Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 4 đến 9 - Nguyễn Tiến Lực

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 4 đến 9 - Nguyễn Tiến Lực

§ . LUYỆN TẬP

I .MỤC TIÊU

Kiến thức: Biết tìm số phần tử của một tập hợp bặc biệt trường hợp các phần tử của một tập hợp được viết dưới dạng dãy số có quy luật.

Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết tập hợp, tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng chính xác các kí hiệu , , Ø.

Thái độ: Vận dụng kiến thức toán học vào một số bài toán thực tế.

II.CHUẨN BỊ

Gv : sgk,sbt,bảng phụ ghi bài tập

HS : Ôn tập kiến thức,làm bài tập

III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG

7’ Hoạt động 1: Kiểm tra

 (bảng phụ)

1) Viết các tập hợp sau bằng 2 cách:

a) Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 7

b) Tập hợp B các số ntự nhiên lớn hơn 6 nhưng nhỏ hơn 7

- Mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử

D={0} và B= có gì khác nhau.

2) E ={2;4;6}

 F ={2;4;6;8}

 G ={1;2;4;6;8}

Dùng kí hiệu  để chỉ tập hợp nào là con của tập hợp nào

2 HS lên bảng trình bày cả lớp quan sát câu hỏi và làm bài tập vào vở.

- Theo dõi bài làm của bạn.

HS nhận xét cách làm của bạn và bổ sung. 1)

A={0;1;2;3;4;5;6;7}

A={xN/x 7}

B=={xN/6<><>

2) E G; E F ; F  G

 

