A. MỤC TIÊU:
Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
I. Kiến thức:
- Học sinh nắm vững kiến thức về tập hợp, phân biệt được các tập hợp N và N*, tập hợp con.
- Học sinh biết phương pháp tính số phần tử của các tập hợp có nhiều phần tử dưới dạng các số có tính quy luật; số chẵn liên tiếp, số lẻ liên tiếp, số tự nhiên qua các bài tập 21, 22, 23 từ đó rút ra công thức tổng quát.
II. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỷ năng viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán bằng hai cách liệt kê các phần tử và chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử.
- Biết sử dụng thành thạo các ký hiệu và ; và .
- Xác định chính xác số phần tử của một tập hợp.
III. Thái độ:
- Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
- Rèn cho học sinh tư duy logic.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Luyện tập.
- Hoạt động nhóm.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
I. Giáo viên: Sgk, giáo án.
II. Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, bài tập về nhà.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:
- Lớp 6B: Tổng số: Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra 15 phút.
Cho A = {10; 11; 12; .; 99}
B = {10; 12; 14; .; 98}
C = {11; 13; 15; .; 99}
a) Dùng kí hiệu để chỉ rõ tập hợp nào là tập hợp con của tập hợp còn lại.
b) B có là tập hợp con của C không?
c) Chỉ ra tập hợp con có 1 phần tử của A mà không là tập con của B.
d) Cho ví dụ về 2 tập hợp bằng nhau.
Giải:
a) B A ; C A. 2,5 đ’
b) B C. 1 đ’
c) {11} A ; {11} B. 4 đ’
d) E = {a, b, c}; F = {c, a, b} 2,5 đ’
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề:
Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào. Khi các tập hợp có các phần tử đó có cùng đặc tính, muốn tính số phần tử ta làm thế nào?
2. Triển khai bài dạy
Ngày soạn: .. Tiết 5: LUYỆN TẬP MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây: Kiến thức: Học sinh nắm vững kiến thức về tập hợp, phân biệt được các tập hợp N và N*, tập hợp con. Học sinh biết phương pháp tính số phần tử của các tập hợp có nhiều phần tử dưới dạng các số có tính quy luật; số chẵn liên tiếp, số lẻ liên tiếp, số tự nhiên qua các bài tập 21, 22, 23 từ đó rút ra công thức tổng quát. Kỹ năng: Rèn luyện kỷ năng viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán bằng hai cách liệt kê các phần tử và chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử. Biết sử dụng thành thạo các ký hiệu Î và Ï ; Ì và Ë. Xác định chính xác số phần tử của một tập hợp. Thái độ: Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận. Rèn cho học sinh tư duy logic. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Luyện tập. Hoạt động nhóm. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ Giáo viên: Sgk, giáo án. Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, bài tập về nhà. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số: - Lớp 6B: Tổng số: Vắng: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút. Cho A = {10; 11; 12; ...; 99} B = {10; 12; 14; ...; 98} C = {11; 13; 15; ...; 99} a) Dùng kí hiệu để chỉ rõ tập hợp nào là tập hợp con của tập hợp còn lại. b) B có là tập hợp con của C không? c) Chỉ ra tập hợp con có 1 phần tử của A mà không là tập con của B. d) Cho ví dụ về 2 tập hợp bằng nhau. Giải: a) B A ; C A. 2,5 đ’ b) B C. 1 đ’ c) {11} A ; {11} B. 4 đ’ d) E = {a, b, c}; F = {c, a, b} 2,5 đ’ Nội dung bài mới: Đặt vấn đề: Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào. Khi các tập hợp có các phần tử đó có cùng đặc tính, muốn tính số phần tử ta làm thế nào? Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: GV: Giới thiệu cách tính số phần tử của tập hợp các số tự nhiên liên tiếp. HS: Lắng nghe và ghi nhớ. GV: Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có b – a + 1 phần tử. Hãy tính số phần tử của tập hợp B = {10; 11; 12; ; 99} HS: Tập hợp B = {10; 11; 12; ; 99} có 99 – 10 + 1 = 90 phần tử. 1. Bài 21 (sgk) - Tập hợp A = {8; 9; 10; ; 20} có 20 – 8 + 1 = 13 (phần tử) * Tổng quát: Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có b – a + 1 phần tử. - Tập hợp B = {10; 11; 12; ; 99} có 99 – 10 + 1 = 90 phần tử. Hoạt động 2 GV: Nhắc lại dấu hiệu số chẵn, số lẻ. - Số chẵn là số tự nhiên có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8. - Số lẻ là số tự nhiên có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9. - Hai số chẵn (hoặc lẻ) liên tiếp thì hơn kém nhau 2 đơn vị. HS: Lắng nghe và ghi nhớ. GV: Dựa vào tính chất đó hãy lên bảng làm bài tập 22 sgk? HS: Hai em lên bảng thực hiện. 2. Bài 22 (sgk) a) Tập hợp C các số chẵn nhỏ hơn 10: C = {0; 2; 4; 6; 8} b) Tập hợp L các số lẻ lớn hơn 10 nhưng nhỏ hơn 20: L = {11; 13; 15; 17; 19} c) Tập hợp A ba số chẵn liên tiếp, trong đó số nhỏ nhất là 18: A = {18; 20; 22} d) Tập hợp B bốn số lẻ liên tiếp, trong đó số lớn nhất là 31: B = {25; 27; 29;31} Hoạt động 3 GV: Giới thiệu cách tính số phần tử của tập hợp các số chẵn (hoặc lẻ) liên tiếp. HS: Lắng nghe và ghi nhớ. GV: Đưa thêm một số ví dụ nữa và cho HS thấy cách tính. HS: Chú ý theo dõi. GV: Qua các ví dụ em hãy rút ra công thức tính số phần tử của các số chẵn (hoặc lẻ) liên tiếp? HS: - Tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có (b – a) : 2 + 1 phần tử - Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có (n – m) : 2 + 1 phần tử. GV: Hãy tính số phần tử của các tập hợp sau: D = {21; 23; 25; ; 99} E = {32; 34; 36; ; 96} HS: Hai em lên bảng tính. 3. Bài 23 (sgk) - Tập hợp C = {8; 10; 12; ; 30} có (30 – 8) : 2 + 1 = 12 (phần tử). Tổng quát: - Tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có (b – a) : 2 + 1 phần tử. - Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có (n – m) : 2 + 1 phần tử. - Tập hợp D = {21; 23; 25; ; 99} có (99 – 21) : 2 + 1 = 40 (phần tử) - Tập hợp E = {32; 34; 36; ; 96} có (96 – 32) : 2 + 1 = 33 (phần tử). Củng cố Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có b – a + 1 phần tử. Tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có (b – a) : 2 + 1 phần tử. Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có (n – m) : 2 + 1 phần tử. Có bao nhiêu số chẵn có 3 chữ số? Có bao nhiêu số lẻ có 3 chữ số? Có bao nhiêu số có 3 chữ số? Dặn dò Học kĩ bài cũ: Số phần tử của một tập hợp; Tập hợp con; Cách tính số phần tử của một tập hợp. Làm bài tập 25, 25 sgk. Xem trước bài “Phép cộng và phép nhân”.
Tài liệu đính kèm: