Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 8 đến 9 - Năm học 2008-2009 - Đào Thị Thu Hà

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 8 đến 9 - Năm học 2008-2009 - Đào Thị Thu Hà

I - MỤC TIÊU:

 - HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.

- HS nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.

- Bước đầu tập suy luận dạng:

"Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a, b, c thì suy ra số thứ ba" trong toán hình.

- Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài.

II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- GV: phim trong viết sẵn hình 48, 51 và ?1, các bài tập củng cố.

 Thước thẳng, thước cuộn, thước gấp, thước chữ A

- HS: Thước thẳng có chia khoảng.

III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Hoạt động 1: Ổn định lớp.

Lớp trưởng báo cáo sĩ số

Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ.

- Vẽ đoạn thẳng AB?

- Vẽ điểm M AB?

- Hình vẽ gồm mấy đoạn thẳng? Đo độ dài các đoạn thẳng đó?

- So sánh tổng độ dài AB + BC với AC? Rút ra nhận xét?

 - Một HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp cùng làm.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 238Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 8 đến 9 - Năm học 2008-2009 - Đào Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Ngày dạy: 21/ 10/ 2008
Tiết 8:	 Đ7. độ dài đoạn thẳng.
I - Mục tiêu: 
	- HS biết độ dài đoạn thẳng là gì?
- HS biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng.
- Biết so sánh hai đoạn thẳng.
- Giáo dục tính cẩn thận khi đo đạc.
II - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: phim trong viết sẵn hình 39, 40, 41và ?1; ?2; ?3 và các bài tập củng cố. 
- HS: Thước, bút khác màu.
III - Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: ổn định lớp.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ.
- Đoạn thẳng AN là gì?
- Vẽ một đoạn thẳng, có đặt tên.
- Đo đoạn thẳng đó.
- Viết kết quả đo bằng ngôn ngữ thông thường và bằng ký hiệu.
- Em có nhận xét gì về bài làm của bạn?
ĐVĐ: Vừa rồi bạn đã đo đoạn thẳng MN được kết quả 4 (cm). Ta cũng thường nghe: “độ dài đoạn thẳng . là . cm”. Vậy độ dài đoạn thẳng là gì? được xác định như thế nào? Có những dụng cụ nào để đo? Ta nghiên cứu bài hôm nay...
- Đoạn thẳng AN là hình gồm điểm A, điểm N và tất cả các điểm nằm giữa A và N.
 M N
Đoạn thẳng MN dài 4 (cm)
MN = 4 (cm)
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đo độ dài đoạn thẳng.
- GV chiếu ?2 và hình vẽ 42 lên màn hình -> HS quan sát -> Gọi HS trả lời.
- Yêu cầu 1 HS đọc thông tin (sgk – tr 117)
- Cho đoạn thẳng AB, hãy nêu rõ cách đo độ dài của nó?
- HS vẽ và đo độ dài đoạn thẳng AB.
- HS khác lên đo lại.
* Cho 2 điểm A, B ta có thể xác định ngay khoảng cách AB. Nếu A B ta nói khoảng cách AB = 0.
1. Đo đoạn thẳng:
a) Dụng cụ đo: thước cuộn, thước gấp, thước xích.
b) Cách đo: (sgk – tr 117)
A
B
AB = 3 (cm) hoặc BA = 3 (cm)
* Khi có một đoạn thẳng thì tương ứng với nó sẽ có mấy độ dài? Độ dài đó là số dương hay âm?
GV nhận mạnh:
- Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.