doc 13 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 4 đến 9 - Nguyễn Tiến Lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 2 Ngày soạn :
Tiết : 4 Ngày dạy : 
 § 4. SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP .TẬP HỢP CON
I .MỤC TIÊU 
- Kiến thức :
HS hiểu được một tập hợp có thể hữu hạn phần tử, có vô số phần tử và đặc biệt có thể không có phần tử nào.Hiểu được khái niệm tập hợp con, 2 tập hợp bằng nhau.
- Kĩ năng :
Biết cách tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra một tập hợp có là tập hợp con hay không, là tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết viết tập hợp con của 1 tập hợp cho trước, biết sử dụng các kí hiệu Ì , 
-Thái độ : Rèn luyện cho HS tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu Î và Ì.
II.CHUẨN BỊ 
 GV: Bảng phụ
 HS: Bảng phụ nhóm
III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
7’
Hoạt động 1: Kiểm tra
HS1: Viết tập hợp B các số tự nhiên không vượt quá 10 bằng 2 cách
HS2: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 10 
GV: Cho HS đếm số phần tử của 2 tập hợp
GVĐVĐ bài mới
HS1 và HS2 lên bảng trình bày, cả lớp làm vào vở nháp.
HS ở lớp nhận xét cách làm bài của HS1 và HS2
HS trả lời
HS ghi bài
13’
Hoạt động 2: Số phần tử của một tập hợp
GV: Viết 4 tập hợp (SGK) lên bảng
 Hãy quan sát và cho biết số phần tử trong mỗi tập ?
 Em có kết luận gì về lượng các phần tử của tập hợp? 
GV: yêu câu HS làm ?1, ?2 SGK
GV: Chốt lại vấn đề
Giới thiệu tập hợp rỗng 
GV: Cho HS phân biệt tập hợp có phần tử 0 và tập hợp rỗng
GV: Qua các VD em khái quát kết luận về số lượng phần tử của tập hợp 
Củng cố: Bài tập 16 SGK
GV: Treo bảng phụ
HS: ghi vào vở 4 tập hợp 
HS: A có 1 phần tử 
 B có 2 phần tử 
 C =
 D =
Số lượng các phần tử tuỳ ý
HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời
Đại diện nhóm khác nhận xét bổ sung
HS trả lời SGK
HS trả lời
Tập hợp A có 10 phần tử 
Tập hợp D không có phần tử (f)
1. Số phần tử của một tập hợp 
Cho các tập hợp 
A={5} có 1 phần tử
B={x,y} có 2 phần tử 
C={1,2,3,..,100} có 100 phần tử 
N={0,1,2,.}có vô số phần tử 
F={x ÎN \ x+3=1} không có phần tử nào
Chú ý: Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng.
 Ký hiệu f
KL: 1 tập hợp có thể có 1 phần tử, nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào. 
15’
Hoạt động 3: Tập hợp con
GV: ở bài tập KTBC ta có tập hợp A là con tập hợp B. Vậy khi nào 1 tập hợp được gọi là tập hợp con của tập hợp khác
GV: Tổng kết ghi bảng
GV: Giới thiệu kí hiệu Ì
GV: Yêu cầu HS làm ?3
GV: Kiểm tra
GV: Nêu khái niện 2 tập hợp bằng nhau
HS thảo luận theo nhóm và trả lời
HS mọi phần tử của A đều thuộc B
HS trả lời SGK
 HS làm ?3 trên bảng phụ nhóm
2. Tập hợp con
VD: A={3;4;5;6;7;8;9}
 B={0;1;2;3;4;5;6;7;8;9}
KL: Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B.
Kí hiệu: A Ì B hay B Ì A đọc: A là tập hợp con của B hoặc A chứa trong B hoặc B chứa A.
VD2: A = {0;2;4}
 B = {4;0;2}
 A Ì B; B Ì A Þ A = B
* Chú ý: Nếu A Ì B và B Ì A thì ta nói A và B là 2 tập hợp bằng nhau
Kí hiệu : A=B
8’
Hoạt động 4: Luyện tập
