Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 4, Bài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con - Năm học 2011-2012

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 4, Bài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con - Năm học 2011-2012

I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1/ Kiến thức: Hiểu được một tập hợp có thể có 1 phần tử , có nhiều phần tử , có thể có vô số phần tử cũng có thể không có phần tử nào ?

 2/ Kĩ năng: Đếm đúng số phần tử của một tập hợp hửu hạn, biết sử dụng ký hiệu , , và .

 3/ Thái độ: : Yêu thích môn học, thấy được tính liên hệ giữa toán học và thực tiễn.

 II/. CHUẨN BỊ:

 1/ Giáo viên: giáo án, phấn màu , ghi sẵn đầu bài các bài tập

 2/ Học sinh: Ôn bài cũ xem trước bài mới

III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1/ On định: (1) Kiểm tra sỉ số hs.

 2/ Kiểm tra bài cũ: (5)

Câu hỏi: i) Hãy viết tập các số tự nhiên nhỏ hơn 8 .

 ii) Tập hợp này có bao nhiêu phần tử ?

Đáp án: i) A = { xN / x<8}>

 ii) Tập hợp A có 8 phần tử (4đ)

 3/ Bài mới:

Đặt vấn đề: Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tữ?

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG

* Hoạt động 1: Số phần tử của một tập hợp

?/ Hãy nêu ví dụ về tập hợp và cho biết trong tập hợp đó có bao nhiêu phần tử ?

-Yêu cầu hs làm ?1 sgk.

- yêu cầu học sinh làm tiếp ?2 sgk.

?/ Hãy cho biết trong tập hợp A={0} có bao nhiêu phần tử?

- yêu cầu học sinh đọc phần chú ý SGK.

nêu ví dụ tập hợp

 Làm bài tập ?1

làm BT ?2

 Trả lời ( không có hoặc có 1 phần tử 0)

Đọc chú ý

 (16) 1/ Số phần tử cuả một tập hợp

 Ví dụ : A={0;1;2;3} có 4 phần tử;

?1/+Tập hợp D có1phần tử

+ Tập hợp E có 2 phần tử

+ tập hợp H có 11 phần tử

?2/+ Không có số tự nhiên x để x +5 =2

* Một tập hợp có thể có 1 phần tử , có nhiểu phần tử cũng có thể không chưá phần tử nào

 *Tập hợp không chưá phần tử nào gọi là tập hợp rỗng

Ký hiệu :