- Độ dài và khoảng cách có khác nhau không?
- Đoạn thẳng và độ dài đoạn thẳng khác nhau như thế nào?
(Đoạn thẳng là 1 hình. Độ dài đoạn thẳng là một số- là khoảng cách giữa 2 điểm đầu mút của đoạn thẳng)
- Củng cố: thực hiện đo chiều dài, chiều rộng cuốn vở của em, rồi đọc kết quả.
- Nhận xét: 
 + Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.
 + Khi 2 điểm A và B trùng nhau thì AB = 0.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách so sánh 2 đoạn thẳng theo độ dài của chúng.
- Em hãy so sánh hai độ dài vừa đo?
- Như vậy chiều dài(AB) lớn hơn chiều rộng(BC)
 =>Ta nói AB lớn hơn BC và kí hiệu: AB > BC
- Vậy để so sánh 2 đoạn thẳng ta làm như thế nào?
- Hai doạn thẳng bằng nhau là hai đoạn thẳng như thế nào?
B
C
D
G
H
F
E
A
I
K
- GV chiếu ?1 lên màn hình -> HS đọc, xác định yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự dùng thước thẳng đo độ dài các đoạn thẳng trong hình 41 – sgk .
-> HS lên bảng trình bày bài giải.
- GV đưa ra ?3 -> HS đọc đề.
+ Em hãy nêu cách kiểm tra ?
+ HS khác nhận xét -> thực hành đo 1 inh-sơ -> đọc kết quả.
2. So sánh hai đoạn thẳng:
Ví dụ: AB = 25 cm
 BC = 18 cm
 CD = 25 cm
 => AB > BC hay BC < AB
 AB = CD
- KL: So sánh 2 đoạn thẳng chính là so sánh độ dài 2 đoạn thẳng đó.
?1.
a. EF = GH ; AB = IK
b. EF < CD
?3.
1 inh-sơ = 2,54 cm = 25,4 mm
3. Luyên tập:
Bài 43 (sgk – tr 119):
AC < AB < BC
- HS đọc bài, xác định yêu cầu -> nêu các bước thực hiện.
Bài 44 (sgk – tr 119):
AD > DC > CB > BA
AD + DC + CB + BA = 3,1 + 2,5 +1,6 + 1,2
 = 8,4 (cm)
Hoạt động 5: Củng cố.
Nêu nhận xét về độ dài đoạn thẳng.
Để so sánh độ dài đoạn thẳng ta làm như thế nào?
Câu nói sau đúng hay sai? Vì sao?
“Đường từ nhà em đến trường là 800 m tức là khoảng cách từ nhà em đến trường là 800 m”
(Sai. Vì đường từ nhà em đến trường không thẳng)
Hoạt động 6: Hướng dẫn học ở nhà.
 - Nắm vững nhận xét về độ dài đoạn thẳng, cách đo đoạn thẳng, cách so sánh hai đoạn thẳng.
 * Về nhà làm bài tập 40, 42, 45 SGK.
 - Đọc trước bài “Khi nào thì AM + MB = AB? ”
Tuần 9
Ngày dạy: 28/ 10/ 2008
Tiết 9:	 Đ8. khi nào thì am + mb = ab?
I - Mục tiêu: 
	- HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.
- HS nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
- Bước đầu tập suy luận dạng:
"Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a, b, c thì suy ra số thứ ba" trong toán hình.
- Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài.
II - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: phim trong viết sẵn hình 48, 51 và ?1, các bài tập củng cố. 
 Thước thẳng, thước cuộn, thước gấp, thước chữ A
- HS: Thước thẳng có chia khoảng.
III - Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: ổn định lớp.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ.
- Vẽ đoạn thẳng AB?
- Vẽ điểm M AB?
- Hình vẽ gồm mấy đoạn thẳng? Đo độ dài các đoạn thẳng đó?
- So sánh tổng độ dài AB + BC với AC? Rút ra nhận xét?
- Một HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp cùng làm.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khi nào AM + MB = AB?