GV: Treo bảng phụ có bài tập 20 SGK
GV: Nhận xét và sửa sai
HS lên bảng điền kí hiệu: 
 a, Î
 b, Ì
 c, = 
áp án ;
 Câu 1 : chọn D
Câu 2 :chọn đúng là D; E ; F 
Câu 3 : chọn D
Câu 4 : Chọn D 
 Cho Hs làm bài tập ở cuối giờ
Khoanh tròn cữ cái đầu câu , em chọn ý đúng
Câu 1 : Số phần tử của một tập hợp có thể là 
A) có một phần tử ; có nhiều phần tử 
B) không có phần tử nào ; 
C) Có vô số phần tử 
D) Có một phần tử ; có nhiều phần tử ; Có vô số phần tử ; cũng có thể không có phần tử nào ; 
Câu 2 : Cho tập hợp A={ x,y,m} 
 Trong cách viết sau cách nào viết đúng cách nào viết sai
A) yÌ A ; B) 0 Î A ; B) {x,y} Î A ; D) yÎ A ; E) {x} Ì A ;F) m Ï A
 A ) 3 số B) 4 số ; C) 5 số ;D) 6 số
Câu 3 : Cho tập hợp M ={a,b} . Có bao nhiêu tập hợp con của M
A) 1 ; B) 2 ; c) 3 ; D) 4 
Câu 4 : Viết tất cả các tập hợp con của A={1;3;5}. Các tập hợp con của tập hợp A là
A){1} ; {3} ; {5} ; f ; 
B) {f} {1} ; {3} ; {5} ; {1;3} ; {1; 5} ; {3;5} ; 
C) {f } ;{1} ; {3} ; {5} ; {1;3} ; {1; 5} ; {3;5} ; {1;3;5} 
D) {1} ; {3} ; {5} ; {1;3} ; {1; 5} ; {3;5} ; {1;3;5} ; f
2’
HOẠT ĐỘNG 5 : HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
HS học bài vở + SGK, làm bài tập 17,18,19/SGK. 
Chuẩn bị bài tập phần luyện tập.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG 
Tuần : 2 Ngày soạn :
Tiết : 5 Ngày dạy : 
§ . LUYỆN TẬP
I .MỤC TIÊU 
Kiến thức: Biết tìm số phần tử của một tập hợp bặc biệt trường hợp các phần tử của một tập hợp được viết dưới dạng dãy số có quy luật. 
Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết tập hợp, tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng chính xác các kí hiệu Ì, Î, Ø.
Thái độ: Vận dụng kiến thức toán học vào một số bài toán thực tế.
II.CHUẨN BỊ 
Gv : sgk,sbt,bảng phụ ghi bài tập
HS : Ôn tập kiến thức,làm bài tập
III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
7’
Hoạt động 1: Kiểm tra
(bảng phụ)
1) Viết các tập hợp sau bằng 2 cách:
a) Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 7
b) Tập hợp B các số ntự nhiên lớn hơn 6 nhưng nhỏ hơn 7
- Mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử
D={0} và B=f có gì khác nhau.
2) E ={2;4;6}
 F ={2;4;6;8}
 G ={1;2;4;6;8}
Dùng kí hiệu Ì để chỉ tập hợp nào là con của tập hợp nào
2 HS lên bảng trình bày cả lớp quan sát câu hỏi và làm bài tập vào vở.
- Theo dõi bài làm của bạn.
HS nhận xét cách làm của bạn và bổ sung.
1)
A={0;1;2;3;4;5;6;7}
A={xÎN/x7}
B=f={xÎN/6<x<7}
2) EÌ G; EÌ F ; F Ì G
31’
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 19 SGK
GV: Gọi 1 HS lên bảng
GV: Nhận xét và trình bày lại lời giải
Bài tập 21/SGK
GV: Không đếm từng phần tử, hãy chỉ ra số phần tử của tập hợp 
GV: Nêu cách tính A={2;3;4} 
VD: A1=(4-2)+1=3 phần tử 
GV: Nêu công thức tổng quát
GV: Cho HS tính số phần tử của tập hợp B
GV: Số N chẵn là số tận cùng là chữ số nào?
GV: Số tự nhiên lẻ có chữ số tận cùng ntn?
GV: 2 số chẵn liên tiếp( 2 số lẻ liên tiếp) thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
GV: Gọi 2 HS làm bài tập 22
GV: Nhận xét sửa sai bài tập 23 
