Rồng, con trai thần long nữ, sức khoẻ vô địch, giúp dân trồng trọt.
 -Âu Cơ: Giống tiên, con gái Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần
 => Họ xuất thân từ dòng dõi cao quý, đẹp đẽ.
b.Cuộc hôn nhân của hai người 
 -Đẻ ra một bọc trứng.
 -Nở ra 100 con.
 -Con không cần bú mớm.
 -Lớn nhanh đẹp đẽ.
à Chi tiết kỳ lạ, hoang đường giải thích nguồn gốc ra đời của các dân tộc Việt Nam ( 54 dân tộc anh em)
c.Việc chia con
-> Chia con cai quản non sông, gây dựng đất nước. Thể hiện ý nguyện của dân tộc về sự yêu thương, đoàn kết của người Việt Nam.
=> Lập ra nhà nước Văn Lang tiến bộ hơn thời thị tộc, bộ lạc.
+. Nghệ thuật.
- Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo
- Xây dưng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh.
+. Ý nghĩa văn bản.
- Truyện kể về nguồn gốc dân tộc con Rồng, cháu Tiên. Ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết của dân tộc ta.
3.Tổng kết
 Ghi nhớ: SGK/ 8
III. Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ để nhớ một số chi tiết chính trong truyện
- Kể lại truyện
- Liên hệ một câu chuyện có nội dung giải thích nguồn gốc người Việt, chuan bị trước bài mới.
E.RÚT KINH NGHIỆM
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 1 
Tiết: 2
Ngày soạn: 07.08.09
Ngày dạy: 10.08.09
	Văn bản:
 	BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY.
	(Truyền thuyết)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản 
«  Bánh chưng, bánh giầy »
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1.Kiến thức :
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm văn học thuộc thể loại truyền thuyết
 - Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
 - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm lao động, đề cao nghề nông- một nét đẹp văn hoá người Việt
Giúp học sinh hiểu được nguồn gốc bánh chưng bánh giày.
 2.Kĩ năng : 
 - Đọc – hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.
 - Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
 3.Thái độ :
 -Thể hiện lòng tự hào về trí tuệ dân tộc về phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt Nam
C. PHƯƠNG PHÁP.
 - Thuyết giảng, vấn đáp, thảo luận (nhóm, cặp)
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1) Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số lớp:..........................................................
 2)Bài cũ ? Kể lại truyện Con rồng, cháu tiên?
 3)Bài mới: GTB: Mỗi khi tết đến, xuân về, người Việt Nam chúng ta lại nhớ tới đôi câu đối quen thuộc và nổi tiếng : “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,
	Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.”
	Bánh chưng cùng bánh giầy là hai thứ bánh không những rất ngon, rất bổ, không thể thiếu được trong mâm cỗ tết của dân tộc Việt Nam mà còn mang bao ý nghĩa sâu xa, lí thú. Các em có biết hai thứ bánh đó bắt nguồn từ một truyền thuyết nào từ thời vua Hùng? Bài học hôm nay sẽ cho các em biết được điều đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS	GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung 
- Gv nhắc lại khái niệm truyền thuyết, liên hệ tác phẩm
Hoạt động 2: HD tìm hiểu văn bản
- Giáo viên đọc mẫu, cho học sinh đọc
? Mỗi học sinh đọc một đoạn.
-Giáo viên giải thích một số chú thích khó.
?Truyện có thể chia thành mấy đoạn?
- Hs nêu.
- Gv nhận xét
? Hoàn cảnh triều đại vua Hùng thời bấy giờ được giới thiệu như thế nào? 
? Khi về già vua có nguyện vọng gì?
? Vua cha làm cách nào để chọn người nối ngôi?
 - Hs thảo luận và trả lời các câu hỏi.
 - Gv nhận xét, bổ sung
? Các lễ vật của các Lang làm ra ngoài giá trị vật chất còn mang ý nghĩa tinh thần nào không ?
? Mục đích của họ là gì? Họ là những con người như thế nào? 
Học sinh thảo luận nhóm 4 em
? Vậy em thấy LL là người như thế nào? Vì sao LL được thần giúp đỡ.
Bánh LL làm có vừa ý vua không? Vì sao?
- Hs trả lời
- Gv nhận xét.
Hs thảo luận cặp
? LL được nối ngôi tức là nối được chí vua. Vậy ý vua, chí vua Hùng là gì?
- Hs trả lời. Gv nhận xét, chốt ý
Hoạt động 3: Tổng kết
? Ý nghĩa của truyện là gì?
Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học
Cho học sinh thảo luận
Đại diện từng tổ, trình bày 
- Cho các tổ khác nhận xét
- Giáo viên nhận xét.
=> Rút ra ý nghĩa.
I.Giới thiệu chung
* Tác phẩm: Truyền thuyết về thời đại các vua Hùng dựng nước.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc – Tìm hiểu từ khĩ.
2. Tìm hiểu văn bản.
* Bố cục: Gồm ba đoạn
+Đoạn 1: Đọc từ đầu đến “chứng giám”.
+Đoạn 2 :Tiếp theo đến “hình tròn”.
+Đoạn 3: Phần còn lại.
* Phân tích
+ Nội dung
 A. Vua Hùng chọn người nối ngôi.
- Hoàn cảnh : Vua đã già, giặc ngoài đã dẹp yên, thiên hạ thái bình, các con đông
- Truyền ngôi cho ai làm vừa ý và nối được chí vua.
- Hình thức: Bằng một câu đố đặc biệt để thử tài.
=> Vua Hùng: Chú trọng tài năng, không chú trọng thứ bậc con trưởng, con thứ, thể hiện sự sáng suốt vàtinh thần bình đẳng.
 B.Cuộc thi tài giải đố.
- Lễ vật các lang không hợp ý vua vật chất cao sang nhưng ý nghĩa tầm thường
=> Họ là những người tham ngôi báu. 
- Lang Liêu nghèo, có long hiếu thảo, chân thành, được thần linh mách bảo, dâng lên vua Hùng sản vật của nghề nông 
- Bánh của LL làm vừa ý vua. Chàng được chọn làm người nối ngôi.
+ Nghệ thuật
- Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về Lang Liêu được thần mách bảo: “ Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo”
- Lối kể chuyệ ... Hs phát biểu.
Gv nhận xét, giải đáp câu hỏi.
? Em có nhận xét gì về tính chất và mức độ đòi cá vàng đền ơn của mụ vợ ? 
? Cùng với lòng tham mụ vợ còn là người như thế nào nữa ? 
Hs suy nghĩ, trả lời cá nhân 
? Mụ còn bội bạc với ai ? Theo em, cá vàng trừng trị mụ vợ vì lòng tham hay vì bội bạc ?
? Qua nhân vật mụ vợ, nhân dân muốn thể hiện thái độ gì ? 
Hs đọc và trả lời. 
Gv nhận xét, bổ sung
? Đọc truyện, em thấy ông lão là người như thế nào ? 
? Trước những đòi hỏi của mụ vợ, ông lão có thái độ và hành động như thế nào ? 
Hs thảo luận.
? Em có suy nghĩ gì về hành động của ông lão ? 
? Qua đó tác giả muốn phê phán điều gì ? 
Hs trả lời 
? Em có nhận xét gì về cảnh biển khi mỗi lần ông lão gọi con cá vàng ? 
Hs trả lời, gv nhận xét, bổ sung
? Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng?
Hs nêu.
Gv nhận xét.
Hoạt động 3: Tổng kết
Học sinh thảo luận nhóm : 
? Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó?
? Nghệ thuật để tạo nên tính hấp dẫn của tác phẩm này là gì?
? Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản Oâng lão đánh cá và con cá vàng?
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện bằng ngôi thứ nhất theo đúng trình tự các sự việc.
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một chi tiết đặc sắc trong truyện.
I .Tìm hiểu chung 
a.Tác giả : A.pu-skin ( 1799-1837 ) là đại thi hào Nga . 
b.Tác phẩm : Truyện cổ tích của Puskin.
II. Đọc – Hiểu văn bản 
1, Đọc, tìm hiểu từ khĩ
2, Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: 
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự
c. Đại ý: 
d. Phân tích
d1. Nhân vật mụ vợ 
- Là người tham lam 
+ Đòi cái máng .
+ Đòi cái nhà 
+ Đòi làm nhất phẩm phu nhân. 