- GV đưa một thước thẳng có biểu diễn độ dài. Trên thước có hai điểm A, B cố định và một điểm C nằm giữa A, B (C có thể di động ở các vị trí). GV nên đưa hai vị trí của C, yêu cầu HS đọc trên thước các độ dài.
AC = ........
CB = ........
AB = ........
AC + CB = ........?
- GV nêu câu hỏi khắc sâu kiến thức, cho điểm K nằm giữa hai điểm M, N thì ta có đẳng thức nào?
- GV nêu yêu cầu: 
1. Vẽ ba điểm thảng hàng A, M, B biết M không nằm giữa A và B. Đo AM, MB, AB?
2. So sánh AM + MB với AB.
Nêu nhận xét?
* Kiểm tra bài làm của HS nhận xét (đối với cả hai trường hợp về vị trí của điểm M).
- Kết hợp hai nhận xét trên ta có:
Điểm M nằm giữa hai điểm A và B AM + MB = AB.
* GV củng cố nhận xét bằng ví dụ trong SGK trang 120.
* GV đưa bài giải mẫu (bài 47) lên máy chiếu.
* GV nêu câu hỏi:
1. Cho ba điểm thẳng hàng, ta chỉ cần đo mấy đoạn thẳng mà biết được độ dài của ba đoạn thẳng?
2. Biết AN + NB = AB kết luận gì về vị trí của N đối với A, B?
1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB?
AM = 2 cm ; BM = 3 cm ; AB = 5 cm
Ta có: 2 + 3 = 5 hay AM + MB = AB
* Nhận xét:
- Nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì AM + MB = AB và ngược lại.
- Nếu điểm M không nằm giữa 2 điểm A và B thì AM + MB AB và ngược lại.
VD: Bài 47 (sgk – tr 121)
Vì M nằm giữa E và F nên:
 EM + MF = EF 
Thay số: 4 + MF = 8
 MF = 8 – 4 
 MF = 4 (cm)
Mà EM = 4 cm => EM = MF
Hoạt động 3: Tìm hiểu khi nào AM + MB = AB?
- Gọi HS đọc thông tin mục 2 SGK – tr 120.
2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất:
 (sgk – tr 120- 121)
- Yêu cầu HS làm bài tập sau:
Bài tập: Cho hình vẽ. Hãy giải thích vì sao: AM + MN + NP + PB = AB.
A
M
N
P
B
áp dụng bài toán trên ta nhận thấy: Trong thực tế muốn đo khoảng cách giữa hai điểm A và B khá xa nhau, ta phải làm như thế nào?
(- Đặt thước đo liên tiếp rồi cộng các độ dài lại.)
* Để đo độ dài lớp học hay kích thước sân trường em làm thế nào? Có thể dùng dụng cụ gì để đo?
* GV cho HS làm bài tập 48 trang 121.
3. Luyện tập:
Giải:
Theo hình vẽ ta có:
- N là một điểm của đoạn thẳng AB nên N nằm giữa A và B.
AN + NB = AB
- M nằm giữa A và N nên
AM + MN = AN
- P nằm giữa N và B nên
NP + PB = NB
Từ đó suy ra
AM + MN + NP + PB = AB
Hoạt động 4: Củng cố.
 - Hãy chỉ ra điều kiện nhận biết một điểm có nằm giữa hai điểm khác hay không?
 - Bài tập: Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại trong 3 điểm A, B, C.
 a. Biết độ dài AB = 4cm; AC = 5cm; BC = 1cm?
 b. Biết độ dài AB = 1,8 cm, AC = 5,2cm; BC = 4cm?
 (đáp án:
 a. AB + BC = AC (vì 4 + 1 = 5)
 => B nằm giữa A và C.
 b. AB + AC ạ BC (vì 1,8 + 5,2 ạ 4)
 AB + AC ạAC (1,8 + 4 ạ 5,2)
 AC + BC ạ AB (5,2 + 4 ạ1,8)
 => Không điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại trong 3 điểm A, B, C)
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà.
 - Nắm vững kết luật khi nào AM + MB = AB và ngược lại.
 - Về nhà làm các bài tập 46, 48, 49 (SGK- tr 121) 44 -> 47 (SBT)
 Hướng dẫn Bài 48:
 Tính đọ dài 1/5 sợi dây là bao nhiêu?
 Tính chiều rộng lớp học?

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8 - 9.doc