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 307Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 4, Bài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP
TẬP HỢP CON
Tuần: 2 Tiết: 4
Ngày soạn: 9 /8 /2011 
Ngày dạy: 22 /8 /2011 
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1/ Kiến thức: Hiểu được một tập hợp có thể có 1 phần tử , có nhiều phần tử , có thể có vô số phần tử cũng có thể không có phần tử nào ?
	2/ Kĩ năng: Đếm đúng số phần tử của một tập hợp hửu hạn, biết sử dụng ký hiệu , , và .
	3/ Thái độ: : Yêu thích môn học, thấy được tính liên hệ giữa toán học và thực tiễn..
 II/. CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên: giáo án, phấn màu , ghi sẵn đầu bài các bài tập
	2/ Học sinh: Ôn bài cũ xem trước bài mới 
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1/ Oån định: (1’) Kiểm tra sỉ số hs.
	2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: i) Hãy viết tập các số tự nhiên nhỏ hơn 8 . 
	 ii) Tậïp hợp này có bao nhiêu phần tử ?
Đáp án: i) A = { xN / x<8} (6đ)
	 ii) Tập hợp A có 8 phần tử (4đ)
	3/ Bài mới:
Đặt vấn đề: Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tữ?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Số phần tử của một tập hợp
?/ Hãy nêu ví dụ về tập hợp và cho biết trong tập hợp đó có bao nhiêu phần tử ?
-Yêu cầu hs làm ?1 sgk.
- yêu cầu học sinh làm tiếp ?2 sgk.
?/ Hãy cho biết trong tập hợp A={0} có bao nhiêu phần tử? 
- yêu cầu học sinh đọc phần chú ý SGK. 
nêu ví dụ tập hợp 
 Làm bài tập ?1
làm BT ?2
 Trả lời ( không có hoặc có 1 phần tử 0)
Đọc chú ý
 (16’)
1/ Số phần tử cuả một tập hợp 
 Ví dụ : A={0;1;2;3} có 4 phần tử;
?1/+Tập hợp D có1phần tử 
+ Tập hợp E có 2 phần tử 
+ tập hợp H có 11 phần tử 
?2/+ Không có số tự nhiên x để x +5 =2
* Một tập hợp có thể có 1 phần tử , có nhiểu phần tử cũng có thể không chưá phần tử nào 
 *Tập hợp không chưá phần tử nào gọi là tập hợp rỗng
Ký hiệu : 
* Hoạt động 2: Tập hợp con.
 -Gv giới thiệu khái niệm tập hợp con.
 -Yêu cầu hs đọc định nghĩa trong sgk.
 -yêu cầu hs làm bài tập ?3.
- GV treo bảng phụ: Cho tập hợp M={a;b;c}
?/ Viết các tên tập con của tập hợp có 2 phần tử ?.
?/Dùng ký hiệu để thể hiện quan hệ giữa các tập hợp con đó vơí tập hợp M?
ghi nhận khái niệm
đọc định nghĩa sgk
làm ?3
quan sát bài tập trên bảng phụ trả lời 
viết tập hợp con
dùng kí hiệu con ,trả lời câu hỏi
 (12’)
2.Tập hợp con
Cho hai tập hợp 
A = { a, b}
B = { a,b,c, d}. 
* Nếu mọi phần tử cuả tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B 
Ký hiệu : A B
* Hoạt động 3: Chú ý
-Yêu cầu hs đọc chú ý sgk .
- Lưu ý hs: A B , B A ta nói rằng A và B là 2 tập hợp bằng nhau. Ký hiệu A = B
-Yêu cầu hs đọc chú ý trong SGK.
đọc chú ý sgk
lắng nghe ,ghi nhận
đọc chú ý sgk
 ( 5’)
*Chú ý
 Nếu A B , B A thì 2 tập hợp A và B gọi là bằng nhau 
Ký hiệu : A = B 
	4/ Củng cố : (5’)
	 Bài tập 16( SGK/13) a)Vì x-8=12 nên x=12+8=20 Nên A= {20 } .Tập hợp A có một phần tử
 c)Vì x.0=0 với mọi xN Nên C=N, Tập hợp C có vô số phần tử.
 Bài tập 17/ sgk: a) A ={0;1;2;3;..20.} Số phần tử của tập hợp là 21.
 	b) B= Không có phần tử nào.
 Bài tập 19/sgk: A={0;1;2;3;4;5;6;7;8;9} B= { 0;1;2;3;4} BA
	5/ Dặn dò: (1’)
	 - Học thuộc nội dung bài.
	 - Xem lại các bài tập , câu hỏi đã giải.
	 - làm các bài tập : 17 trang 13 SGK
 - Chuẩn bị trước các bài tập 21,22,23,24,25
 - Chuẩn bị tiết sau " Luyện tập “
Tuần: 2 Tiết:5
Ngày soạn: 10 /8 /2011 
Ngày dạy: 24 /8 /2011 
LUYỆN TẬP
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1/ Kiến thức: : Học sinh biết tìm số phần tử cuả một tập hợp, tìm tập hợp con của một tập hợp cho trước 	
2/ Kĩ năng: : Rèn luyện kỹ năng viết tập hợp, tính số phần tử của moat tập hợp hửu hạn, sử dụng đúng chính xác các ký hiệu , , , 
	3/ Thái độ: vận dụng kiến thức toán học vào một số bài tập 
II/. CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên: SGK,SGV,Sách thiết kế bài giảng, Thước thẳng, bảng phụ
	2/ Học sinh: Học thuộc nội dung bài và làm các bài tập đã dặn.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1/ Oån định: (1’) Kiểm tra sỉ số hs.
	2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: i) mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử ? tập hợp rỗng là tập hợp như thế nào ?
	 ii) Dùng kí hiệu thích hợp để chỉ quan hệ giữa N và N*.
Đáp án:
	 i) Có 1 phần tử, nhiều phần tử, không có phần tử nào. ( 4đ)
 Tập hợp rỗng là tập hợp không có phần tử nào. ( 3đ) 
	 ii)N* N	( 3đ)
	3/ Bài mới:
Đặt vấn đề: Vận dụng kiến thức đã học vào giải các dạng bài tập cơ bản có liên quan.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Bt 21 /tr14 SGK
-?/ A là tập hợp gồm các số tự nhiên nào? 
 ?/ Hãy nêu công thức để tập hợp các phần tử một cách tổng hợp ?
-Gọi 1 hs lên bảng tìm số phần tử trong tập hợp B .
trả lời ( từ 8 đến 20)
 công thức: b-a+1
(20-8+1)
1 hs lên bảng tìm số phần tử của tập hợp B 
 (10’)
Bài tập 21 trang14
Số phần tử cuả tập hợp B là : 
99 -10 +1 =90 (phần tử)
* Hoạt động 2: Bt 23/14 SGK
-Tổ chức hs hoạt động nhóm giải bài tập.
-Hướng dẫn hs tìm cách tính số phần tử của tập hợp các số chẳn. 
?/Tính số phần tử trong tập hợp D và tập hợp E?
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày. 
-Kiểm tra bài các nhóm đánh giá nhận xét
Hoạt động nhóm giải Bt 
chú ý gv hướng dẫn
trả lời số phần tử của tập hợp E , D ( b-a:2+1)
đại diện nhóm trình bày
nhận xét, sửa bài vào vở
 (10’)
Bài tập 23 trang 14
 Số phần tử cuả tập hợp D la:ø 
( 99 -21 ) : 2 +1 =40(p.tử)
Số phần tử cuả tập hợp E là :
( 96 -32 ) : 2 +1 =33(p.tử)
*Hoạt động 3:bt 22/14 SGK
-Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu đề. 
-Gọi 2 hs lên bảng giải BT.
-HS nhận xét bài tập trên bảng 
-Treo bảng phụ BT 24 sgk
-Cho hs quan sát và gọi 1 hs lên bảng giải 
-Gọi hs khác nhận xét
 Đọc và tìm hiểu đề bài 
 2 hs lên bảng làm BT 
nhận xét
 quan sát 
 lên bảng giải bài tập 24
nhận xét
 (10’)
BT 22/ trang 14 
a) C = {0;2;4;6;8}
b) L = {11;13;15;17;19}
c) A = {18;20;22}
d) B = {25;27;29;31}
Bài tập 24/14 sgk
A N ;B N ;N* N
*Hoạt động 4: Bài tập 25 trang 14
- Gọi Hs đọc đề bài tập.
- Gọi 2 HS lên bảng 
?/ Viết tập hợp A các nước có điện tích lớn nhất?
?/ Viết tập hợp các nước có diện tích nhỏ nhất?
Đọc đề bài 
2hs lên bảng giải BT
viết tập hợp
viết tập hợp
 (3’)
Bài tập 25 trang 14
A ={ indo, mianma tl,vn}
	4/ Củng cố : (5’)
 	Bài tập (bảng phụ)
 Gọi A là tập hợp hs lớp 6A có 2 điểm 10 trở lên, B là tập hợp hs lớp 6A có 3 điểm 10 trở lên , M là tập hợp hs lớp 6A có 4 điểm 10 trở lên. Dùng ký hiệu để thể hiện quan hệ giữa 3 tập hợp trên?
 Đáp án: ABM.
	5/ Dặn dò: (1’)
	 - Học thuộc nội dung bài.
