Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 34 đến 36 - Năm học 2007-2008

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 34 đến 36 - Năm học 2007-2008

I/ MỤC TIÊU :

- HS được củng cố và khắc sâu các kiến thức về BCNN của các số.

- Biết tìm BC thông qua BCNN của các số.

- Vận dụng tìm BC và BCNN trong các bài toán thực tế đơn giản

II/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

HĐ1 : KIỂM TRA BÀI CŨ :

- GV nêu yêu cầu kiểm tra :

HS1: Thế nào là BCNN của 2 hay nhiều số ? Nêu nhận xét về BCNN của các số ?

Tìm BCNN (10,12,15).

HS2: Phát biểu qui tắc tìm BCNN của các số ?

Tìm BCNN (8,9,11) ; BCNN (25,50).

- GV nhận xét, đánh giá cho điểm.

HOẠT ĐỘNG 2 : LUYỆN TẬP

- GV đưa bài tập lên bảng phụ :

Tìm a N biết a < 1000="" và="" a="" 60;="" a="">

- Yêu cầu lớp thảo luận nhóm

- Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày.

- Yêu cầu HS lớp nhận xét bài làm của nhóm bạn.

- GV yêu cầu HS đọc đề Bài tập 152 – SGK

- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở

- GV gọi 1 HS lên bảng trình bày. - Một HS đọc to đề bài

- Đại diện nhóm trình bày :

Ta có :

