Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 1 đến 12 - Đặng Thị Tú

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 1 đến 12 - Đặng Thị Tú

A. Mục tiêu:

 - HS nắm được định nghĩa tập hợp số tự nhiên, kí hiệu tập hợp số tự nhiên và thứ tự trong tập hợp số tự nhiên

 - Rèn kĩ năng viết tập hợp số tư nhiên, so sánh các số tự nhiên

 - Phát triển tư duy suy luận lôgic

 - Giáo dục tính sáng tạo trong HS

B. Trọng tâm: Viết tập hợp số tự nhiên

C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 1. Giáo viên: Thước, đọc tài liệu

 2. Học sinh: Thước, kiến thức bài trước: Tập hợp, phần tử của tạp hợp

D. Hoạt động dạy học:

 1. Kiểm tra: *Hoạt động1: (8 phút)

- Câu hỏi: Có bao nhiêu cách viết tập hợp? Nêu các cách viết đó?

 Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 7 và nhỏ hơn 12 bằng 2 cách, sau đó điền kí hiệu thích hợp vào chỗ chấm 9 A 13 A 7 A

 Làm bài tập 4 SBT trang 3

- Phương án trả lời: A = hoặc A = ; 9A , 13A , 7A

 Bài 4 SBT trang 3: A = ; B = ; C =

 2. Giới thiệu bài: ( 1 phút)

 GV yêu cầu HS lấy ví dụ về các số tự nhiên. Vậy tập hợp các số tự nhiên là gì, kí hiệu như thế nào, có gì khác nhau giữa tập hợp N và N*, các em tìm hiểu trong tiết học này

 