	 - Xem lại các bài tập , câu hỏi đã giải.
	 - làm các bài tập còn lại trong sách giáo khoa. 
	 - Xem trước nội dung bài mới và trả lời trước các câu hỏi trong bài .
Bài 5: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN
Tuần: 2 Tiết: 6
Ngày soạn:11 /8 /2011 
Ngày dạy: 25 /8 /2011 
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1/ Kiến thức: : Hiểu được các tính chất giao hoán và kết hơp phép cộng, phép nhân số tự nhiên, tính chất phân phối của phép nhân đối vơí phép cộng
	2/ Kĩ năng: Làm được các phép tính cộng và tính nhân các số tự nhiên.
	3/ Thái độ: Có ý thức liên hệ toán học với thực tiễn.
II/. CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên: sgk, Sgv, Bảng phụ ghi tính chất của phép cộng và phép nhân,Thước thẳng
	2/ Học sinh: xem bài học bài, làm bài tập
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1/ Oån định: (1’) Kiểm tra sỉ số hs.
	2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: i) Trong các cách viết sau đây, cách nào đúng, cách nào sai ?
 a) O N;b) 5 N ;c) 29 N ;d) 0 N*
	Đáp án:
	 i) a)đúng;b)đúng;c)đúng;d)sai	(8đ)
* Câu hỏi phụ: i) mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử ? tập hợp rỗng là tập hợp như thế nào ?	(2đ)	 
 	3/ Bài mới:
Đặt vấn đề: Phép cộng và phép nhân các số tự nhiên có những tính chất gì giống nhau và khác nhau?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Tổng va øtích của hai số
-Đưa ra nội dung một bài toán. ?/Hãy tính chu vi và diện tích của 1 sân hình chữ nhật có chiều dài 32m , và chiều rộng bằng 25m. ?/Hãy nêu công thức tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đo?ù 
-Giới thiệu thành phần phép tính cộng và tính nhân như sgk.
-Cho Hs làm bài tập ?1
- Cho hs làm bài tập ?2
- Nhận xét, hình thành kiến thức 
Đọc nội dung bài toán 
Tìm công thức tính chu vi hình chữ nhật và diện tích hình chữ nhật 
Học sinh trả lời công thức tổng quát ( P = (a +b):2; S = a x b)
ghi nhận
làm bài tập ?1
 làm BT ?2
 ghi bài vào vở. (17’)
1/ Tổng và tích của hai số 
 Với a, b,c N
* a +b = c 
a, b là số hạng của tổng 
c là tổng của 2 số a và b
* a. b = d 
a,b là thừa số của tích 
d là tích của 2 thừa số 
?2/
_ Kết quả tích bằng 0
_ Có 1 thừa số khác 0
* Hoạt động 2: Tính chất của phép cộng vàphép nhân số tự nhiên.
-Gv treo bảng tính chất phép cộng và phép nhân.
?/Hãy tính nhanh: 46 + 17 +54
-nhận xét.
- Gv chốt lại kiến thức
Phép nhân số tự nhiên có tính chất gì ? phát biểu tính chất đó ?
?/ Hãy tính nhanh : 4 . 37 .25
phát biểu tính chất của phép cộng ,phép nhân.
 Hs lên bảng tính 
46 + 17 + 54 = (46 +54 ) +17
 = 100 +17 = 117
phát biểu tính chất của phép nhân
Học sinh lên bảng tính 
 4 .37 .25 = 4 .25 .37 =100.37 = 3700 ( 16’)
2/. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên
Cộng Nhân
-Tính chất giao hoán:
 a+b=b+a a.b=b.a
-Tính chất kết hợp: (a+b)+c=a+(b+c) (a.b).c=a.(b.c)
-Cộng với số 0: -Nhân với số 1
 a+0=0+a=a a.1=1.a=a
-Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
 a.(b+c)= a.b+a.c
	4/ Củng cố : (5’)
	 Bài tập 26 trang 16
 - Quảng đường bộ Hà Nội - Yên Bái
 54 +19 +82 = 155 (km)
 Hay:( 54 +1) +( 19 +81 ) = 55 + 100 
 = 155 (km)
	Bài tập 27/ sgk: a) 86+357+14 = (86+14)+357 = 100+357 =457
	 b) 72+69+128 =(73+128)+69 = 200 +69 = 269
	 c) 25. 5.4.27.2 = (25.4). (5.2).27 = 100. 10. 27 = 27000