+ Đòi làm nữ hòang 
+ Đòi làm Long Vương 
=> Lòng tham vô độ ; từ vật chất đến địa vị, từ cái có thực đến cái không có thực . 
- Là người bội bạc, bất nhân, bất nghĩa .
+ Bội bạc với chồng : chữi, mắng, quát, tát đuổi chồng đi 
+ Bội bạc với cá vàng : bắt cá vàng hầu hạ . 
-> Mụ bị trừng trị thích đáng
 -> phê phán, lên án lòng tham và sự bội bạc. 
d2. Nhân vật Ông lão 
- Là người lao động hiền lành , thật thà, nhân hậu . 
- Trước những đòi hỏi của mụ vợ: ông câm lặng => lóc cóc -> lủi thủi => sợ vợ, 
- > Muốn yên thân nên đã vô tình tiếp tay, đồng lõa cho tính tham lam của mụ vợ . 
-> Phê phán tính nhu nhược , phục dịch cái ác và lòng tham
d3. Cảnh biển 
 - Biển êm ả -> nổi sóng -> nổi sóng dữ dội -> mù mịt -> ầm ầm 
 => giận dữ trước lòng tham của mụ vợ
 -> sự bất bình của nhân dân . 
d4. Hình tượng cá vàng 
- Tượng trưng cho sự biết ơn . 
- Đại diện cho cái thiện . 
- Đại diện cho công lý . 
3.Tổng kết 
+ Nghệ thuật:
- Sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hoang đường qua hình tượng cá vàng.
- Có kết cấu sự kiện vừa lặp lại vừa tăng tiến.
- Xây dựng hình tượng đối lập mang nhiều ý nghĩa.
- Kết thúc truyện quay lại hoàn cảnh thực tế.
+ Ý nghĩa văn bản.
Truyện ca ngợi những người biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng đối với những kẻ tham lam bội bạc.
III. Hướng dẫn tự học
E.RÚT KINH NGHIỆM
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 9 
Tiết 35.	
Ngày soạn: 05.10.2010
Ngày dạy: 09.10.2010 
 Tập làm văn:
 THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ.
	HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 2
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự.
 - kể xuôi, kể ngược tuỳ theo nhu cầu thể hiện.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1.Kiến thức: 
 - Hai cách kể- hai thứ tự kể : kể xuôi, kể ngược.
 - Điều kiện cần có khi kể ngược.
 2.Kĩ năng: 
 - Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.
 - Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.
3.Thái độ: 
 - Biết lựa chọn thứ tự kể phù hợp
C. PHƯƠNG PHÁP.
 - Thuyết giảng kết hợp vấn đáp, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6a 2..........................................................................
2. Bài cũ : Ngôi kể là gì ? thế nào là kể theo ngôi thứ nhất ? Kể theo ngôi thứ ba ? 
3. Bài mới : * Giới thiệu bài 
Để làm tốt bài văn tự sự, người viết không chỉ chọn đúng ngôi kể, sử dụng tốt lời kể mà còn cần phải chọn thứ tự kể cho phù hợp . Vậy thứ tự kể là gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó . 
	HOẠT DỘNG CỦA GV VÀ HS	GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự.
 Học sinh thảo luận nhóm
? Tóm tắt các sự việc trong truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”
- Gv cùng hs nhận xét và bổ sung.
? Các sự việc được kể theo thứ tự nào ? 
? Kể theo thứ tự đó có tác dụng gì? 
Học sinh đọc bài văn 
? Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã được kể ra như thế nào ? 
Hs thảo luận nhóm. 
? Liệt kê những sự việc chính ra giấy nháp
Đại diện nhóm đọc. Gv nhận xét
? Bài văn kể lại theo thứ tự nào ? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì ? 
Hs trả lời.
Giáo viên nhấn mạnh : Trong văn tự sự, người kể có thể kể ngược hoặc có thể kể xuôi tùy theo nhu cầu thể hiện mà người kể lựa chọn cách kể phù hợp . 
 Học sinh đọc mục ghi nhơ.
Hoạt động 2: Luyện tập
 Bài 1: Học sinh đọc câu chuyện. 
Học sinh thảo luận nhóm . 
Học sinh làm ,trình bày 
Giáo viên nhận xét. 
