Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 1: Làm quen với số nguyên âm - Đỗ Hải Thuận

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 1: Làm quen với số nguyên âm - Đỗ Hải Thuận

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập hợp N.

- Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tế.

- Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.

- Có ý thức tự giác, nghiêm túc, tích cực.

- Có tính cẩn thận, chính xác và tinh thần hợp tác trong học tập.

II. PHƯƠNG TIỆN:

- Giáo viên: Nhiệt kế, thước thẳng có chia khoảng, phiếu học tập, sách giáo khoa,giáo án, giáo án điện tử hỗ trợ dạy học.

- Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng, sách giáo khoa, vở viết.

- Phiếu học tập:

Bài tập 1: Chọn đáp án đúng rổi biểu diễn trên trục số.

A) Điểm P cách điểm -1 là 3 đơn vị theo chiều âm nên điểm P biểu diễn số:

A. -3 B. 3 C. 2 D. -4

B) Điểm Q cách điểm -1 là 3 đơn vị theo chiều dương nên điểm Q biểu diễn số:

 A. -3 B. -2 C. 2 D. -4

C) Điểm R cách điểm 1 là 3 đơn vị theo chiều âm nên điểm R biểu diễn số:

 A. 4 B. -2 C. 3 D. -3

 -8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8

Bài tập 2: Hãy ghi các điểm A,B,C,D,E thỏa mãn: A cách 0 sáu đơn vị về bên trái, B cách 0 năm đơn vị về bên phải, C cách 0 hai đơn vị về bên phải, D cách 0 ba đơn vị về bên trái, E cách C bốn đơn vị về bên trái.

 0

 

