Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 23: Luyện tập - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Hòa Thạnh

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 23: Luyện tập - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Hòa Thạnh

1. Mục tiêu

a) Kiến thức:

- Học sinh được củng cố các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.

b) Kĩ năng:

- Học sinh nhận biết được một số hay một tổng có chia hết cho 3, cho 9 hay không.

c) Thái độ:

- Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, chính xác khi giải toán.

2. Trọng tâm

Vận dụng được dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.

3. Chuẩn bị:

GV: Thước thẳng, bảng phụ

HS: Thước thẳng, bảng nhóm.

4. Tiến trình:

4.1 Ổn định:

- Kiểm diện học sinh; kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

4.2 Kiểm tra miệng:

GV: Nêu yêu cầu

HS1:

1)Nêu dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9?

(4 đ iểm)

2) Sửa bài 103(a / SGK)/ 41. ( 6 điểm) HS1:

1) Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9: như SGK

2) Bài 103/ SGK/ 41.

a)

HS2:Sửabài104(a,c)/SGK/42(10 điểm)

GV: nhận xét và ghi điểm cho HS HS2: Bài 104/ SGK/ 42

a) chia hết cho 3 thì

c)

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 23: Luyện tập - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Hòa Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP
Tiết: 23
Tuần 8 	
Ngày dạy:13/10/2010
1. Mục tiêu
a) Kiến thức:
- Học sinh được củng cố các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
b) Kĩ năng:
- Học sinh nhận biết được một số hay một tổng có chia hết cho 3, cho 9 hay không.
c) Thái độ:
- Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, chính xác khi giải toán.
2. Trọng tâm
Vận dụng được dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
3. Chuẩn bị:
GV: Thướùc thẳng, bảng phụ 
HS: Thướùc thẳng, bảng nhóm.
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định:
- Kiểm diện học sinh; kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
4.2 Kiểm tra miệng:
GV: Nêu yêu cầu
HS1: 
1)Nêu dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9? 
(4 đ iểm) 
2) Sửa bài 103(a / SGK)/ 41. ( 6 điểm)
HS1: 
1) Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9: như SGK
2) Bài 103/ SGK/ 41.
a) 
HS2:Sửabài104(a,c)/SGK/42(10 điểm)
GV: nhận xét và ghi điểm cho HS
HS2: Bài 104/ SGK/ 42
a) chia hết cho 3 thì 
c) 
4.3 Bài tập mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1
Bài 106/ SGK/ 42
GV: Gợi ý bài 106/ SGK/ 42
+ Số tự nhiên nhỏ nhất có có năm chữ số là số nào?
HS: Số tự nhiên nhỏ nhất có có năm chữ số là 10000. 
GV:Vậy số tự nhiên nhỏ nhất có có năm chữ số chia hết cho 3, cho 9 là số nào?
HS: Số tự nhiên nhỏ nhất có có năm chữ số chia hết cho 3 là 10002. Số tự nhiên nhỏ nhất có có năm chữ số chia hết cho 9 là 10008.
a) Số tự nhiên nhỏ nhất có có năm chữ số chia hết cho 3 là: 10002
b) Số tự nhiên nhỏ nhất có có năm chữ số chia hết cho 9 là: 10008
Hoạt động 2
Bài 107/ SGK/ 42
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (hai em)bài 107/ SGK/ 42.
HS:Thảo luận ( 2 phút).
Bốn HS lần lượt trả lời và giải thích. ( mỗi em một câu).
a) Một số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3. (Đ)
b) Một số chia hết cho 3 thì chia hết cho 9.(S)
c) Một số chia hết cho 15 thì số đó chia hết cho 3.(Đ)
d) Một số chia hết cho 45 thì số đó chia hết cho 9. (Đ)
Hoạt động 3
Bài 108/ SGK/ 42
GV:Yêu cầu HS thực hiện bài 108;109/ SGK/42 theo nhóm.
HS: Hoạt động theo nhóm ( 4phút)
+Nhóm 1;2 bài 108
+Nhóm 3;4 bài 109
+Đại diện các nhóm trình bày lên bảng.
GV: Nhận xét bài làm của các nhóm.
- Số dư của 1546; 1527; 2468; 827; 1011 khi chia cho 3 là: 1; 0; 2; 2; 1.
- Số dư của 1546; 1527; 2468; 827; 1011 khi chia cho 9 là: 7; 6; 2; 8; 1.
Bài 109/ SGK/ 42
a
16
213
827
468
m
7
6
8
0
Hoạt động 4
Bài 135/SBT/ 19
GV:Yêu cầu HS làm bài 135/SBT/ 19
Gợi ý: Ba chữ số chia hết cho 9 
là:7, 2, 0.
Ba chữ số có tổng chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9 là: 7, 6, 2.
a) Các số lập được : 720 , 702, 270, 207
b) Các số lập được762, 726, 672, 627, 276, 267.
HS:Một HS lên bảng trình bày
4.4 Bài học kinh nghiệm
- Muốn tìm một số dư khi chia một số cho 9 (hoặc cho 3) ta có thể lấy tổng các chữ số của số đó chia cho 9 (cho 3) dư m thì số đó chia cho 9 (cho 3) cũng dư m.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
 - Đối với bài học ở tiết này
+ Xem lại các dạng bài tập đã giải.
+ Làm bài tập: bài 110/ SGK/ 42, bài 133; 134; 136/SBT /19
Hướng dẫn bài 110/ SGK/ 42 Ta có a.b = c; a : 9 dư m, b : 9 dư n
 r = (m.n):9, d là số dư của c:9.
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo 
+ Ôn tập: Định nghĩa phép chia số tự nhiện a cho số tự nhiên b.
5 Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTieát23.doc