Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 3: Ghi số tự nhiên - Lý Thế Chương Khuynh

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 3: Ghi số tự nhiên - Lý Thế Chương Khuynh

 I. Mục tiêu :

 − Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân. Hiểu rõ trong hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí.

 − Kĩ năng: Học sinh biết đọc và viết các số La Mã không quá 30.

 − Thái độ: Học sinh thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán.

 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 − Giáo viên: SGK, thước thẳng, bảng phụ ghi sẵn các số La Mã từ 1 đến 30.

 − Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.

 III. Tiến trình dạy học :

 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.

 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài :

  HS1: Viết tập hợp N và tập hợp N*; Làm bài tập 7; Hỏi thêm: Viết tập hợp A các số tự nhiên x mà x  N* (Đáp: A = {0}).

  HS2: Viết tập hợp B các số tự nhiên không vượt quá 6 bằng hai cách. Sau đó biểu diễn các phần tử của tập hợp B trên tia số. Đọc tên các điểm ở bên trái điểm 3 trên tia số; Có số tự nhiên nhỏ nhất hay không ? Có số tự nhiên lớn nhất hay không ?

 3. Bài mới: Ở Tiểu học, các em đã biết ghi số tự nhiên, đọc số tự nhiên. Hôm nay, chúng ta đi sâu hơn nội dung này.

 4. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

 Hoạt động 1 : Số và chữ số.

 Gọi học sinh đọc một vài số tự nhiên bất kì.

 Giới thiệu mười chữ số dùng để ghi số tự nhiên.

 Lấy ví dụ số 3895 ở SGK để phân biệt số và chữ số, giới thiệu số trăm, chữ số hàng trăm, số chục, chữ số hàng chục.

 Củng cố: Làm bài tập 11b đối với số 1425.

 Đọc số tự nhiên bất kì.

 Đáp: Số trăm: 14; Chữ số hàng trăm: 4; Số chục: 142; Chữ số hàng chục: 2. 1. Số và chữ số: (SGK)

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 246Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 3: Ghi số tự nhiên - Lý Thế Chương Khuynh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : THCS Đồng Khởi
Giáo viên : Lý Thế Chương Khuynh	Ngày soạn : 
Tiết 3:	GHI SỐ TỰ NHIÊN	
	I. Mục tiêu :
	− Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân. Hiểu rõ trong hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí.
	− Kĩ năng: Học sinh biết đọc và viết các số La Mã không quá 30.
	− Thái độ: Học sinh thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán.
	II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
	− Giáo viên: SGK, thước thẳng, bảng phụ ghi sẵn các số La Mã từ 1 đến 30.
	− Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.
	III. Tiến trình dạy học :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài :
	- HS1: Viết tập hợp N và tập hợp N*; Làm bài tập 7; Hỏi thêm: Viết tập hợp A các số tự nhiên x mà x Ï N* (Đáp: A = {0}).
	- HS2: Viết tập hợp B các số tự nhiên không vượt quá 6 bằng hai cách. Sau đó biểu diễn các phần tử của tập hợp B trên tia số. Đọc tên các điểm ở bên trái điểm 3 trên tia số; Có số tự nhiên nhỏ nhất hay không ? Có số tự nhiên lớn nhất hay không ?
	3. Bài mới: Ở Tiểu học, các em đã biết ghi số tự nhiên, đọc số tự nhiên. Hôm nay, chúng ta đi sâu hơn nội dung này.
	4. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Số và chữ số.
- Gọi học sinh đọc một vài số tự nhiên bất kì.
- Giới thiệu mười chữ số dùng để ghi số tự nhiên.
- Lấy ví dụ số 3895 ở SGK để phân biệt số và chữ số, giới thiệu số trăm, chữ số hàng trăm, số chục, chữ số hàng chục.
- Củng cố: Làm bài tập 11b đối với số 1425.
- Đọc số tự nhiên bất kì.
- Đáp: Số trăm: 14; Chữ số hàng trăm: 4; Số chục: 142; Chữ số hàng chục: 2.
1. Số và chữ số: (SGK)
Hoạt động 2 : Hệ thập phân.
- Giới thiệu hệ thập phân như trong SGK.
- Nhấn mạnh: Trong hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số trong một số vừa phụ thuộc vào bản thân chữ số, vừa phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đã cho.
- Viết số 325 rồi viết giá trị của số đó dưới dạng tổng của các hàng đơn vị:
235 = 200 + 30 + 5
- Củng cố: Làm ? trong SGK.
- Viết theo cách trên đối với các số 222, .
- Đáp: Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số là 999.
 Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau là 987.
2. Hệ thập phân:
 222 = 200 + 20 + 2 ;
 = a.10 + b, với a ≠ 0 ;
 = a.100 + b.10 + c, với a ≠ 0.
Hoạt động 3 : Cách ghi số La Mã.
- Cho học sinh đọc 12 số La Mã trên mặt đồng hồ.
- Giới thiệu các chữ số I, V, X và hai số đặc biệt IV, IX.
- Nêu rõ: Ngoài hai số đặc biệt (IV, IX), mỗi số La Mã còn lại trên mặt đồng hồ có giá trị bằng tổng các chữ số của nó, chẳng hạn:
VII = V + I + I = 5 + 1 + 1 = 7.
- Giới thiệu các số La Mã từ 1 đến 30.
- Nêu rõ: Các nhóm chữ số IV, IX và các chữ số I, V, X là các thành phần để tạo số La Mã. Giá trị của số La Mã là tổng các thành phần của nó, chẳng hạn:
 XVI = X + V + I = 10 + 5 + 1 = 16
 XXIV = X + X + IV = 10 + 10 + 4 = 24.
- Lưu ý: Ở số La Mã có những chữ số ở những vị trí khác nhau nhưng vẫn có giá trị như nhau.
- Củng cố: Đọc các số La Mã sau: XIV, XXVII, XXIX. Viết các số sau bằng số La Mã: 26, 28.
- Đọc số La Mã trên mặt đồng hồ.
- Đọc: 14, 27, 29.
- Viết: XXVI, XXVIII.
3. Chú ý: (SGK)
Hoạt động 4: Củng cố và luyện tập.
- Làm bài tập 12.
- Làm bài tập 13a.
- Đáp: {2; 0}.
- Đáp: 1000.
	5. Hướng dẫn học ở nhà :
	a) Bài vừa học :	
	− Học theo SGK.
	- Bài tập ở nhà: 13b, 14, 15 SGK.
	b) Bài sắp học : “Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con”
 	Chuẩn bị: Đọc trước bài học. Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử ? Thế nào là tập hợp con ? Thế nào là hai tập hợp bằng nhau ?
	IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung :
.. 
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • doc3. Ghi so tu nhien.doc