doc 24 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 1 đến 12 - Đặng Thị Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số học 6
Chương I : ôn tập và bổ túc về số tự nhiên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 1: Đ1. tập hợp - phần tử của tập hợp
A. Mục tiêu:
 - HS nắm được các kí hiệu của tập hợp: ; các cách viết tập hợp: liệt kê phần tử, chỉ ra tính chất đặc trưng của phần tử
 - Rèn kĩ năng viết tập hợp
 - Phát triển tư duy suy luận lôgic
 - Giáo dục tính cẩn thận cho HS thông qua cách viết tập hợp
B. Trọng tâm: Viết tập hợp theo hai cách
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Giáo viên: Thước, đọc tài liệu, bảng phụ hình 2
 2. Học sinh: Thước, kiến thức về số tự nhiên
D. Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra: Kết hợp trong bài
 2. Giới thiệu bài: ( 2 phút)
 Trong chương I, bên cạnh việc ôn tập và hệ thống hoá các nội dung về số tự nhiên đã học ở bậc tiểu học, còn thêm nhiều nội dung mới như: phép nâng luỹ thừa, số nguyên tố và hợp số, ước chung , bội chung,  Những kiến thức nền móng quan trọng sẽ mang đến cho chúng ta nhiều hiểu biết mới mẻ và thú vị.
 3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
5/
21/
* Hoạt động 1:
-Giới thiệu khái niệm tập hợp và lấy một số ví dụ về tập hợp
* Hoạt động 2:
-Dùng các chữ cái in hoa để đặt tên cho tập hợp
-Giới thiệu phần tử của tập hợp
-Hỏi: Tập hợp A gồm mấy phần tử? Là gì? Tập hợp B gồm mấy phần tử? Là gì?
-Giới thiệu kí hiệu thuộc , không thuộc 
-Hỏi: 5 có thuộc A không? a có thuộc B không?
-Đưa ra chú ý như SGK
-Giới thiệu cách viết: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp
-Giới thiệu C3: Dùng hình ảnh để mimh hoạ tập hợp
-Cho HS làm ?1 và ?2 SGK trang 6
-Nghe giảng về khái niệm tập hợp và lấy ví dụ về tập hợp
-Ghi tập hợp theo hướng dẫn của GV
-Nghe giảng và ghi nhớ
-Tập hợp A gồm 5 phần tử là: 0; 1; 2; 3; 4
Tập hợp B gồm 3 phần tử là : a, b, c
-Trả lòi: 5A, aB
-Đọc chú ý trong SGK
-Viết theo hướng dẫn của GV
-Nghe và ghi nhớ
-Hai HS lên bảng thực hiện
1. Các ví dụ
-Tập hợp các cây trong vườn
-Tập hợp các bạn HS của lớp 6A
-Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5
-Tập hợp các chữ cái a, b, c
2. Cách viết. Các kí hiệu
-Cách viết: 
C1: Liệt kê các phần tử của tập hợp
A = hay A = , 
B = hay , 
Các số 0; 1; 2; 3; 4 gọi là các phần tử của tập hợp A
Các chữ cái a, b, c gọi là các phần tử của tập hợp B
-Kí hiệu: 
+ 2A đọc là 2 thuộc A hoặc 2 là phần tử của A
+ dB đọc là d không thuộc B hoặc d không là phần tử của B
-Chú ý: SGK trang 5
C2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp
A = với N là tập hợp các số tự nhiên
?1:
D = 
hoặc D = 
2D , 10D
?2:
M = 
 4. Củng cố, luyện tập: ( 15 phút)
 - HS nhắc lại các kiến thức lý thuyết của bài: Cách viết tập hợp, các kí hiệu
 - GV chốt lại các kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ
 - HS làm các bài tập tại lớp, bài: 1-> 5 Sgk trang 6
Bài 1: A = hoặc A = với N là tập hợp các số tự nhiên
 12 A ; 16 A
Bài 2: B = 
Bài 3: x A ; y B ; b A ; b B 
Bài 4: A = B = M = H = 
Bài 5: a) A = b) B = 
 5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
 - Nắm vững các kiến thức của bài: Các cách viết tập hợp, các kí hệu , 
 - Làm các bài tập: 1-> 9 SBT trang 3; 4
 - Xem trước bài: Đ2.Tập hợp các số tự nhiên 
 ------------------------------------------ ******* -------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 2: Đ2. tập hợp các số tự nhiên
A. Mục tiêu:
 - HS nắm được định nghĩa tập hợp số tự nhiên, kí hiệu tập hợp số tự nhiên và thứ tự trong tập hợp số tự nhiên
 - Rèn kĩ năng viết tập hợp số tư nhiên, so sánh các số tự nhiên 
 - Phát triển tư duy suy luận lôgic
 - Giáo dục tính sáng tạo trong HS
B. Trọng tâm: Viết tập hợp số tự nhiên
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Giáo viên: Thước, đọc tài liệu
 2. Học sinh: Thước, kiến thức bài trước: Tập hợp, phần tử của tạp hợp
D. Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra: *Hoạt động1: (8 phút)
- Câu hỏi: Có bao nhiêu cách viết tập hợp? Nêu các cách viết đó?
 Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 7 và nhỏ hơn 12 bằng 2 cách, sau đó điền kí hiệu thích hợp vào chỗ chấm 9  A 13  A 7  A 
 Làm bài tập 4 SBT trang 3
- Phương án trả lời: A = hoặc A = ; 9A , 13A , 7A
 Bài 4 SBT trang 3: A = ; B = ; C = 
 2. Giới thiệu bài: ( 1 phút)
 GV yêu cầu HS lấy ví dụ về các số tự nhiên. Vậy tập hợp các số tự nhiên là gì, kí hiệu như thế nào, có gì khác nhau giữa tập hợp N và N*, các em tìm hiểu trong tiết học này
 3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
11/
8/ 
* Hoạt động 2:
-Giới thiêu tập hợp các số tự nhiên và kí hiệu 
-Hỏi: Có liệt kê hết được các phần tử của tập N hay không?
Các kí hiệu sau đúng hay sai: 0 N ; 100 N ; 3,5 N ; 2008 N ; N ?
Chỉ ra phần tử nhỏ nhất, phần tử lớn nhất của tập N?
-Giới thiệu về tia số được biểu diễn bởi các số tự nhiên
-Giới thiệu về tập hợp N*, yêu cầu HS viết tập hợp N* 
* Hoạt động 3:
-Hỏi: Nếu a nhỏ hơn b ta kí hiệu như thế nào? Khi đó hãy chỉ ra vị trí của điểm a so với điểm b trên trục số?
-Giới thiệu kí hiệu a nhỏ hơn hoặc bằng b là ab hay ba
-Giới thiệu tính chất bắc cầu
-Hỏi: Hãy chỉ ra số liền sau và số liền trước của số 2008?
Chỉ ra số tự nhiên nhỏ nhất? Số tự nhiên lớn nhất?
Tập hợp các số tự nhiên có bao nhiêu phần tử?
-Cho HS làm bài ? SGK trang 7
-Nghe giảng và ghi kí hiệu tập hợp số tự nhiên
-Không liệt kê được hết các phần tử của tập N
-Các kí hiệu đúng là: 0 N 100 N ; 2008 N 
Sửa lại: 3,5 N ; N 
-Phần tử nhỏ nhất là 0, không có phần tử lớn nhất
-Nghe giảng và ghi vở
-Nghe giảng và ghi vở
 N* = 
-Kí hiệu là aa
Khi đó trên trục số điểm a ở bên trái của điểm b hay điểm b ở bên phải của điểm a
-Nhe giảng và ghi vở
-Số 2008 có số liền sau là 2009 và số liền trước là 2007
- Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất, không có số tự nhiên lớn nhất
-Có vô số phần tử
-Hai em lên bảng viết
1. Tập hợp N và tập hợp N*
-Tập hợp các số 0; 1; 2; 3; 4; 5;  gọi là tập hợp các số tự nhiên
-Tập hợp các số tự nhiên hí hiệu là N
 N = 
Các số 0; 1; 2; 3; 4; 5;  gọi là phần tử của tập N
Các phần tử của tập N được biểu diễn trên tia số như sau:
Mỗi số tự nhiên a được biểu diễn bởi một điểm trên tia số, điểm biểu diễn số tự nhiên a gọi là điểm a
-Tập hợp các số tự nhiên khác 0 kí hiệu là N* 
 N* = 
2. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên
-Nếu a nhỏ hơn b ta viết aa. Khi đó trên trục số điểm a ở bên trái của điểm b hay điểm b ở bên phải của điểm a
-Nếu a nhỏ hơn hoặc bằng b ta viết: 
 ab hay ba
-Nếu a<b và b<c thì a<c ( Tc bắc cầu )
-Mỗi số tự nhiên có một số liền sau và một số liền trước. Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau một đơn vị
-Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất, không có số tự nhiên lớn nhất
-Tập hợp các số tự nhiên có vô số phần tử (hay N là tập vô hạn)
?:
28; 29; 30 99; 100; 101
 4. Củng cố, luyện tập: (15 phút)
 - HS nhắc lại các kiến thức lý thuyết của bài: Kí hiệu tập hợưp N và tập N*
 - GV chốt lại các kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ
 - HS làm các bài tập tại lớp, bài 6 -> 10 Sgk trang 7; 8
Bài 6: a) Liền sau của 17 là 18 ; Liền sau của 99 là 100 ; Liền sau của a là a+1 (aN)
 b) Liền trước của 35 là 34 ; Liền trước của 1000 là 999 ; Liền trước của b là b-1 (bN* )
Bài 7: a) A = b) B = c) C = 
Bài 8: A = hoặc A = 
 Biểu diễn trên tia số là: 
Bài 9: 7; 8 a; a+1 ( aN )
Bài 10: 4599; 4600; 4601 a-2; a-1; a ( aN / a2 )
 5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
 - Nắm vững các kiến thức của bài: Tập hợp N và tập hợp N*, thứ tự trong tập N
 - Làm các bài tập: 10 -> 15 SBT trang 4; 5
 - Xem trước bài: Đ3.Ghi số tự nhiên 
 ------------------------------------------ ******* -------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 3: Đ3. ghi số tự nhiên
A. Mục tiêu:
 - HS phân biệt được số và chữ số, biết cách ghi số trong hệ thập phân, làm quen với số La Mã
 - Rèn kĩ năng ghi số trong hệ thập phân, ghi số La Mã 
 - Phát triển tư duy suy luận lôgic
 - Giáo dục tính cẩn thận khi ghi số trong hệ thập phân
B. Trọng tâm: Ghi số trong hệ thập phân
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Giáo viên: Thước, đọc tài liệu
 2. Học sinh: Thước, kiến thức bài trước: Tập hợp các số tự nhiên
D. Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra: *Hoạt động1: ( 9 phút)
- Câu hỏi: Viết tập hợp N và tập hợp N* ? Làm bài tập 10; 11; 15 SBT trang 4; 5
- Phương án trả lời: N = N* = 
 Bài 10: Số liền sau của 199 là 200 ; Số liền sau của x là x+1 ( xN )
 Số liền trước của 400 là 399 ; Số liền trước của y là y-1 ( y N* )
 Bài 11: A = B = C = 
 Bài 15: Ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần là: x, x+1, x+2 ( xN )
 b-1, b, b+1 ( bN* )
 c, c+1, c+3 ( cN )
 2. Giới thiệu bài: ( 1 phút)
 Trong hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi như thế nào, số và chữ số có gì khác nhau, các em cùng tìm hiểu tronh tiết học này
 3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
9/
5/
6/
* Hoạt động 2:
-Giới thiệu từ 10 chữ số: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 ta có thể ghi được mọi số tự nhiên
-Hỏi: Hãy lấy VD số tự nhiên có 1 chữ số, 2 chữ số, 3 chữ số, 4 chữ số, 
-Giới thiệu cách viết số tự nhiên có từ 5 chữ số trở lên
-Lưu ý cho HS cần phân biệt số với chữ số, số chục với chữ số hàng chục, số trăm với chữ số hàng trăm, 
* Hoạt động 3:
-Giới thiệu cách ghi số trong hệ thập phân, là số tự nhiên có hai chữ số với a là chữ số hàng chục, blà chữ số hàng trăm
-Yêu cầu HS đọc tương tự với số , , 
-Hỏi: Hãy viết số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số? Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau?
* Hoạt động 4:
-Đưa ra hình ảnh đồng hồ như hình 7-SGK và giới thiệu về chữ số La Mã
-Giới thiệu quy luật ghi số La Mã
-Thêm vào bên trái mối số trên một chữ số X ta được số La Mã từ 11 đến 20
-Thêm vào bên trái mối số trên hai chữ số X ta được số La Mã từ 21 đến 30
-Hỏi: Cách ghi số trong hệ La Mã và trong hệ thập phân cách ghi nào thuận tiện hơn?
-Nghe giảng và ghi vở
-Mỗi em lấy một VD
-Lấy ví dụ minh hoạ
-Nghe giảng và minh hoạ bằng một số ví dụ
-Nghe giảng, lấy VD số tự nhiên có 6 chữ số dạng cụ thể và dạng tổng quát rồi ghi số trong hệ thập phân, sau đó đọc các chữ số hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, .
-Một HS lên bảng viết
-Nghe giảng và ghi nhớ
-Nghe giảng và ghi vở
-Ghi số từ 11 đến 20 bằng số La Mã theo hướng dẫn của GV
-Ghi số từ 21 đến 30 bằng số La Mã theo hướng dẫn của GV
-Cách ghi trong hệ thập phân thuận tiện hơn