	5/ Dặn dò: (1’)
	 - Học thuộc nội dung bài.
	 - Xem lại các bài tập , câu hỏi đã giải.
	 - làm các bài tập : 28 ,29 ,30 / sgk trang 
	 - Xem trước bài tập 25,36,37,38,39,40 sgk 
 -Chuẩn bị mỗi em một máy tính . tiết sau "Luyện tập"
Bài 2: BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
Tuần: 2 Tiết:2
Ngày soạn:12 /8 /2011 
Ngày dạy:27 /8 /2011 
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1/ Kiến thức: Biêt các khái niệm 3 điểm thẳng hàng , 3 điểm không thẳng hàng. Điểm nằm giữa 2 điểm.
	2/ Kĩ năng: Biết vẽ 3 điểm không thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng.
	3/ Thái độ: Sử dụng thước thẳng vẽ và kiểm tra 3 điểm thẳng hàng 1 cách cẩn thận chính xác 
II/. CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên: SGK, SGV, Thứớt thẳng,bảng phụ
	2/ Học sinh: thước thẳng
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1/ Oån định: (1’) Kiểm tra sỉ số hs.
	2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: BT 6/105 SGK (bảng phụ hình 8)
Đáp án:
 (3đ) 
 b)có những điểm khác điểm A mà cũng thuộc đường thẳng m.Đó là C và D, C m, D m. (5đ)
 c)Có những điểm không thuộc đường thẳng m mà khác với điểm B . Đó là G và H m, (2đ)
	3/ Bài mới:
Đặt vấn đề: Khi nào có thể nói 3 điểm A,B,C thẳng hàng?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Ba điểm thẳng hàng:
?/Hãy vẽ 3 điểm thẳng hàng? vẽ 3 điểm không thẳng hàng?
 ?/Để nhận biết 3 điểm cho trước có thẳng hàng hay không ta làm như thế nào ?
 ?/Mở rộng vấn đề có thể có nhiều điểm cùng thuộc 1 đường thẳng không ? Vì sao? nhiều điểm không thuộc đường thẳng không ? vì sao ?
2 hs lên bảng vẽ hình
trả lời(Khi 3 điểàm cùng thuộc một đường thẳng )
trả lời(Co,ù vì 1 đường thẳng chưá rất nhiều điểm và cũng có rất nhiều điểm cùng không thuộc đường thẳng ) (13’)
1) Thế nào là ba điểm thẳng hàng?
d .A .B .C
 .M
 m A. D .
 *Khi 3 điểm A, B, C cùng thuộc d ta nói chúng thẳng hàng
* Khi 3 điểm A, M, D không thuộc đường thẳng m ta nói chúng không thẳng hàng
*Hoạt động 2 : Điểm nằm giữa hai điểm
?/ Hãy vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng? 
- Giới thiệu các điểm nằm cùng phía và khác phía, điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
?/Trong 3 điểm thẳng hàng có bao nhiêu điểm nằm giữa?
?/Nếu có điểm M nằm giữa 2 điểm A vaB thì 3 điểm A, M, B có thẳng hàng không ?
- Gv chốt lại nhận xét sgk.
Vẽ hình vào tập 
lưu ý
Trả lời(chỉ có 1 điểm nằm giữa )
trả lời( Ba điểm A, M, B thẳng hàng)
ghi bài vào vở
 (15’)
2/. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng:
 .A .B . C
- Hai điểm B và C nằm cùng phía với A.Tương tự:A và B nằm cùng phía với C.
- Hai điểm A và C nằm khác phía với B.
- B nằm giữa hai điểm A và C.
* Nhận xét:
Trong ba điểm thẳng hàng, có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
	4/ Củng cố : (5’)
	Bài tâp 9/ SGK 
 Tất cả bộ ba điểm không thẳng hàng là:B,E,D; B,A,C; E,G,A; B,E,D; 
b)
 Tất cả bộ ba điểm thảng hàng là :B,D,C; B,E,A; D,E,G
	Bài tập 10/ sgk: a) 
	Bài tập 11/sgk:a) R, b) cùng phía 
 c) Khác phía	
5/ Dặn dò: (1’)
	 - Học thuộc nội dung bài.
	 - Xem lại các bài tập , câu hỏi đã giải.
	 - làm các bài tập : 10,11,12, 13 / sgk trang 
	 - Xem trước nội dung bài mới và trả lời 
trước các câu hỏi trong bài .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2.doc