Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 63, Bài 12: Tính chất của phép nhân - Trần Ngọc Tuyền

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 63, Bài 12: Tính chất của phép nhân - Trần Ngọc Tuyền

 I/. MỤC TIÊU:

 * Kiến thức:

 - HS hiểu được các tính chất cơ bản của phép nhân, giao hoán, kết hợp, nhân với 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

 - Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên.

* Kỉ năng:

- Biết vận dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh giá trị của biểu thức.

 * Thái độ:

 Rèn luyện tính nhanh, chính xác và biết cách dùng lập luận.

II/. KẾT QUẢ MONG ĐỢI:

 HS biết được phép nhân các số nguyên củng có tính chất giống như phép nhân các số tự nhiên.

 III/ PHƯƠNG TIỆN ĐÁNH GIÁ:

 Phiếu học tập ,bảng phụ ghi các bài tập.

 IV/ TÀI LIỆU THIẾT BỊ CẦN THIẾT:

 Gv: Phấn màu, bảng phụ ghi các tính chất, chú ý.

HS: Các tính chất của phép nhân Trong N.

V/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1/. Ổn định: 1’

 2/. KTBC: 5’

 - HS1: Tính a/ (-16).12 b/ 22.(-5) c/ (-2500). (-100) d/ (-11)2

 Phép nhân các số tự nhiên có những tính chất nào ? viết dạng tổng quát?

3/. Bài dạy:

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 63, Bài 12: Tính chất của phép nhân - Trần Ngọc Tuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:21 
Tiết:63
NS: 
ND:
Bài 12. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN
 –&—
 I/. MỤC TIÊU:
 * Kiến thức:
 - HS hiểu được các tính chất cơ bản của phép nhân, giao hoán, kết hợp, nhân với 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
 - Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên.
* Kỉ năng: 
- Biết vận dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh giá trị của biểu thức.
 * Thái độ:
 Rèn luyện tính nhanh, chính xác và biết cách dùng lập luận.
II/. KẾT QUẢ MONG ĐỢI:
 HS biết được phép nhân các số nguyên củng có tính chất giống như phép nhân các số tự nhiên.
 III/ PHƯƠNG TIỆN ĐÁNH GIÁ: 
 Phiếu học tập ,bảng phụ ghi các bài tập.
 IV/ TÀI LIỆU THIẾT BỊ CẦN THIẾT:
 Gv: Phấn màu, bảng phụ ghi các tính chất, chú ý.
HS: Các tính chất của phép nhân Trong N.
V/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1/. Ổn định: 1’
 2/. KTBC: 5’
 - HS1: Tính a/ (-16).12 b/ 22.(-5) c/ (-2500). (-100) d/ (-11)2
 Phép nhân các số tự nhiên có những tính chất nào ? viết dạng tổng quát?
3/. Bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1: 
- GV chỉ vào KTBC giới thiệu phép nhân trong z cũng có » tính chất tương tự như trong N.
- HS nghe Gv giới thiệu.
1/. Tính chất giao hoán:
- GV ghi VD lên bảng yêu cầu HS tính:
2. (-3) = ?
(-3) . 2 = ?
- GV: Hãy rút ra nhận xét
- GV: hãy phát biểu thành lời tính chất giao hoán của phép nhân.
- HS trả lời miệng
2 . (-3) = -6
(-3) . 2 = 6
HS: 2 . (-3) = (-3) . 2
- HS: Khi đổi các thừa số trong 1 tích thì tích không đổi.
- HS ghi tổng quát vào vở.
a . b = b . a
1/. Tính chất giao hoán:
Hoạt động 2: 12’
- GV cho HS tính:
[9 . (-5)]. 2 = ?
9. [(-5)]. 2] = ?
GV: Hãy rút ra nhận xét
- GV ghi công thức tổng quát lên bảng:
- HS tính bằng miệng
[9. (-5)]. 2 = (-45). 2 
 = -90
9. [(-5). 2] = 9. (-10)
 = -90
HS: [ 9 . (-5).2] = 9. [(-5).2]
- HS ghi tổng quát vào vở.
2/. Tính chất kết hợp:
a . b) . c = a (b. c)
GV cho HS làm BT 90/ tr 95 SGK
- GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện
 Vậy để tính nhanh tích nhiều thừa số ta làm như thế nào?
- GV hỏi: nếu tích có nhiều thừa số bằng nhau ta viết như thế nào?
- GV: Hãy viết gọn 
(-2). (-2). (-2)
- Làm bài tập 90/95 SGK
+ HS1 thực hiện a.
+ HS 2 thực hiện b.
- HS: Aùp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân.
- HS: Ta viết dưới dạng một luỹ thừa.
-HS Viết :
(-2).(-2).(-2)=(-2)3
- Làm bài tập 90/95 
a/. 15. (-2). (-5). (-6)
= [15.(-2)]. [(-5). (-6)]
 = (-30).30 = -900
b/. 4 . 7 (-11). (-2) = =4.7.[(-11.(-2)]=
= 28. 22 = 616
- GV giới thiệu chú ý SGK
- GV chỉ vào bài tập 90a hỏi: Tích trên có mấy thừa số âm? Kết quả mang số gì?
- GV cho HS thực hiện ? 1, ? 2
- Gv chốt lại: Tích chứa một số chẳng thừa số nguyên âm sẽ mang dấu gì? Tích chứa một số lẽ thừa số nguyên sẽ mang dấu gì?
- HS giới thiệu.
- HS: Tích có 3 thừa số nguyên âm kết quả mang dấu (-)
-
 Làm ?1, ? 2 bằng miệng
- HS phát biểu nhận xét SGK.
Hoạt động 3: 4’
Hoạt động 3: 4 4’
Hãy tính: 
(-5). 1 = ?
1. (-5) = ?
(+ 10). 1 = ?
- HS tính miệng
(-5). 1 = - 5
1. (-5) = -5
(+ 10). 1 = + 10
3/. Nhân với 1:
- Gv: nhân một số nguyên a với 1 được số nào?
- GV: hãy nêu dạng tổng quát.
- GV ghi công thức tổng quát lên bảng:
GV hỏi: nhân a với (-1) thì kết quả bằng mấy ?
- HS: nhân một nguyên a với 1 được a
- HS ghi tổng quát vào vở.
- HS: a nhân với (-1) được -a
a.1 =1.a= a
Hoạt động 4: 8’
GV hỏi: Muốn nhân một số với 1 tổng ta làm như thế nào?
- GV gọi HS nêu công thức tổng quát.
- GV ghi công thức tổng quát lên bảng:
- HS trả lời bằng miệng
- HS: a. (b + c) = ab + ac.
- HS ghi tổng quát vào vở.
4/. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
a. (b + c) = ab + ac
- GV hỏi: Nếu a . (b – c) thì sao?
- GV giới thiệu SGK.
GV: cho HS làm ?5
Tính bằng hai cách và so sánh.
a/ (-8).(5+3)
b/ ( -3+3) .(-5)
- HS: a . (b – c) = ab – ac
- HS quan sát chú ý SGK. Đọc lại chú ý SGK
- Hai HS lên bảng Làm ? 5
- Làm ? 5
a/ C1: (-8).(5 + 3)=(-8).8 = - 64 
 C2: (-8). 5 + (-8). 3 
 =(-40) + (-24) = -64
Vậy(-8).(5 + 3) = (-8). 5 + (-8). 3
b/ C1:( -3+3) .(-5) = 0. (-5) =0 
C2:( -3+3) .(-5) = (-3).(-5) + 3.(-5)
 =15+ (-15)= 0
4/. Củng cố : 8’
- GV hỏi:
+ Phép nhân trong z có những tính chất nào?
+ Tích nhiều số mang dấu dương khi nào? Mang dấu âm khi nào? bằng 0 khi nào?
GV cho HS làm Bài tập 93 tr95 SGK
- HS: có 4 t/c: giao hoán, kết hợp, nhân với 1, phân phối của phép nhân đ/v phép công.
HS lên bảng làm 
Bài tập 93 tr95 SGK
a/ (-4).(+12).(-25).(-6).(-8)
=[(-4).(-25)].[(+125).(-8)].(-6 )
= 100. (-1000). (-6) = 600.000.
b/. (-98). (1 – 246) – 246.98
= -98 + 98. 246 – 2456.98 = 
=-98 + 0 = -98
5/. HDVN: (2’)
- Học thuộc các tính chất, nhận xét, chú ý.
- Làm BT 91,92,94 tr 95 SGK.
- Hướng dẩn bài 92 
 + tính trong ngoặc rồi nhân
 + Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

Tài liệu đính kèm:

  • docSO HOC6 (TIET63).doc