1. Số và chữ số
-Với 10 chữ số: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 ta có thể ghi được mọi số tự nhiên
-Một số tự nhiên có thể có một, hai, ba hay nhiều chữ số
VD: 5 là số có một chữ số
 86 là số có hai chữ số
 123 là số có ba chữ số, .
-Chú ý: 
+Khi viết các số tự nhiên có từ 5 chữ số trở lên ta viết tách riêng từng nhóm 3 chữ số kể từ ... ện thao tác bấm máy tại chỗ và đọc kết quả của từng phần
-Nêu cách làm: 
Tính 8+5+2 = 15 
Dùng 8+e+6 = 15
 => e = 15-(8+6) = 1
Dùng b+5+e = 15 
 => b = 15-(5+1) = 9 
Dùng a+b+2 = 15 
 => a = 15-(9+2) = 4 
Dùng a+d+8 = 15
 => d = 15-(4+8) = 3
Dùng 2+c+6 = 15
 => c = 15-(2+6) = 7
1. Tính nhẩm
Bài 48 SGK tr 24
35+98 = (35-2) + (98+2)
 = 33+100 = 133
46+29 = (46+4) + (29-4)
 = 50-25 = 25
Bài 48 SGK tr 24
321-96 = (321+4) - (96+4) 
 = 325-100 = 225
1354-997 = (1354+3) – (997+3)
 = 1357 – 1000 = 357
2. Tìm x
Bài 47 SGK tr 24
a)(x-35)-120=0c)156-(x+61)=82
 x-35 =120 x+61 =156-82
 x =120+35 x+61 =74
 x =155 x =74-61
 Vậy x =155 x =13
b)124+(118-x) =217 
 118-x =217-124
 118-x =93
 x = 118-93
 x =25. 
 Vậy x =25
3. Sử dụng máy tính bỏ túi
Bài 50 SGK tr 24
425 – 257 = 168
91 – 56 = 35
82 – 56 = 26
73 – 56 = 17
652 – 46 – 46 – 46 = 514
Bài 51 SGK tr 25
4
9
2
3
5
7
8
1
6
 4. Củng cố, luyện tập: (5 phút)
 - HS nhắc lại các kiến thức lý thuyết của bài: ĐK để thực hiện phép trừ, ĐK của số chia, ĐK của số dư trong phép chia có dư. Công thức thể hiện phép chia hết, công thức thể hiện phép chia có dư
 - GV chốt lại các kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ
 5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
 - Nắm vững các kiến thức của bài: ĐK để thực hiện phép trừ, ĐK của số chia, ĐK của số dư trong phép chia có dư. Công thức thể hiện phép chia hết, công thức thể hiện phép chia có dư
 - Làm các bài tập: 52->55 SGK trang 25 và 62->69 SBT trang 10; 11
 - Chuẩn bị bài tốt cho tiết sau luyện tập tiếp
 ------------------------------------------ ******* -------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 11: luyện tập 2
A. Mục tiêu:
 - HS tiếp tục vận dụng kiến thức về phếp trừ và phép chia số tự nhiên để làm một số dạng bài tập có liên quan
 - Rèn kĩ năng thực hiện phép tính, tính nhanh, tìm x, dùng máy tính bỏ túi
 - Phát triển tư duy suy luận lôgic
 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác cho HS
B. Trọng tâm: Thực hiện phép chia 
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Giáo viên: Thước, đọc tài liệu
 2. Học sinh: Thước, kiến thức bài trước
D. Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra: * Hoạt động1: (10 phút)
-Câu hỏi: Nêu ĐK của số chia, ĐK của số dư trong phép chia có dư ?
 Viết công thức thể hiện phép chia hết, công thức thể hiện phép chia có dư ? Giải thích ?
 Làm bài tập 63; 64 SBT tr10
-Phương án trả lời: - Phép chia hết: a : b = c (với b0)
 (Số bị chia) : (Số chia) = (Thương)
 -Phép chia có dư: a = b . q + r
 Số bị chia = Số chia.Thương+Số dư ( Với 0<r < b, b0)
 2. Giới thiệu bài: (1 phút)
 Trong tiết học này các em tiếp tục vận dụng kiến thức về phếp trừ và phép chia số tự nhiên để làm một số dạng bài tập có liên quan
 3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
10/
16/
* Hoạt động 2:
-Yêu cầu HS làm bài 52 SGK tr 25
-Trong phép tính 14. 50 ta có thể nhân và chia mỗi thừa số cho cùng một số nào ?
-Hỏi tương tự với các câu còn lại
-Gọi 3 HS lên bảng thực hiện
* Hoạt động 3:
-Yêu cầu HS đọc đầu bài 53 SGK tr 25
-Với số tiền 21 000đ nếu chỉ mua vở loại I thì sẽ mua được nhiều nhất bao nhiêu quyển ? Vì sao?
