I. Mục tiêu:
· Kiến thức: học sinh thấy được sự giống và khác nhau giữa khái niệm phân số đã học ở Tiểu học với khái niệm phân số học ở lớp 6.
· Kĩ năng: rèn cho hs những kĩ năng viết được các phân số mà tử và mẫu là các số nguyên, thấy được số nguyên cũng là một phấn số có mẫu số bằng 1. Biết dùng phân số để biểu diễn một nội dung thực tế.
· Thái độ : nghiêm túc tiếp thu, tính toán cẩn thận chính xác.
II. Chuẩn bị:
· Tài liệu : SGV, SGK, SBT, TKBG toán 6.
· Phương pháp : thuyết trình, gợi mở vấn đáp, hoạt động nhóm.
· Đồ dùng: bảng phụ, phấn màu, bút dạ.
III. Các bước dạy học:
1.On định lớp:
A1.:
A2.:
2.Kiểm tra bài cũ: hãy lấy ví dụ về phân số đã được học ở Tiểu học?
3.Giảng bài mới:
TUẦN THỨ 22 TIẾT 68 NS: 10 / 02 / 2008 ND:14/02/ 2008 KIỂM TRA CHƯƠNG 2 =========================================================================================== I. Mục tiêu: Kiến thức: Tìm hiểu khả năng nắm bắt những kiến thức đã học trong chương 2. Kĩ năng: rèn cho hs những kĩ năng vận dụng những kiến thức trên vào làm bài tập. Thái độ : nghiêm túc làm bài, tính toán cẩn thận chính xác. II. Chuẩn bị: Tài liệu : SGV, SGK, SBT, TKBG toán 6. Phương pháp : kiểm tra viết trắc nghiệm và tự luận. Đồ dùng: III. Các bước dạy học: 1.Oån định lớp: A1.: A2.: 2.Kiểm tra bài cũ: KKT 3.Giảng bài mới: Đề Bài I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3đ) 1. Nếu x – 2 = -5 thì x bằng: A. 3 B. -3 C . -7 D.7 2. Kết quả phép tính 12 – ( 6 – 18) = A. 24 B. -24 C . 0 D.-12 3. Kết quả phép tính (-3)3 = A. -9 B. 22 C . -27 D.27 4. Kết quả phép tính (-2). 3 . (-8) = A. -48 B. 22 C .-27 D.48 5. Hai số đối nhau có : A. Có giá trị tuyệt đối bằng nhau B. Có tích là một số dương. C. Có tổng lớn hơn 0. D. Không có đáp án nào đúng. 6. Các số nguyên x: -8 < x < 8 có tổng bằng: A. 1 B.2 C .0 D.-1 II. PHẦN TỰ LUẬN: (7Đ) Bài 1 : Thực hiện phép tính : (3đ) a/ (-2)3 . (-5) + 7 . (-3) + (3-) . (-7) b/ liệt kê các phần tử x và tính tổng: -8 < x 8 Bài 2: Tính nhanh ( 1đ) (-98) . ( 1 – 246 ) + ( - 98 ) . 246 Bài 3: (3đ): Tìm x biết a/ ( 2x – 8) (-2)2 = 16 b/ 45 : ( 3x – 4) = (-3)2 ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3đ) 1. Nếu x – 2 = -5 thì x bằng: mỗi ý đúng được 0,5 điểm Chọn . B. -3 2. Kết quả phép tính 12 – ( 6 – 18) = Chọn .A. 24 3. Kết quả phép tính (-3)3 = Chọn . C . -27 4. Kết quả phép tính (-2). 3 . (-8) = Chọn . D.48 5. Hai số đối nhau có : Chọn .A. Có giá trị tuyệt đối bằng nhau 6. Các số nguyên x: -8 < x < 8 có tổng bằng: chọn . C .0 II. PHẦN TỰ LUẬN: (7Đ) Bài 1 : Thực hiện phép tính : (3đ) a/ (-2)3 . (-5) + 7 . (-3) + (3-) . (-7) = (-8) . (-5) + (-21) + 21 1đ = 40 + 0 0,5đ = 40 0,5đ b/ liệt kê các phần tử x và tính tổng: -8 < x 8 x = { -7;-6;-5;-4;-3;-2;-1;0;1;2;3;4;5;6;7;8} 0,75đ tính tổng bằng 8 0,75đ Bài 2: Tính nhanh ( 1đ) (-98) . ( 1 – 246 ) + ( - 98 ) . 