doc 11 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 1: Làm quen với số nguyên âm - Đỗ Hải Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌ VÀ TÊN: ĐỖ HẢI THUẬN
LỚP: SP TOÁNA K34
TRƯỜNG: CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NỘI 
CHƯƠNG II: SỐ NGUYÊN
TIẾT 1: LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
MỤC TIÊU:
Học sinh biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập hợp N.
Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tế.
Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.
Có ý thức tự giác, nghiêm túc, tích cực.
Có tính cẩn thận, chính xác và tinh thần hợp tác trong học tập.
PHƯƠNG TIỆN:
Giáo viên: Nhiệt kế, thước thẳng có chia khoảng, phiếu học tập, sách giáo khoa,giáo án, giáo án điện tử hỗ trợ dạy học.
Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng, sách giáo khoa, vở viết.
Phiếu học tập:
Bài tập 1: Chọn đáp án đúng rổi biểu diễn trên trục số.
Điểm P cách điểm -1 là 3 đơn vị theo chiều âm nên điểm P biểu diễn số:
A. -3 B. 3 C. 2 D. -4
B) Điểm Q cách điểm -1 là 3 đơn vị theo chiều dương nên điểm Q biểu diễn số:
 A. -3 B. -2 C. 2 D. -4
C) Điểm R cách điểm 1 là 3 đơn vị theo chiều âm nên điểm R biểu diễn số:
	A. 4	B. -2	C. 3	D. -3
 -8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8	 
Bài tập 2: Hãy ghi các điểm A,B,C,D,E thỏa mãn: A cách 0 sáu đơn vị về bên trái, B cách 0 năm đơn vị về bên phải, C cách 0 hai đơn vị về bên phải, D cách 0 ba đơn vị về bên trái, E cách C bốn đơn vị về bên trái.
 0
Bài tập 3: Viết và đọc nhiệt độ ở các nhiệt kế. Nhiệt độ ở nhiệt kế nào cao hơn?
Ứng dụng CNTT:
Slide 1:
Slide 2:
Slide 3:
Slide 4:
Slide 5:
Slide 6:
Slide 7:
Slide 8
Slide 9:
Slide 10:
Slide11:
Video vui củng cố bài học:
Slide 12:
Slide 13:
Slide 14:
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- Ổn định tổ chức:(1’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề và giới thiệu sơ lược về chương II
HĐTP 1: Kiểm tra bài cũ. 
- Gv đưa ra 3 phép tính và gọi một hs lên bảng thực hiện: 4+ 6= ?
 4. 6= ?
 4- 6= ?
HĐTP 2: Đặt vấn đề.
- Gv: Để phép trừ các số tự nhiên bao giờ cũng thực hiện được, người ta phải đưa vào một loại số mới: Số nguyên âm. Các số nguyên âm cùng với các số tự nhiên tạo thành tập hợp số nguyên
HĐTP 3: Giơí thiệu về chương II.
- Gv: Gíơi thiệu sơ lược về chương “ số nguyên”.
- Một hs lên bảng thực hiện phép tính:
 4+ 6= 10
 4. 6= 24
4- 6= không có kết quả 
trong N
Hoạt động 2:Các ví dụ
HĐTP 1: Giới thiệu về số nguyên âm.
- Ví dụ 1: Gv chiếu slide 1 hình nhiệt kế cho hs quan sát giới thiệu về các nhiệt độ trên rồi đặt câu hỏi vậy còn dưới thì sao “ những con số có ý nghĩa gì?” và “ vì sao ta cần đến số có dấu “-“ đằng trước?” gọi một hs trả lời.
- Gv: Giới thiệu về số nguyên âm như -1, -2, -3và hướng dẫn cách đọc ( âm 1 hay trừ 1).
- Gv: chiếu slide 2.
HĐTP 2: Các ví dụ về ứng dụng số nguyên âm trong thực tế.
- Gv: Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu về ứng dụng của số nguyên âm trong thực tế bằng cách đi du lịch một vòng thế giới.
- Gv: chiếu slide 3.
- Gv: Cho hs làm ?1 đọc và giải thích ý nghĩa số đo nhiệt độ các thành phố.
- Gv: Thành phố nào nóng nhất?, thành phố nào lạnh nhất?.
- Gv: Yêu cầu hs làm ?1 vao vở
- Ví dụ 2: Gv chiếu slide 4 hình vẽ giới thiệu quy ước độ cao mực nước biển là 0m. Giowis thiệu độ cao trung bình cao nguyên Đắc Lắc (600m) và độ cao TB thềm lục địa Việt Nam (-65m).
- Gv: Cho hs làm ?2 và giải thích
- Gv: Chiếu slide 5.
- Gv: yêu cầu hs làm ?2 vào vở
- Ví dụ 3: Có và nợ
- Gv: Gọi một hs đọc vd 3.
- Gv: Cho hs làm ?3 và giải thích ý nghĩa các con số
- Một hs trả lời câu hỏi của giáo viên và đọc các số ghi trên nhiệt kế
- Hs chép vd 1 vào vở
- Hs tập đọc các số nguyên âm: -1, -2, -3 rồi ghi khái niệm vào vở
- Hs đọc và giải thích số đo nhiệt độ.
- Hs trả lời: 
Nóng nhất: Tp. Hồ Chí Minh.
Lạnh nhất: Tp. Mat-xco-va
- Hs: Ghi ?1 vào vở
- Hs theo dõi hình vẽ
- Hs: chép vd 2 vào vở
- Hs đọc độ cao của núi phan xi păng và của đáy vịnh Cam Ranh và giải thích
- Hs: Ghi ?2 vào vở
- Một hs đọc vd 3
- Hs: Chép vd 3 vào vở
- Hs: Đọc các câu trong ?3 và giải thích các con số
- Hs: Ghi ?3 vào vở
Chương II: Số nguyên
Tiết 1: Làm quen với số nguyên âm.
1. Các ví dụ:
a) Ví dụ 1: Đo nhiệt độ
b) Khái niệm số nguyên âm: Các số có dấu “-“ đằng trước như -1, -2, -3(đọc là âm 1 hay trừ 1) gọi là số nguyên âm.
?1: Đọc nhiệt độ các thành phố
c) Ví dụ 2: Đo độ cao thấp
?2: Đọc độ cao các địa điểm
- Độ cao đỉnh núi phan xi păng là 3143 mét.
- Độ cao của đáy vịnh Cam Ranh là -30 mét ( sâu 30 mét dưới mực nước biển)
d) Ví dụ 3: Có và nợ
?3: Đọc các câu sau:
- Ông Bảy có -150000 đồng ( nợ 150 đồng)
- Bà Năm có 200000 đồng.
- Cô Ba có -30000 đồng ( nợ 30000 đồng)
Hoạt động 3: Trục số
- Gv: Gọi một hs lên bảng vẽ tia số và nhấn mạnh tia số phải có gốc, chiều và đơn vị.
- Gv: Vẽ tia đối của tia số và ghi các số -1, -2, -3 từ đó giới thiệu gốc, chiều dương, chiều âm của trục số.
- Gv: Chiếu slide 6.
- Gv: Cho hs làm ?4 
- Gv: gọi một hs lên bảng làm ?4
- Gv: Chiếu slide 7.
- Gv: Giới thiệu trục số thẳng đứng 
- Gv: Chiếu slide 8
- Một hs lên bảng vẽ tia số
- Các hs dưới lớp vẽ tia số vào vở.
- Hs vẽ tiếp ta đối của tia số và hoàn chỉnh trục số.
- Hs nhìn lên hình vẽ
- Hs: Làm ?4 vào vở
- Hs: Một hs lên bảng làm ?4
- Hs: Theo dõi đáp án ?4
- Hs: Quan sát trục số thẳng đứng và vẽ vào vở
2. Trục số:
 -5-4 -3 -2-1 0 1 2 3 4
- Điểm O gọi là điểm gốc của trục số.
- Chiều từ trái sang phải là chiều dương.
- Chiều từ phải sang trái là chiều âm.
?4: Các điểm A, B, C, D ở trục số biểu diễn những số nào?
Hoạt động 4: Luyên tập, củng cố kiến thức.
- Gv: Phát phiếu bài tập và chia lớp thành 4 nhóm để làm phiếu bài tập
-Gv: sau khi hs làm xong thu lại phiếu bài tập chiếu lên để cả lớp nhận xét và chữa bài của từng nhóm
- Gv: Lần lượt chiếu kết qua 3 bài tập lên để cả lớp quan sát.
- Gv: Chiếu slide 9
- Gv: Chiếu slide 10
- Gv: Chiếu slide 11
- Gv: Củng cố lại kiến thức bằng cách cho hs xem một đoạn video vui
- Gv: Chếu video
- Gv: Mở rộng kiến thức về độ cao, độ sâu của các núi và biển trên TG 
- Gv: Chiếu slide 12,13
- Gv: Giới thiệu bài tập 3 sgk tr 68 về tg trước công nguyên và sau công nguyên
- Gv: Chiếu slide 14
- 4 nhóm làm phiếu bài tập
- Hs nhận xét bài của nhóm bạn
- Hs: Theo dõi đáp án
- Hs: Theo dõi đoạn video
- Hs: Theo dõi trên màn hình
- Hs: Theo dõi trên màn hình
3. Luyện tập:
 Hướng dẫn công việc ở nhà:
- Hsinh đọc sgk để hiểu rõ các ví dụ về số nguyên âm. Tập vẽ thành thạo trục số.
- Bài tập 3, 4, 5 sgk tr 68 và bài 1, 3, 4, 6, 7, 8 tr 54,55 sbt.

Tài liệu đính kèm:

  • doclam quen voi so nguyen am(1).doc