GV: Cho tập hợp con các số tự nhiên chẵn từ 8 đến 30. Hãy chỉ ra cách tìm số phần tử của con mà không đếm.
GV: Nhận xét và ghi bảng
GV: Cho HS tính D,E có bao nhiêu phần tử.
GV: Ghi kết quả
1 HS lên bảng trình bày cả lớp theo dõi, nhận xét bổ sung
HS nêu cách tính
HS đứng tại chỗ tính và trả lời
HS là các số 0,2,4,6,8.
HS là các số 1,3,5,7,9.
HS hơn kém nhau 1 đơn vị
HS1: làm BT a,c
HS2: làm câu b,d
HS thảo luận nhóm, HS trả lời
HS đứng tại chỗ trả lời
BT 19/ SGK
A={0;1;2;39}
A={xÎN/x<10}
B={0;1;2;3;4}
B={xÎN/x<5}
Ta có BÌA
21> Tập hợp số tự nhiên từ a đến b(kể cả a và b) có(b-a)+1 phần tử.
B={10;11;12;..;99}
Có (99-10)+1=90 phần tử.
22> C={0;2;4;6;8}
 L={11;13;15;17;19}
 A={18;20;22}
 B={25;27;29;31}
23> C={8;10;12.30}có
(30-8):2+1=12 phần tử
TQ: tập hợp các số chẵn liên tiếp từ a đến b có (b-a):2+1 phần tử
Tập hợp các số lẻ liên tiếp từ m đến n có (n-m):2+1 phần tử 
D={21;23;.;99}
Có (99-21):2+1=39+1=40 phần tử
E={32;34;36;;96}
Có (96-32):2+1= 33 phần tử
5’
Hoạt động 3 : Củng cố
 Cho Hs làm bài tập ở cuối giờ
 Khoanh tròn cữ cái đầu câu , em chọn ý đúng
Câu 1 : Cho tập hợp A={0; -3;5} . Viết tập hợp B các phân số mà m,nÎ A 
( Khi viết có hai phân số bằng nhau thì chỉ viết một phân số)
A) B={;;} ; B) B={;;;}
 C) B={;;; } ; D) B={;;; }
Câu 2 : Tập hợp M={8;10; 12;..............;34} Có bao nhiêu phần tử
A) 34 phần tử B)26 phần tử 
 C)27 phần tử D)14 phần tử 
Câu 3 : Cho tập hợp A ={1;2;3} . Trong cách viết sau cách nào viết đúng cách nào viết sai
A) 3Ì A ; B 1 Î A ; B) {1} Î A ; D) {2;3} Ì A 
Câu 4 : Chotập hợp A={ } . Khẳng định nào sau đây là đúng
 A) A= ; B) A= 0 
 C) A có 1 phần tử là f D) A không có phần tử nào 
Đáp án ;
Câu 1 : chọn D
Câu 2 : chọn đúng là D 
Câu 3 : chọn A; D
Câu 4 : Chọn C 
1’
HOẠT ĐỘNG 4 : Hướng dẫn về nhà
HS về nhà xem lại các bài tập, làm tiếp bài tập 24,25(SGK). Chuẩn bị bài mới phép cộng và phép nhân có những tính chất gì?
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG 
.
Tuần : 2 Ngày soạn :
Tiết : 6 Ngày dạy : 
§ . PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN
I/Mục tiêu: 
Kiến thức:HS nắm vững các tính chất giao hoán, kết hợp chả phép cộng, phép nhân số tự nhiên; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng; biết phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó. 
Kỹ năng:HS biết vận dụng các tính trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh. 
Thái độ: HS biết vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán. 
II/ Chuẩn bị: 
- Gv :bảng phụ.
- Hs : Ôn tập các tính chất của phép cộng và phép nhân
III/ Tiến trình dạy – học
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
7’
Hoạt động 1: Kiểm tra
Hs1: cho A = {2;3;430}
 B = {2;4;6;8;30}
a) Tìm số phần tử của mổi tập hợp.
b) Dùng ký hiệu Ì để chỉ mối quan hệ giữa hai tập hợp A và B.
Gv: Nhận xét cho điểm 
1 Hs: lên bảng trình bày 
- cả lớp làm bài tại chổ; A É B
A có (30 – 2) + 1 = 29 phân tử 
B có (30 – 2 ): 2 + 1 =15 phân tử 
Lớp nhận xét 
15’
Hoạt động 2: Tổng và tích hai số tự nhiên.
Gv: Giới thiệu phép cộng và phép nhân.
a, b, c, d, gọi là gì?