246 = (-98).1 – ( -98) . 246 + ( - 98 ) . 246 0,5đ = -98 + 0 0,25đ = -98 Bài 3: (3đ): Tìm x biết a/ ( 2x – 8) (-2)2 = 16 ( 2x – 8) . 4 = 16 0,25đ ( 2x – 8) = 16 : 4 0,25đ ( 2x – 8) = 4 0,25đ 2x = 4 + 8 0,25đ 2x = 12 0,25đ x = 6 0,25đ b/ 45 : ( 3x – 4) = (-3)2 45 : ( 3x – 4) = 9 0,25đ ( 3x – 4) = 45 : 9 0,25đ ( 3x – 4) = 5 0,25đ 3x = 5 + 4 0,25đ 3x = 9 0,25đ x = 3 0,25đ 4.Củng cố và dặn dò: * Củng cố: Thu bài và nhận xét thái độ làm bài của hs. * Dặn dò : Làm lại bài kiểm tra vào vở bài tập. 5.Rút kinh nghiệm .. ¯ TUẦN THỨ 22 TIẾT 69 NS: 10 / 02 / 2008 ND: 13 /02 / 2008 . CHƯƠNG 3 : PHÂN SỐ MỞ RỘNG KHÁI NIỆM PHÂN SỐ ======================================== ================================================== I. Mục tiêu: Kiến thức: học sinh thấy được sự giống và khác nhau giữa khái niệm phân số đã học ở Tiểu học với khái niệm phân số học ở lớp 6. Kĩ năng: rèn cho hs những kĩ năng viết được các phân số mà tử và mẫu là các số nguyên, thấy được số nguyên cũng là một phấn số có mẫu số bằng 1. Biết dùng phân số để biểu diễn một nội dung thực tế. Thái độ : nghiêm túc tiếp thu, tính toán cẩn thận chính xác. II. Chuẩn bị: Tài liệu : SGV, SGK, SBT, TKBG toán 6. Phương pháp : thuyết trình, gợi mở vấn đáp, hoạt động nhóm. Đồ dùng: bảng phụ, phấn màu, bút dạ. III. Các bước dạy học: 1.Oån định lớp: A1.: A2.: 2.Kiểm tra bài cũ: hãy lấy ví dụ về phân số đã được học ở Tiểu học? 3.Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG GHI BẢNG Gv(đvđ): các em đã được biết về phân số ở Tiểu học với tử số và mẫu số là các số tự nhiên khác 0. Nếu tử và mẫu được thay bằng số nguyên thí dụ có phải là phân số hay không?. Vậy để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. Gv: Em hãy lấy ví dụ thực tế trong đó phải dùng phân số để biểu thị ? Hs: lấy ví dụ: GV: khi cho phân số ta có thể coi là thương của phép chia vậy với việc dùng phân số ta có thể ghi được kết quả của phép chia hai số tự nhiên dù rằng số bị chia có chia hết hay không chia hết cho số chia ( với điều kiện số chia khác không). GV: là thương của phép chia nào? HS: là thương của phép chia GV: khẳng định ; ; đều là các phân số. Vậy thế nào là một phân số? HS: trả lời. GV: So với khái niệm phân số đã học ở tiểu học em thấy có gì khác hay không? HS: trả lời GV: ta thấy ở đây phân số có tử và mẫu không phải chỉ là số tự nhiên mà có thể là số nguyên. GV: mẫu số của phân số cần có điều kiện gì? HS: mẫu của phân số phải là số khác 0 GV: yêu cầu HS nhắc lại tổng quát của phân số. GV: hãy cho ví dụ về phân số? Cho biết tử và mẫu của các phân số đó. Hs : tự lấy ví dụ và chỉ ra tử và mẫu của các phân số. GV: yêu cầu HS làm ?2 Trong các cách viết sau, cách viết nào cho ta phân số: HS : các cách viết cho ta phân số là. GV: là phân số, vậy mọi số nguyên có thể viết dưới dạng phân số hay không? HS: trả lời 1. Khái niệm phân số. Tổng quát: Người ta gọi với a,b thuộc Z b khác 0 là một phân số , a là tử số , b là mẫu số của phân số. 2. Ví dụ: Số nguyên a có thể viết dưới dạng phân số 4.Củng cố và dặn dò: * Củng cố: - Gv cho HS hoạt động nhóm các bài tập 2a,c; 3b,d trang 6 SGK * Dặn dò : - Đọc phần có thể em chưa biết T 6 SGK. - Học thuộc bài và làm bài 1,4,5,6 trang 6 sgk Chuẩn bị trước bài “ Phân số bằng nhau” 5.Rút kinh nghiệm .. ¯ TUẦN THỨ 22 TIẾT 70 NS: 10 / 02 / 2008 ND: 13 /02 / 2008 PHÂN SỐ BẰNG NHAU I. Mục tiêu: Kiến thức: hs nắm vững khái niệm hai phân số bằng nhau nếu ad = bc Kĩ năng: Có kỹ năng khẳng định ngay hai phân số bằng nhau, không bằng nhau. Lập được các cặp phân số bằng nhau từ một đẳng thức. Biết áp dụng vào bài toán thực tế. Thái độ: nghiêm túc tiếp thu, tính toán cẩn thận chính xác. II. Chuẩn bị: Tài liệu : SGV, SGK, SBT, TKBG toán 6. Phương pháp : thuyết trình, gợi mở vấn đáp, hoạt động nhóm. Đồ dùng: bảng phụ, phấn màu, bút dạ. III. Các bước dạy học: 1.Oån định lớp: A1.: A2.: 2.Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là phân số ? Cho ví dụ. - Chữa bài 4 T 4 SBT. -Viết các phép chia sau dưới dạng phân số : -3 : 5 (-2): (-7) 2 : (-11) 3.Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG GHI BẢNG Gv(đvđ): Khi cho ta hai phân số làm thế nào để biết hai phân số đó có bằng nhau hay không? Vậy để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. Gv: đưa hình vẽ lên màn hình : có 1 cái bánh hình chữ nhật Lần 1 Lần 2 Hỏi mỗi lần đã lấy đi bao nhiêu phần cái bánh? Hs : trả lời Gv: Nhận xét gì về 2 phân số ? Vì sao? Hs: 2 phân số trên bằng nhau vì cùng biểu diễn một phần của cái bánh. Gv: nhìn hai phân số ta thấy có các tích nào bằng nhau? Hs: 1 . 6 = 2 . 3 Gv: hai phân số khi nào? Hs: trả lời. Gv: điều này vẫn đúng với các phân số có tử và mẫu là các số nguyên. Gv: Căn cứ vào định nghĩa trên xét xem có bằng nhau không? Hs: trả lời Gv: cho hs hoạt động nhóm làm ?1 và ?2 Hs: thực hiện. Gv: cho hs làm ví dụ 2: Hs: thực hiện Gv: cho hs làm bài tập 6 t 8sgk. Hs: thực hiện 1. Định nghĩa : Hai phân số gọi là bằng nhau nếu ad = bc 2. Các ví dụ: Ví dụ 1: vì (-3) . (-8) = 4 . 6 = 24 vì 3.7 -4 .5 Ví dụ 2: Tìm số nguyên x biết 28 . x = 4 . 21 x = x = 3 ` 4.Củng cố và dặn dò: * Củng cố: - Điền số thích hợp vào ô trống a/ b/ b/ Từ đẳng thức : 2 . (-6) = (-4) . 3 * Dặn dò : - Nắm vững định nghĩa hai phân số bằng nhau. - Học thuộc bài và làm bài 7 -> 10 trang 9 sgk - Chuẩn bị trước bài “Tính chất cơ bản của phân số .” 5.Rút kinh nghiệm .. ¯
Tài liệu đính kèm: