Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 3, Bài 3: Ghi số tự nhiên - Năm học 2008-2009 - Trần Thị Hợp

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 3, Bài 3: Ghi số tự nhiên - Năm học 2008-2009 - Trần Thị Hợp

I/. MỤC TIÊU: Qua bài này cần đạt được:

 1, Kiến thức: HS hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân. Hiểu rõ trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí.

 2, Kỹ năng: HS biết đọc và viết các số La Mã không quá 30.

 3, Thái độ: HS thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán.

II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:

· Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, bảng các chữ số, bảng phân biệt số và chữ số, bảng các số La Mã từ 1 đến 30.

· Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm.

III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1, Ổn định lớp: (1 phút)

 2, Kiểm tra bài cũ:

HS 1: Viết tập hợp N; N*. Làm bài tập 7/Sgk

 Viết tập hợp A các số tự nhiên x mà x N*.

 HS 2: Viết tập hợp B các số tự nhiên không vượt quá 6 bằng hai cách. Sau đó biểu diễn các phần tử của tập hợp B trên tia số. Đọc tên các điểm ở bên trái điểm 3 trên tia số.

 Có số tự nhiên

 3, Bài mới:

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Số và chữ số:

(Sgk)

2. Hệ thập phân:

ab = a.10 + b

abc = a.100 + b.10 + c

abcd = a.1000 + b. 100 + c. 10 + d

3. Chú ý:

(Sgk) – GV: gọi HS lấy một số ví dụ về số tự nhiên.

+ Chỉ rõ số tự nhiên đó có mấy chữ số? Là những chữ số nào?

– HS: lấy ví dụ và trả lời.

– GV: giới thiệu 10 chữ số dùng để ghi số tự nhiên.

+ Mỗi số tự nhiên có thể có bao nhiêu chữ số? Hãy lấy ví dụ.

– HS: mỗi số tự nhiên có thể có 1; 2; 3; chữ số.

Ví dụ: số 5 có 1 chữ số, số 11 có hai chữ số

– GV: nêu chú ý trong Sgk phần a, lấy ví dụ.

– GV: hãy cho biết các chữ số hàng trăm, chữ số hàng chục của số 3895?

– HS: chữ số hàng trăm:8, chữ số hàng chục:9

– GV: giới thiệu số trăm, số chục.

 nêu chú ý b trong Sgk .

* Củng cố: bài tập 11/10/Sgk.

– GV: giới thiệu hệ thập phân

Trong hệ thập phân mỗi chữ số trong một số ở những vị trí khác nhau thì có những giá trị khác nhau.

Ví dụ: 222 = 200 + 20 +2 = 2.100 +2.10 +2

Tương tự hãy biểu diễn các số:ab; abc; abcd

– HS:

* Củng cố: Làm ? Sgk

– GV: giới thiệu đồng hồ có ghi 12 số La Mã

– HS đọc

– GV: giới thiệu ba chữ số La Mã để ghi các số trên là I, V, X và giá trị tương ứng 1, 5, 10 trong hệ thập phân.

– GV: giới thiệu cách viết số La Mã đặc biệt.

– HS: hoạt động nhóm: viết các số La Mã từ 1 10

– GV: đưa bảng phụ các số La Mã từ 1 đến 30 yêu cầu HS đọc.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 3, Bài 3: Ghi số tự nhiên - Năm học 2008-2009 - Trần Thị Hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết3: §3	GHI SỐ TỰ NHIÊN 
Ngày soạn:12/8/08 
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này cần đạt được: 
	1, Kiến thức: HS hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân. Hiểu rõ trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí.
	2, Kỹ năng: HS biết đọc và viết các số La Mã không quá 30. 
	3, Thái độ: HS thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán. 
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, bảng các chữ số, bảng phân biệt số và chữ số, bảng các số La Mã từ 1 đến 30.
Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1, Ổn định lớp: (1 phút)
	2, Kiểm tra bài cũ: 
HS 1: Viết tập hợp N; N*.	Làm bài tập 7/Sgk 
	Viết tập hợp A các số tự nhiên x mà x Ï N*.
	HS 2: Viết tập hợp B các số tự nhiên không vượt quá 6 bằng hai cách. Sau đó biểu diễn các phần tử của tập hợp B trên tia số. Đọc tên các điểm ở bên trái điểm 3 trên tia số.
	Có số tự nhiên
	3, Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Số và chữ số:
(Sgk)
2. Hệ thập phân:
ab = a.10 + b
abc = a.100 + b.10 + c
abcd = a.1000 + b. 100 + c. 10 + d
3. Chú ý:
(Sgk)
– GV: gọi HS lấy một số ví dụ về số tự nhiên. 
+ Chỉ rõ số tự nhiên đó có mấy chữ số? Là những chữ số nào?
– HS: lấy ví dụ và trả lời.
– GV: giới thiệu 10 chữ số dùng để ghi số tự nhiên.
+ Mỗi số tự nhiên có thể có bao nhiêu chữ số? Hãy lấy ví dụ.
– HS: mỗi số tự nhiên có thể có 1; 2; 3;  chữ số. 
Ví dụ: số 5 có 1 chữ số, số 11 có hai chữ số
– GV: nêu chú ý trong Sgk phần a, lấy ví dụ.
– GV: hãy cho biết các chữ số hàng trăm, chữ số hàng chục của số 3895?
– HS: chữ số hàng trăm:8, chữ số hàng chục:9
– GV: giới thiệu số trăm, số chục.
à nêu chú ý b trong Sgk .
* Củng cố: bài tập 11/10/Sgk.
– GV: giới thiệu hệ thập phân 
Trong hệ thập phân mỗi chữ số trong một số ở những vị trí khác nhau thì có những giá trị khác nhau.
Ví dụ: 222 = 200 + 20 +2 = 2.100 +2.10 +2
Tương tự hãy biểu diễn các số:ab; abc; abcd
– HS: 
* Củng cố: Làm ? Sgk 
– GV: giới thiệu đồng hồ có ghi 12 số La Mã 
– HS đọc
– GV: giới thiệu ba chữ số La Mã để ghi các số trên là I, V, X và giá trị tương ứng 1, 5, 10 trong hệ thập phân.
– GV: giới thiệu cách viết số La Mã đặc biệt.
– HS: hoạt động nhóm: viết các số La Mã từ 1à 10
– GV: đưa bảng phụ các số La Mã từ 1 đến 30 yêu cầu HS đọc.
	4, Củng cố và hướng dẫn tự học: 
 a) Củng cố:
– Yêu cầu HS nhắc lại chú ý trong Sgk.
– Làm các bài tập 12, 13, 14, 15c/Sgk 
	 b) Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học
– Học kỹ bài.
– Làm các bài tập 16, 17, 18, 19, 20, 21, 23 tran 56 SBT
Bài sắp học
Tiết 4: SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP, TẬP HỢP CON
Đọc trước bài ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • doct3.doc