?1
Gv: Cho hai học sinh làm nhanh (SGK)
Gv: Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn.
Gv: Sửa sai.
Gv: Cho 2 học sinh tính.
a) 0 . 1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6 . 7 . 8 . 9 . 10 = ?
b) Cho a . b = 0 có thể kết luận gì về các thừ số a, b.
Gv: Nhận xét chốt lại vấn đề 
Hs: a + b = c thì a, b là số hạng, c tổng 
a . b = d thì a, b là thừa số d là tích 
Hs: Lên bảng điền vào ô trống ở bảng phụ cả lớp làm tại chổ 
Hs: Trả lời.
0 .1 . 2 . 3 . 410 = 0
a, b có một thừa số =0 
Hs: Ghi kết luận vào vở 
1: Tổng và tích hai số tự nhiên.
a + b = c 
Số hạng + số hạng = tổng 
a . b = d
Thừa số . thừa số = tích 
* Chú ý: Trong một tích các thừa số bằng chữ hoặc có một thừa số ta không cần viết dấu nhân ở giữa 
Vd: a . b . c = b . a . c hoặc 2 . x . y = 2xy
Nhận xét: Trong một tích có một thừa số bằng 0. Thì tích đó bằng 0.
Nếu tích của hai số = 0 thì có ít nhất một thừa số = 0 
10’
Hoạt động 3: Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên
Hs: Nêu các tính chất của phép cộng, tính chất của phép nhân 
Gv: treo bảng phụ ghi các tính chất của phép cộng và phép nhân 
Hs1: Nêu tính chất phép cộng.
Hs2: Nêu tính chất phép nhân.
Hs: Nhìn vào công thức phát biểu bằng lời.
2: Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên (SGK)
13’
Hoạt động 4: Luyện tập:
?3
Gv: Yêu cầu học sinh tính 
Gv: Chốt lại
Gv: Lưu ý học sinh trước khi thực hiện phép tính ta quan sát vị trí các giá trị của chúng để có cách làm hợp 
lý.
Gv: Yêu cầu học sinh làm bài tập 27 (SGK) 
Gv: Nhận xét bài làm của học sinh 
Hs: Làm bài ...  + 25
=50.5 + 25 =275
a)=996+(4+41)
=(996+4)+41 =1000+41
=1041
b)=(35+2)+198
=35+(2+198)=35+200
=235
Đã vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính nhanh.
Gv gọi hs đọc đề bài 33
2 = 1+1 ; 5 = 3+2
3 = 2+1 ; 8 = 5+3
HS1: 1,1,2;3;5;8;
HS2:1;1;2;3;4;8;13;21;34;55;
HS 3: 1;1;2;3;5;8;13;21;34;
55;89;144;
Gọi từng nhóm tiếp sức dùng máy tính thực hiện các phép tính.
1364+4578 = 5942
6453+1469 = 7922
5421+1469 = 6890
3124+1469 = 4593
1534+217+217+217 = 2185
Dạng 1: Tính Nhanh
Bài 31 (trang 17 SGK)
a) 135 + 360 + 65 + 40
 =(135+65)+(360+40)
=200+400 = 600
b) 463 + 318 + 137 + 22
 =(463+137)+(318+22)
 =600+340 = 940
c)20+21+22++29+30= (20+30)+(21+29)+(22+28)
+(23+27)+(24+26)+25
= 50 +50 + 50 + 50 + 50 + 25
=50.5 + 25 =275
Bài 32 trang 17 (SGK)
a) 996 + 45 = 996 + (4 + 41)
 =(996 + 4) + 41 =1000 + 41 =1041
b) 37 + 198 = (35+2) +198
=35+(2+198)=35+200
=235
Dạng 2: Tìm quy luật dãy số
Bài 33 trang 17 (SGK)
1,1,2;3;5;8;13;21;34;55
1;1;2;3;5;8;13;21;34;55;89;144
233;377
Dạng 3: Sử dụng máy tính bỏ túi
Bài 34c SGK
1364+4578 = 5942
6453+1469 = 7922
5421+1469 = 6890
3124+1469 = 4593
1534+217+217+217 = 2185
3’
Hoạt động 3: Củng cố
Câu 1 : Điền vào chổ trông 
A) Khi đổi chổ các thừa số trong một tích thì tích .................
B) Khi đổi chổ các số hạng trong một tổng thì tổng ....................
Câu 2 : Kết quả tính nhanh 23.64+23.36+23 là
A) 230 B)2300 C)640 D) 2323 
Câu 3 : Kết quả tính nhanh A= 27+28++29+30+31+32+33
A) A=150 B) A=180 C)A=210 D) 200
Câu 4 : Kết quả tính nhanh 0,75. 5.4.6 là
 A) 180 B) 150 
 C) 300 D) 960
Đáp án ;
Câu 1 : 
Điền vào chổ trống là 0 
Không thay đổi 
Câu 2 : Chọn D
Câu 3 : chọn C
Câu 4 : Chọn A
2’
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
+Nắm vững tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên.
+ BTVN: 53 (tr9.SBT); 52 (tr9.SBT); 35,36 (tr19.SGK); 47,48 (tr9.SBT)
+ Tiết sau mang theo máy tính bỏ túi.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG 
Tuần : 3 Ngày soạn :06/09/11
 Tiết : 8 Ngày dạy : 07/09
§ . LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:	
* Kiến thức: 
- Củng cố cho HS các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên. HS biết vận dụng một cách hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.
* Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
* Thái độ: 
- Giáo dục tính chính xác, và biết sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi.
II. Chuẩn bị:
-GV: Máy tính bỏ túi, bảng phụ.
-HS: Máy tính bỏ túi, bảng nhóm và bút viết bảng
III/ Tiến trình dạy – học 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
8’
Hoạt động 1 :
GV: Nêu các tính chất của phép nhân các số tự nhiên.
Áp dụng: Tính nhanh
a) 5.25.2.16.4 b) 32.47 + 32.53
GV nhận xét đánh giá
HS: Các tính chất của phép nhân các số tự nhiên
-Giao hoán: a.b = b.a
-Kết hợp: (a.b).c = a.(b.c)
-Nhân với số 1: a.1 = 1.a = a
-Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng a.(b+c) = a.b + a.c
Áp dụng: a) 5.25.2.16.4 = (5.2).(25.4).16 = 10.100.16 = 16000
b) 32.47 + 32.53 = 32.(47+53) = 32.100 = 3200
32’
Hoạt động 2: Luyện tập
GV yêu cầu HS tự đọc SGK bài 36 tr.19.
Gọi 3 HS làm câu a
GV hỏi: Tại sao lại tách 15 = 3.5, tách thừa số 4 được không? HS tự giải thích cách làm
Gọi 3 HS lên bảng làm bài 37 tr.20 (SGK)
Để nhân hai thừa số ta cũng sử dụng máy tính tương tự như với phép cộng, chỉ thay dấu “+” thành dấu “x”.
Gọi HS làm phép nhân bài 38 trang 20 (SGK).
+ GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài 39, 40 trang 20 (SGK).
Bài 39: Mỗi thành viên trong nhóm dùng máy tính, tính kết quả của một phép tính, sau đó gộp lại cả nhóm và rút ra nhận xét về kết quả?
Bài 40 trang 20 (SGK)
Gọi các nhóm trình bày, HS ở dưới nhận xét.
Dang 3: bài toán thực tế
Bài 55 trang 9 (SBT)
GV đưa lên máy chiếu hoặc bảng phụ: yêu cầu HS dùng máy tính tính nhanh kết quả. Điền vào chỗ trống trong bảng thanh toán điện thoại tự động năm 1999.
Bài 59: (Trang 10 SBT)
Xác định dạng của các tích sau:
.101
.7.11.13
Gợi ý dùng phép viết số để viết , , thành tổng rồi tính hoặc đặt ghép tính theo cột dọc.
Dạng 1: Tính nhẩm
a) Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân.
14 = 3.5.4 = 3(5.4) = 3.20 +60
Hoặc 15.4=15.2.2=30.2=60
Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng
Ba HS lên bảng điền kết quả khi dùng máy tính.
375.376 = 141000
624.625 = 390000
13.81.215 = 226395
Bài 39:
142857.2 = 285714
142857.3 = 428571
142857.4 = 571428
142857.5 = 714285
142857.6 = 857142
Nhận xét: đều được tích là chính 6 chữ số của số đã cho nhưng viết theo thứ tự khác.
Bài 40:
ab là tổng số ngày trong 2 tuần lễ: là 14
cd gấp đôi ab là 28
Năm = năm 1428
HS làm dưới lớp, gọi lần lượt ba HS trả lời.
Gọi 2 HS lên bảng
C1: a) .101= (10a+b)101
= 1010a+101b
=1000a+10a+100b+b
=
b) = 
Dạng 1: Tính nhẩm 
Bài 36 tr.19 (SGK)
15.4=3.5.4=3(5.4)=3.20 =60
25.12 = 25.4.3 = (25.4)3 =100.3 = 300
125.16=125.8.2 
= (125.8).2 = 1000.2=2000
Bài 37 tr.20 (SGK)
+ 19.16 = (20 – 1).16
 =320 – 16 = 304
+ 46.99 = 46(100 – 1)
 =4600 – 46 = 4554
+ 35.98= 35(100–2) = 3430 Dạng 2: Sử dụng máy tính bỏ túi
Bài 38 trang 20 (SGK).
375.376 = 141000
624.625 = 390000
13.81.215 = 226395
Bài 39 trang 20 (SGK).
142857.2 = 285714
142857.3 = 428571
142857.4 = 571428
142857.5 = 714285
142857.6 = 857142
Nhận xét: đều được tích là chính 6 chữ số của số đã cho nhưng viết theo thứ tự khác.
Bài 40 trang 20 (SGK)
ab là tổng số ngày trong 2 tuần lễ: là 14
cd gấp đôi ab là 28
Năm = năm 1428
Dạng 3: Xác định dạng của tích
Bài 59 tr.g 10 (SBT)
a) .101= (10a+b)101
= 1010a+101b
=1000a+10a+100b+b
=
3’
Hoạt động 3 : Củng cố 
Nêu các tính chất của phép cộng và phếp nhân các số tự nhiên
HS đứng tại chỗ nêu tính chất
Các tính chất của phép cộng :Giao hoán, kết hợp, cộng với số 0.
Phép nhân: Giao hoán, kết hợp, nhân với số 1. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
2’
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
Nắm vững tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên.
-Bài 36(b), 52, 53, 54, 56, 57, 60 (SGK)
-Bài 9, 10 (SBT)
Đọc trước bài: Phép trừ và phép chia
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG 
Tuần : 3 Ngày soạn : 06/09/11
Tiết : 9 Ngày dạy : 09/09
§ 6. PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA.
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
HS hiểu được khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên, kết quả của một phép chia là một số tự nhiên.
* Kỹ năng: 
HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư.
* Thái độ: 
Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ, phép chia để tìm số chưa biết trong phép trừ, phép chia. Rèn luyện tính chính xác trong phát biểu và giải toán.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
-GV: Phấn màu, bảng phụ.
-HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết bảng. Ôn lại kiến thức về phép trừ và phép chia đã học ở Tiểu học
III/ Tiến trình dạy – học 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
5’
HOẠT ĐỘNG 1 :
GV: Em hãy nêu các tính chất của phép cộng và phép nhân các só tự nhiên.
Áp dụng: Tính a)5.25.2.16.4 
 b)32.47 + 32.53
GV: Nhận xét, cho điểm
HS: Nêu các tính chất của phép cộng và phép nhân
Áp dụng: Tính
a) 5.25.2.16.4 = (5.2).(25.4).16 
 = 10.100.16 = 16000
b) 32.47 + 32.53 = 32.(47+53) = 32.100 = 3200
16’
HOẠT ĐỘNG 2 : Phép trừ hai số tự nhiên
-Người ta dùng dấu “-“” để chỉ phép trừ.
Nếu a – b = c thì các số a, b, c trong phép tính trên gọi là gì?
-Hãy xét xem có số tự nhiên x nào mà
a) 2+x=5 hay không?
b) 6+x=5 hay không?
-Ở câu a ta có phép trừ 5 – 2 = x
GV khái quát và ghi bảng cho 2 số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho b+x = a thì có phép trừ a-b=x.
GV giới thiệu cách xác định hiệu bằng tia số.
+ GV giải thích 5 không trừ được 6 vì khi di chuyển bút từ điểm 5 theo chiều ngược mũi tên 6 đơn vị thì bút vượt ngoài tia số (hình 16 ).
* Củng cố bằng ?1
GV nhấn mạnh
số bị trừ = số trừ=> hiệu bằng 0
b) số trừ = 0 =>số bị trừ = hiệu
c) số bị trừ số trừ.
-Các số a: Số bị trừ, b: số trừ và c là hiệu.
- Ở câu a tìm được x = 3
- Ở câu b, không tìm được giá trị của x.
HS dùng bút chì di chuyển trên tia ở hình theo hương dãn của GV
Theo cách trên tìm hiệu của 
 7 – 3; 5 – 6
?1 HS trả lời miệng
a) a – a = 0
b) a – 0 = a
c) đk để có hiệu a – b là a ³ b
1)Phép trừ hai số tự nhiên
Phép trừ: a – b = c
a: số bị trừ.
b: số trừ
c: hiệu
Điều kiện thực hiện phép trừ: a ³ b.
* Chú ý: SGK trang 21
15’
HOẠT ĐỘNG 3 : Phép chia hết và phép chia có dư
 Người ta dùng dấu “:”để chỉ phép
 chia
Nếu a : b = c thì các số a,b,c gọi là gì?
Hãy xét xem có số tự nhiên x nào mà
a) 3.x=12 hay không?
b) 5.x=12 hay không?
- Ở câu a ta có phép chia 12 : 3 = 4
+ GV: khái quát và ghi bảng: cho 2 số tự nhiên a và b (b¹0), nếu có số tự nhiên x sao cho: b.x = a thì ta có phép chia hết a:b=x
GV : Cho HS làm bài tập ?2
GV: Yêu cầu HS lên bảng thực hiện phép chia 12: 3 và 14: 3
-GV:12: 3 = 4 được gọi là phép chia hết. Còn 12 : 5 được gọi là phép chia có dư.
-Ta có thể viết phép chia 14: 3 dưới dạng hàng ngang
GV ghi lên bảng
a = b.q + r (0r<b)
nếu r=0 thì a=b.q: phép chia hết
nếu r¹0 thì phép chia có dư.
GV: Cho HS làm bài tập ?3
- Các số a gọi là số bị trừ, b gọi là số trừ, c gọi là hiệu
-a)x = 4 vì 3.4 = 12
-b)Không có số x nào mà 5.x = 12
HS: HS trả lời miệng
HS: Thực hiện
12 3 14 3
 0 4 2 4
HS: 14 = 3 . 4 + 2
 SBC SC Thương Số dư
HS: Đọc phần tổng quát
HS: Thực hiện
2)Phép chia hết:
Phép chia: a : b = c
a: số bị chia.
b: số chia
c: thương
Cho 2 số tự nhiên a và b (b¹0), nếu có số tự nhiên x sao cho: b.x = a thì ta có phép chia hết a:b=x
?2 :
0 : a = 0 (a¹0)
a : a = 1 (a¹0)
a : 1 = a
3)Phép chia có dư:
a = bq + r (0 £ r £ b)
r=0:Phép chia hết
nếu r¹0 thì phép chia có dư
?3
a) thương 35; số dư 5
b) thương 41; số dư 0
c) không xảy ra vì số chia bằng 0
d) không xảy ra vì số dư > số chia
7’
HOẠT ĐỘNG 4 : Củng cố
GV: Đưa sơ đồ và gọi 2 HS lên bảng thực hiện
GV: Cho HS đứng tại chỗ trả lời
GV: Gọi HS lần lượt lên bảng thực hiện
HS: 
Quãng đường Huế - Nha Trang: 
1278 – 658 = 620 km
Quãng đường Nha Trang – tp HCM:
1710 – 1278 =432 km
HS: Thực hiện
HS: a) x = 533
b)x = 102
c)x = 0
d) x= 103
e) x = 3
f) x N*
Bài tập 41 tr 22 SGK:
HN – Huế: 658 km
HN – Nha Trang 1278 km
HN – tp HCM: 1710km
Tính quãng đường
Huế - Nha Trang
Nha Trang – tp HCM
 Bài tập 44 tr 24 SGK:
Tìm số tự nhiên x biết:
x: 13 = 41
1428 : x = 14
4x: 17 = 0
7x – 8 = 713
8(x-3) = 0
0:x= 0
2’
HOẠT ĐỘNG 5 :
-Nắm được điều kiện phép trừ thực hiện được trong N.Nắm được khi nào ta có phép chia hết 
-BTVN: 43, 44 SGK, 64, 65, 66, 67 tr 11 SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docso hoc 6 tuan 2 3 4 cot chuan.doc