 Mặt khác BCNN (60,280) = 840

 a B(840) = {0,840,.} và a <>

 a = 840

Bài tập 152 – SGK

- HS : Vì a nhỏ nhất khác 0; a 15; a 18

 a = BCNN (15;18) = 90

 Vậy a = 90

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 34 đến 36 - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV yêu cầu HS đọc định nghĩa – SGK 
Hãy so sánh hai tập hợp B(12) và BC(4,6) ?
Từ đó rút ra nhận xét gì ?
Yêu cầu 1 HS đọc nhận xét – SGK 
GV: Tìm BCNN (6,1); BCNN (6,5,1) ?
GV đưa ra chú ý – SGK 
- Một HS đọc định nghĩa – SGK 
- HS : B(12) = BC(4,6)
 Vậy B(BCNN(4,6)) = BC(4,6)
- HS đọc nhận xét – SGK 
- HS : BCNN (6,1) =1; BCNN (6,5,1) =1
- HS đọc chú ý – SGK
HĐ3: 2/ Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra TSNT
GV đưa ra Ví dụ 2 – SGK :
 Tìm BCNN (8;18; 30) ?
Hãy phân tích mỗi số ra TSNT ?
GV cho HS hoạt động nhóm, báo cáo kết quảđối chiếu, nhận xét.
Để chia hết cho 8, cho18, cho30 thì BCNN(8;18; 30) phải chứa các TSNT nào? Với số mũ bao nhiêu ?
GV: Để tìm ƯCLN của các số ta lập tích các TSNT chung và riêng mỗi TSNT lấy với số mũ lớn nhất, tích đó chính là BCNN của các số.
Vậy muốn tìm BCNN của 2 hay nhiều số ta làm như thế nào ?
Yêu cầu HS đọc qui tắc – SGK
So sánh điểm giống và khác nhau đối với qui tắc tìm ƯCLN của các số ?
Tìm BCNN (12,16,48) ?
Từ đó rút ra nhận xét gì ?
Yêu cầu 1 HS đọc KL – SGK
- HS hoạt động nhóm: 
 Kết quả :
 8 = 23 ; 18 = 2.32 ; 30 = 2.3.5
- HS: Để chia hết cho 8, cho18, cho30 thì BCNN(8;18; 30) phải chứa các TSNT chung và riêng, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất . 
- Ta có : BCNN(8;18; 30) = 23.32.5 = 360
- HS phát biểu được nội dung qui tắc – SGK 
- HS đọc qui tắc - SGK
- HS: So sánh được sự giống và khác nhau của 2 qui tắc ?
- HS : BCNN (12,16,48) = 48
- HS nêu được KL – SGK 
	HĐ 4 : 3/ Tìm BC thông qua BCNN 	
GV yêu cầu HS đọc ví dụ 3 – SGK 
Phần tử x phải thoả mãn những ĐK nào ?
 Để xác định BC(8,18,30) ta làm như thế nào ?
Từ đó xác định các giá trị của x thoả mãn các ĐK đã cho ?
Thông qua bài tập trên hãy nêu cách tìm BC của hai hay nhiều số ?
- HS: Theo bài ra ta có : x ẻ BC(8,18,30)
Mặt khác BCNN (8,18,30) = 360
ị BC(8,18,30)= B(360) = {0,360,720,..}
Do x ẻ BC(8,18,30) và x < 1000
Nên A = {0,360,720}
- HS nêu nội dung KL – SGK 
Hoạt động 5 : Củng cố
GV nêu yêu cầu kiểm tra : 
Thế nào là BCNN của hai hay nhiều số ?
Có mấy cách tìm BCNN của 2 hay nhiều số ?
Phát biểu qui tắc tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra TSNT.
Nêu cách tìm BCNN của các số trong trường hợp đặc biệt.
	Hướng dẫn về nhà 
Học lý thuyết theo vở ghi + SGK
 Làm bài tập : 150;151 – SGK ; Bài tập 186 – SBT 
	Tiết 35 : Luyện tập 	Ngày dạy: 26/1107
I/ Mục Tiêu : 
HS được củng cố và khắc sâu các kiến thức về BCNN của các số.
Biết tìm BC thông qua BCNN của các số.
Vận dụng tìm BC và BCNN trong các bài toán thực tế đơn giản
II/Tiến trình dạy học : 
HĐ1 : Kiểm tra bài cũ :
GV nêu yêu cầu kiểm tra : 
HS1: Thế nào là BCNN của 2 hay nhiều số ? Nêu nhận xét về BCNN của các số ?
Tìm BCNN (10,12,15).
HS2: Phát biểu qui tắc tìm BCNN của các số ?
Tìm BCNN (8,9,11) ; BCNN (25,50).
GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
Hoạt động 2 : luyện tập
GV đưa bài tập lên bảng phụ :
Tìm a ẻ N biết a < 1000 và a M 60; a M 280.
Yêu cầu lớp thảo luận nhóm
Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày.
Yêu cầu HS lớp nhận xét bài làm của nhóm bạn.
GV yêu cầu HS đọc đề Bài tập 152 – SGK 
GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở
GV gọi 1 HS lên bảng trình bày. 
- Một HS đọc to đề bài
- Đại diện nhóm trình bày :
Ta có : 
 Mặt khác BCNN (60,280) = 840
ị a ẻ B(840) = {0,840,..} và a <1000
 ị a = 840
Bài tập 152 – SGK 
- HS : Vì a nhỏ nhất khác 0; a M 15; a M 18
ị a = BCNN (15;18) = 90
 Vậy a = 90
GV yêu cầu HS đọc đề Bài tập 153 – SGK 
Để tìm BC(30,45) ta làm như thế nào ?
XĐ các BC(30,45) < 500 ?
Gọi 1 HS lên bảng trình bày
Yêu cầu HS lớp nhận xét bài làm của bạn.
GV nêu nội dung Bài Tập 154 – SGK 
Nếu gọi số HS lớp 6C là a, khi xếp hàng 2; hàng3; hàng 4; hàng 8 đều vừa đủ hàng . Vậy a có quan hệ ntn với các số 2,3,4,8.
GV: Số a còn phải thoả mãn ĐK gì ?
Từ đó XĐ các giá trị của a thoả mãn các điệu kiện đã cho ?
GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trình bày
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm giải bài tập trên phiếu học tập 
 Bài tập 155 – SGK
Từ đó rút ra nhận xét qua việc giải Bài tập trên.
GV thu phiếu học tập của các nhóm chấm điểm .
Bài tập 153 – SGK 
- HS trình bày : 
Ta có : BCNN (30,45) = 90 
ị BC (30,45) = {0,90,180,...}
Vậy các BC (30,45 ) nhỏ hơn 500 là :
 0, 90, 180, 240, 360, 450.
Bài Tập 154 – SGK
- HS : Nếu gọi số HS lớp 6A là a theo bài ra ta có : aM 2; aM 3; aM 4; aM 8 ị a ẻ BC(2,3,4,8)
 Ta có : BCNN(2,3,4,8) = 24
ị BC(2,3,4,8) = {0,24,48,72,..}
Vậy số học sinh lớp 6C là 48 H/s
Bài tập 155 – SGK
a
6
150
28
50
b
4
20
15
50
ƯCLN (a,b)
2
10
1
50
BCNN (a,b)
12
300
420
50
ƯCLN (a,b). ƯCLN (a,b)
24
3000
420
2500
a.b
24
3000
420
2500
 Nhận xét : ƯCLN (a,b). ƯCLN (a,b) = a.b
Hướng dẫn về nhà
Xem lại các bài tập đã giải
Làm các bài tập : 189 đ 192 – SBT 
 Tiết 36 : Luyện tập 	Ngày dạy:28/11/07
I/ Mục Tiêu : 
HS được củng cố và khắc sâu các kiến thức về tìm BCNN và BC thông qua BCNN .
Rèn luện kỹ năng tính toán, biết tìm BCNN một cách hợp trong từng trường hợp cụ thể.
Vận dụng tìm BC và BCNN trong các bài toán thực tế đơn giản
II/Tiến trình dạy học : 
HĐ1 : Kiểm tra 15 phút
Câu 1(4 điểm) : Số tự nhiên a thoả mãn điều kiện : a M 21 ; a M 35 và 200 < a < 250 là :
A. 205	B. 210	C.215
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước kết quả đúng.
Câu 2 ( 6 điểm) : Một Liên đội khi xếp hàng tập thể dục, xếp hàng 2;3;4;5 đều vừa đủ.Tính số đội viên của Liên đội đó biết rằng số đội viên của liên đội khoảng từ 100 đến 150 em. 
Đáp án:
 Câu 1(4 điểm): B.210
Câu 2 ( 6 điểm): Gọi a là số học sinh của liên đội ta có :
a ẻN; a ẻBC (2,3,4,5) = {0; 60; 120; 180 ...}.
	Mạt khác: 100 Ê a Ê 150 ị a = 120. Vậy học sinh của liên đội đó là 120 em.
 Hoạt động 2 : luyện tập 	
GV yêu cầu HS đọc đề Bài tập 156 – SGK 
Theo bài ra số tự nhiên x phải thoả mãn những điều kiện nào ?
Hãy tìm BCNN (12,21,28) từ đó xác định các giá trị của x thoả mãn các điều kiện đã cho ?
GV gọi 1 HS lên bảng trình bày
Yêu cầu HS lớp nhận xét chữa bài của bạn nếu có ?
GV yêu cầu HS đọc đề Bài tập 157 – SGK 
Nếu sau a ngày hai bạn lại cùng trực nhật thì a ntn với 10 và 15 ?
Hãy xác định giá trị phải tìm của a ?
Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày và HS lớp làm bài vào vở.
GV yêu cầu HS đọc đề Bài tập 158– SGK 
So sánh sự khác nhau của hai bài tập trên
GV: Nếu gọi số cây mỗi đội phải trồng là a, khi đó a phải thoả mãn các ĐK gì ?
Từ đó xác định số cây mà mỗi đội phải trồng ?
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
Yêu cầu đại diện 1 nhóm lên trình bày
GV yêu cầu HS lớp nhận xét , sửa bài làm của nhóm bạn.
Bài tập 156 – SGK 
- HS trình bày :
Theo bài ra ta có : x ẻ BC(12,21,28)
 150 < x < 300
 Mặt khác BCNN (12,21,28) = 84
 ị x ẻ BC(12,21,28) = {0,84,168,252,..}
 Vì 150 < x < 300 ị x = 168 ; x = 252
Bài tập 157 – SGK 
Nếu sau a ngày hai bạn lại cùng trực nhật thì a = BCNN (10,12) = 60 (ngày)
Đáp số: 60 ngày
Bài tập 158– SGK 
- HS: ở Bài tập 158 số phải tìm ẻ BC và thoả mãn ĐK cho trước, ở Bài tập 157 thì số phải tìm là BCNN của các số.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày:
 Giải: 
Gọi số cây mỗi đội phải trồng là a. Ta có :
a ẻ BC(8,9) và 100 Ê a Ê 200
Do ƯCLN (8,9) =1 ị BCNN (8,9) = 72
 ị a ẻ B(72) = {0,72,144,216,...} 
Vì 100 Ê a Ê 200 ị a = 144
Vậy số cây mà mỗi đội phải trồng là 144 cây
Hoạt động 3 : Củng cố
Có thể em chưa biết : Lịch can chi ở phương đông trong đó có Việt Nam; Năm Âm lịch được tính bằng cách ghép 10 can (theo thứ tự : Giáp, ất, Bính, Đinh,...) với 12 chi (theo thứ tự : Tí, Sửu, Dần,Mão,...).Năm đầu tiên Giáp được ghép với Tí thành năm Giáp Tí , cứ 10 năm Giáp lại được lặp lại 1 lần và cứ 12 năm Tí lại được lặp lại một lần. Vậy theo em sau bao nhiêu năm năm Giáp Tí lại được lặp lại ? 
HS: Số năm để lặp lại năm Giáp Tí = BCNN (10, 12) = 60 ( năm) . Vậy tên của các của các năm âm lịch được lặp lại sau 60 năm.
Hướng dẫn về nhà
Xem lại các dạng bài tập đã làm
Học bài theo các câu hỏi ôn tập chương I
Làm các Bài tập : 159 đ 161 – SGK ; Bài tập : 196; 197 – SBT 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 12.doc