Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 42, Bài 2: Tập hợp các số nguyên

Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 42, Bài 2: Tập hợp các số nguyên

I- MỤC TIÊU

• HS biết tập hợp các số nguyên bao gồm các số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm. Biết biểu diễn số nguyên a trên trục số, tìm được số đối của số nguyên

• HS bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau.

• HS bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.

II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

• GV: + Thước kẻ có chia đơn vị, phấn mầu.

+ Hình vẽ trục số nằm ngang, trục số thẳng đứng.

+ Hình vẽ hình 39 (chú sên bò trên cây cột).

• HS: + Thước kẻ có chia đơn vị.

+ Ôn tập kiến thức bài "Làm quen với số nguyên âm" và làm các bài tập đã cho.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng

Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (7 ph)

- HS1: Lấy 2 ví dụ thực tế trong đó có số nguyên âm, giải thích ý nghĩa của các số nguyên âm đó.

- HS 2: Chữa bài tập 8 (55 - SBT)

Vẽ 1 trục số và cho biết:

a) Những điểm cách điểm 2 ba đơn vị?

b) Những điểm nằm giữa các điểm -3 và 4?

GV nhận xét và cho điểm HS Hai HS lên bảng kiểm tra, các HS khác theo dõi và nhận xét bổ sung.

- HS1: Có thể lấy ví dụ độ cao -30m nghĩa là thấp hơn mực nước biển 30m. Có -10000đ nghĩa là nợ 10000đ.

- HS2: Vẽ trục số lên bảng và trả lời câu hỏi.

a) 5 và (-1)

b) -2; -1; 0; 1; 2; 3

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 42, Bài 2: Tập hợp các số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42
$2. TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
I- MỤC TIÊU
HS biết tập hợp các số nguyên bao gồm các số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm. Biết biểu diễn số nguyên a trên trục số, tìm được số đối của số nguyên
HS bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
HS bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: + Thước kẻ có chia đơn vị, phấn mầu.
+ Hình vẽ trục số nằm ngang, trục số thẳng đứng.
+ Hình vẽ hình 39 (chú sên bò trên cây cột).
HS: + Thước kẻ có chia đơn vị.
+ Ôn tập kiến thức bài "Làm quen với số nguyên âm" và làm các bài tập đã cho.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (7 ph)
- HS1: Lấy 2 ví dụ thực tế trong đó có số nguyên âm, giải thích ý nghĩa của các số nguyên âm đó.
- HS 2: Chữa bài tập 8 (55 - SBT)
Vẽ 1 trục số và cho biết:
a) Những điểm cách điểm 2 ba đơn vị?
b) Những điểm nằm giữa các điểm -3 và 4?
-3
-2
-1
0
1
2
3
4
5
GV nhận xét và cho điểm HS
Hai HS lên bảng kiểm tra, các HS khác theo dõi và nhận xét bổ sung.
- HS1: Có thể lấy ví dụ độ cao -30m nghĩa là thấp hơn mực nước biển 30m. Có -10000đ nghĩa là nợ 10000đ...
- HS2: Vẽ trục số lên bảng và trả lời câu hỏi.
a) 5 và (-1)
b) -2; -1; 0; 1; 2; 3
Hoạt động 2: (18 ph)
1. Số nguyên:
- Đặt vấn đề: Vậy với các địa lượng có 2 hướng ngược nhau ta có thể dùng số nguyên để biểu thị chúng.
- Sử dụng trục số HS đã vẽ để giới thiệu số nguyên dương, số nguyên âm, số 0, tập Z.
- Ghi bảng:
+ Số nguyên dương: 1; 2; 3...
	(hoặc còn ghi: +1; +2; +3)
+ Số nguyên âm: -1; -2; -3...
	Z = {... -3; -2; -1; 0; 1; 2;...}
Hỏi: Em hãy lấy ví dụ về số nguyên dương, số nguyên âm?
- Cho HS làm bài tập 6 (70)
N
Z
Vậy tập N và Z có mối quan hệ như thế nào?
Chú ý: (SGK)
Nhận xét: Số nguyên thường được sử dụng để biểu thị các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
Cho HS làm bài tập số 7 và 8 trang 70.
Các đại lượng trên đã có quy ước chung về dương, âm. Tuy nhiên trong thực tiễn ta có thể tự đưa ra quy ước.
?1
Ví dụ (SGK) GV đưa hình vẽ 38 lên màn hình đèn chiếu hoặc bảng phụ.
Cho HS làm 
?2
Cho HS làm tiếp GV đưa hình 39 lên màn hình hoặc bảng phụ.
Trong bài toán trên điểm (+1) và
(-1) cách đều điểm A và nằm về 2 phía của điểm A. Nếu biểu diễn trên trục số thì (+1) và (-1) cách đều gốc O. Ta nói (+1) và (-1) là 2 số đối nhau.
- HS lấy ví dụ về số nguyên:
- HS làm:
	-4 Î N Sai
	4 Î N Đúng
	0 Î Z Đúng
	5 Î N Đúng
	-1 Î N Sai ...
N là tập con của Z
- Gọi 1 HS đọc phần chú ý của SGK.
- HS lấy ví dụ về các đại lượng có hai hướng ngược nhau để minh họa như: nhiệt độ trên, dưới 00. Độ cao, độ sâu.
Số tiền còn nợ, số tiền có; thời gian trước, sau Công nguyên...
?1
- HS làm 
	điểm C: + 4 km
	điểm D: - 1 km
?2
	điểm E: -4 km
- HS làm 
a) Chú sên cách A 1m về phía trên (+1)
b) Chú sên cách A 1m về phía dưới (-1)
Hoạt động 3: SỐ ĐỐI (10 ph)
- GV vẽ 1 trục số nằm ngang và yêu cầu HS lên bảng biểu diễn số 1 và (-1) cách đều gốc O. Nêu nhận xét.
Tương tự với 2 và (-2)
Tương tự với 3 và (-3)
Ghi: 1 và (-1) là 2 số đối nhau hay 1 là số đối của -1; -1 là số đối của 1
?4
- GV yêu cầu HS trình bày tương tự với 2 và (-2), 3 và (-3)...
- Cho HS làm 
Tìm số đối của mỗi số sau: 7; -3; 0
-3
-2
-1
0
1
2
3
HS nhận xét: Điểm 1 và (-1) cách đều điểm 0 và nằm về 2 phía của 0.
Nhận xét tương tự với 2 và (-2); 3 và (-3).
- HS nêu được:
2 và (-2) là 2 số đối nhau; 2 là số đối của (-2); (-2) là số đối của 2...
- Số đối của 7 là (-7)
- Số đối của (-3) là 3
Sối đối của 0 là 0 	
Hoạt động 4: CỦNG CỐ TOÀN BÀI (8 ph)
- Người ta thường dùng số nguyên để biểu thị các đại lượng như thế nào?
Ví dụ:
- Tập Z các số nguyên bao gồm những loại số nào?
- Tập N và tập Z quan hệ như thế nào?
- Cho ví dụ 2 số đối nhau.
Trên trục số, 2 số đối nhau có đặc điểm gì? Bài 9 (trang 71)
- HS: Số nguyên thường được xử dụng để biểu thị các đại lượng có 2 hướng ngược nhau.
- Tập Z gồm các số nguyên dương, nguyên âm và số 0.
- Tập N là tập con của tập Z
- HS làm bài 9 (trang 71)
Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 ph)
Bài 10 trang 71 SGK
Bài 9 ® 16 SBT

Tài liệu đính kèm:

  • docSOHOC42.doc