Bài 2 : Hướng dẫn học sinh làm 
Giáo viên gọi học sinh đọc – Nhận xét 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
- Tập kể xuôi, kể ngược một truyện dân gian.
- Chuẩn bị cho bài viết số hai bằng cách lập hai dàn ý một đề văn theo hai ngôi kể.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự 
a. Ví dụ: Văn bản: “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
+ Ông lão đánh cá bắt được con cá vàng
à cá vàng hứa trả ơn.
+ Năm lần ra biển cùng có kết quả 5 lần
- Lần 1: Cái máng lợn.
- Lần 2: Toà nhà rộng.
- Lần 3: Bà nhất phẩm phu nhân.
- Lần 4: Nữ hoàng.
- Lần 5: Long vương.
+ Kết quả cuối cùng: Túp lều cũ và cái máng lợn sứt mẻ.
--> Kể xuôi là kể các sự việc liên tiếp nhau theo một trình tự trước sau, việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau, cho đến hết
b. Bài văn : 
- Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu , không ai đến 
- Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người kèm cặp trở nên hư hỏng . 
- Ngỗ trêu chọc đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin. 
- Sự việc Ngỗ bị chó dại cắn kêu cứu không ai đến là hậu quả của việc làm trước đây của Ngỗ . 
à Kể ngược là kể các sự việc theo trình tự không gian, đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó để gây bất ngờ, gây chú ý hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật
=> Thứ tự kể : bắt đầu từ hậu quả rồi đến nguyên nhân => kể ngược . 
c.Ghi nhớ ( SGK ) 
II. Luyện tập 
1. Câu chuyện kể ngược theo dòng hồi tưởng . 
- Kể theo ngôi thứ nhất . 
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò cơ sở cho việc kể ngược . 
2. Lập dàn bài . 
Đề : kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa . 
III. Hướng dẫn tự học
E.RÚT KINH NGHIỆM
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 9 
Tiết 36,37.	
Ngày soạn: 05.10.2010
Ngày dạy: 09.10.2010 
Tập làm văn :
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Học sinh biết làm một bài tập làm văn kể chuyện bằng ngôi thứ nhất
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1.Kiến thức: Giúp hs: Tự kể được một câu chuyện tự sự bằng giọng kể của chính mình.
 2.Kĩ năng: Hs biết kể câu chuyện một cách mạch lạc, diễn cảm, câu văn ít sai lỗi chính tả.
3.Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài, bày tỏ được tình cảm của mình trong khi kể
B. CHUẨN BỊ
+ Giáo viên: Đề bài và đáp án.
+ Hs chuẩn bị giấy , bút.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2/ Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của hs
3/Bài mới:Giáo viên chép đề lên bảng. 
I. Đề bài	 Kể về một thầy ( co)â giáo mà em quy mến
II/ Đáp án .
*Yêu cầu chung:
 - Bài làm có bố cục rõ ràng, biết kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, trình bày sạch ,diễn đạt trôi chảy.
*Yêu cầu cụ thể:
 1.Mở bài : (1 điểm) - Giới thiệu sự việc,bối cảnh.
 2.Thân bài : (8 điểm) - Kể lại diễn biến sự việc kết hợp các yếu tố biểu cảm.
 3. Kết bài: (1 điểm) - Kết thúc sự việc, nêu cảm xúc.
*Dự kiến thang điểm:
-Điểm 9-10 : Bài làm sát yêu cầu của đề, không sai chính tả có cảm xúc cao, gây ấn tượng cho người đọc.
-Điểm 7-8: Bài có bố cục rõ ràng, không sai chính tả, có hàm xúc.
-Điểm 5-6: Còn sai chính tả vài lỗi, đủ dàn ý, bố cục đủ, cảm xúc chưa ấn tượng.
-Điểm 3-4: Thiếu ý, bố cục rời rạc, dựng đoạn yếu, sai chính tả.
-Điểm 1-2: Lạc đề, diễn đạt vụng.
III. Biểu điểm
Lớp /Sĩ số
8-9
7
6
5
4
3
2
TRÊN TB
DƯỚI TB
6A2:37
4.Hướng dẫn tự học
- Về nhà học bài, soạn bài “ Eách ngồi đáy giếng” và “ Thầy bói xem voi”

Tài liệu đính kèm:

  • docthang van 6 T1 T9.doc