Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 3: Phần tử của tập hợp. Tập hợp con - Nguyễn Duy Trí

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 3: Phần tử của tập hợp. Tập hợp con - Nguyễn Duy Trí

A. MỤC TIÊU:

Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:

I. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.

- Hiểu được khái niệm tập hợp con.

- Hiểu được khái niệm hai tập hợp bằng nhau.

II. Kỹ năng:

- Học sinh đếm đúng số phần tử của một tập hợp hữu hạn.

- biết kiểm tra 1 tập hợp là tập hợp con hay không là 1 tập hợp con của 1 tập hợp cho trước

- Biết viết 1 vài tập hợp cho trước

- Sử dụng đúng các kí hiệu: ,

III. Thái độ:

- Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.

- Rèn cho học sinh tư duy logic.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Nêu vấn đề.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

I. Giáo viên: Sgk, giáo án, bảng phụ hình 11.

II. Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:

- Lớp 6B: Tổng số: Vắng:

II. Kiểm tra bài cũ:

1/ Viết tập hợp:

 a) Các số tự nhiên

 b) Các số tự nhiên x <>

 c) Các số tự nhiên x | 18 < x=""><>

 d) Các số tự nhiên x chẵn | 18 < x=""><>

III. Nội dung bài mới:

1. Đặt vấn đề:

Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử?

2. Triển khai bài dạy

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 3: Phần tử của tập hợp. Tập hợp con - Nguyễn Duy Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: ..
Tiết 4: SỐ PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP. TẬP HỢP CON
MỤC TIÊU:
Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
Kiến thức:
Học sinh hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.
Hiểu được khái niệm tập hợp con.
Hiểu được khái niệm hai tập hợp bằng nhau.
Kỹ năng:
Học sinh đếm đúng số phần tử của một tập hợp hữu hạn.
biết kiểm tra 1 tập hợp là tập hợp con hay không là 1 tập hợp con của 1 tập hợp cho trước
Biết viết 1 vài tập hợp cho trước
Sử dụng đúng các kí hiệu: Æ, 
Thái độ:
Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
Rèn cho học sinh tư duy logic.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Nêu vấn đề.
CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
Giáo viên: Sgk, giáo án, bảng phụ hình 11.
Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:
- Lớp 6B: Tổng số: Vắng:
Kiểm tra bài cũ: 
1/ Viết tập hợp:
 a) Các số tự nhiên 
 b) Các số tự nhiên x < 5
 c) Các số tự nhiên x | 18 < x < 20
 d) Các số tự nhiên x chẵn | 18 < x < 20
Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề: 
Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử?
Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV: Mỗi tập hợp A, B, C, N có bao nhiêu phần tử?
HS: A = {5} có 1 phần tử
 B = {x, y} có 2 phần tử 
C = {1; 2; 3; ; 100} có 100 phần tử
N = {0; 1; 2; 3 . . .} có vô số phần tử
GV: Yêu cầu HS làm ?1 và ?2
Tập hợp sau có mấy phần tử.
 D = {0}; E = {bút; thước}
 H = {x N | x 10}
 K = {x N | x + 5 = 2}
HS: - D = {0} có 1 phần tử.
- E = {bút; thước} có 2 phần tử
- H = {x N | x 10} có 11 phần tử
GV: Giới thiệu tập hợp rỗng.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV: Vậy, một tập hợp có bao nhiêu phần tử?
HS: Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.
1. Số phần tử của một tập hợp.
Cho các tập hợp 
A = {5} có 1 phần tử
B = {x, y} có 2 phần tử 
C = {1; 2; 3; ; 100} có 100 phần tử
N = {0; 1; 2; 3 . . .} có vô số phần tử
?1
- D = {0} có 1 phần tử.
- E = {bút; thước} có 2 phần tử
- H = {x N | x 10} có 11 phần tử
?2
Không có số tự nhiên nào để x + 5 = 2
Chú ý:
- Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng 
- Ký hiệu Æ 
Ví dụ : 
 K = {x Î N | x + 5 = 2}
 K = Æ
 Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.
Hoạt động 2
GV: Treo bảng phụ hình 11
 Cho hai tập hợp: E = {x, y}
 F = {x, y, c, d}
Em có nhận xét gì về các phần tử của hai tập hợp?
HS: Mọi phần tử của tập hợp E đều thuộc tập hợp F.
GV: Giới thiệu tập hợp E là tập hợp con của tập hợp F.
HS: Chú ý
GV: Khi nào tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B?
HS: Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B .
GV: Lấy ví dụ minh họa.
HS: Chú ý
GV: Yêu cầu HS làm ?3
 Cho ba tập hợp: M = {1; 5}
A = {1; 3; 5}; B = {5; 1; 3}
Dùng kí hiệu Ì để thể hiện quan hệ giữa hai trong ba tập hợp trên?
HS: M Ì A; M Ì B; A Ì B; B Ì A.
GV: Chú ý ở ?3 ta có A Ì B và B Ì A. Nếu xảy ra trường hợp như vậy ta nói tập hợp A bằng tập hợp B, hay hai tập hợp A và B bằng nhau.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV: Thế nào là hai tập hợp bằng nhau?
HS: Nếu A Ì B và B Ì A thì ta nói A và B là hai tập hợp bằng nhau.
2. Tập hợp con.
 Ví dụ :
Cho hai tập hợp: E = {x, y}
 F = {x, y, c, d}
E · c F
 · x 
 · y · d
 Ta thấy mọi phần tử của tập hợp E đều thuộc tập hợp F, ta nói: tập hợp E là tập hợp con của tập hợp F
* Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B .
 ký hiệu : A Ì B hay B É A 
Đọc là : 
A là tập hợp con của tập hợp B, hoặc A được chứa trong B, hoặc B chứa A.
Ví dụ:
D là tập hợp HS nữ trong lớp
H là tập hợp tất cả HS trong lớp
Ta viết: D Ì H
?3 
M = {1; 5}; A = {1; 3; 5}; 
B = {5; 1; 3}
Ta có: 
M Ì A; M Ì B; A Ì B; B Ì A.
* Chú ý: 
Nếu A Ì B và B Ì A thì ta nói A và B là hai tập hợp bằng nhau.
Kí hiệu: A = B
Củng cố
Thế nào là tập hợp rỗng?
Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử?
Thế nào là tập hợp con?
Thế nào là hai tập hợp bằng nhau?
HS lên bảng làm bài tập 16, 17.
Dặn dò
Nắm vững kiến thức cũ: Tập hợp rỗng; số phần tử của tập hợp; tập hợp con; hai tập hợp bằng nhau.
Làm bài tập 18, 19, 20 sgk.
Chuẩn bị kĩ bài cũ và bài tập cho tiết sau: “Luyện tập”.

Tài liệu đính kèm:

  • docSO HOC 6 T4 SO PHAN TU CUA TAP HOP TAP HOPCON.doc