-Với số tiền 21 000đ nếu chỉ mua vở loại I thì sẽ mua được nhiều nhất bao nhiêu quyển ? Vì sao?
-Gọi hai HS lên làm
-Đọc đầu bài 54 SGK tr 25
- Mỗi toa tầu chở được bai nhiêu khách ? Vì sao ?
-Cần ít nhất bao nhiêu toa để trở hết 1000 khách ? Vì sao ?
-Yêu cầu HS lên trình bày
-Yêu cầu HS đọc đầu bài 55 SGK tr 25
-Nêu công thức tính vận tốc khi biết thời gian và quãng đường ?
-Nêu công thức tính diện tích của hình chữ nhật ? => Chiều dài tính như thế nào ?
-Yêu cầu HS lên trình bày, cho phép dùng máy tính để tính
-Đọc yêu cầu của bài 52 SGK tr 25
-Lần lượt từng HS trả lời:
14. 50 = (14: 2). (50. 2)
16. 25 = (16: 4). (25. 4) 
2100: 50 = (2100. 2): (50. 2)
1400: 25 = (1400. 4): (25. 4) 
132: 12 = (120+12): 12 
96: 8 = (80+16):8 = 80: 8
 +16: 8
-Ba em lên trìmh bày
-Đọc đầu bài toán
- Vì 1 quyển vở loại I giá 2000đ nên số vở mua được nhiều nhất sẽ lớn hơn hoặc bằng 21 000: 2000
- Vì 1 quyển vở loại II giá 1500đ nên số vở mua được nhiều nhất sẽ lớn hơn hoặc bằng 21 000: 1500
-Hai em lên trình bày
-Một em đọc đầu bài
- Một toa chở được: 
 12. 8 = 96 (người)
-Số toa cần để trở hết 1000 người phải lớn hơn hoặc bằng 
1000: 96
-Một em lên bảng trình bày
-Một em đọc đầu bài
- v = s: t
- D.tích = Dài. Rộng
 => Dài = D.tích : Rộng
-Hai em lên trình bày, dùng máy tính
1. Tính nhẩm
Bài 52 SGK tr 25
a) 14. 50 = (14: 2). (50. 2)
 = 7. 100 = 700
 16. 25 = (16: 4). (25. 4) 
 = 4. 100 = 400
b) 2100: 50=(2100. 2): (50. 2)
 = 4200:100 = 42
 1400: 25 = (1400. 4): (25. 4) 
 = 5600: 100 = 56
d) 132: 12 = (120+12): 12 
 = 120: 12+12: 12 =10+1 = 11
96: 8 =(80+16):8=80: 8+16: 8
 =10+2 = 12
2. Giải bài toán
Bài 53 SGK tr 25
a) Vì 1 quyển vở loại I giá 2000đ 
=> nên 21 000đ mua được số quyển vở là: 21 000: 2000 = 10,5
Vậy nếu Tâm chỉ mua vở loại I thì mua nhiều nhất được10 quyển 
b) Vì 1 quyển vở loại II giá 1500đ 
=> nên 21 000đ mua được số quyển vở là: 21 000: 1500 = 14
Vậy nếu Tâm chỉ mua vở loại II thì mua nhiều nhất được 14 quyển 
Bài 54 SGK tr 25
Mỗi toa tầu chở được số khách là: 
 12. 8 = 96 (người)
Để trở 1000 khách thì cần số toa là: 
 1000: 96 = 10 (toa)
Vậy cần ít nhất 11 toa tàu để trở hết 1000 khách du lịch
Bài 55 SGK tr 25
a) Vì 6 giờ ô tô đi được 288km
 => Vận tốc của ô tô là: 
 288: 6 = 48 (km/h)
b) Vì hình chữ nhật có diện tích là 1530m2 và có chiều rộng là 34m
 => Chiều dài hình chữ nhật là:
 1530: 34 = 45 (m)
 Đáp số: a) 48km/h ; b) 45m
 4. Củng cố, luyện tập: (6 phút)
 - HS nhắc lại các kiến thức lý thuyết của bài: ĐK của số chia, ĐK của số dư trong phép chia có dư . Công thức thể hiện phép chia hết, công thức thể hiện phép chia có dư, công thức tính v, s, t trong toán chuyển động, công thức tính diện tích của hình chữ nhật
 - GV chốt lại các kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ
 - Đọc mục: Có thể em chưa biết SGK tr 26
 5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
 - Nắm vững các kiến thức của bài
 - Làm các bài tập: 70->79 SBT trang 11; 12
 - Xem trước bài: Đ7. Luỹ thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số 
 ------------------------------------------ ******* -------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 12: Đ7. Luỹ thừa với số mũ tự nhiên.
 Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
A. Mục tiêu:
 - HS nắm được định nghĩa về luỹ thừa với số mũ tự nhiên. Biết thực hiện phép tính nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
 - Rèn kĩ năng thực hiện phép tính về luỹ thừa 
 - Phát triển tư duy suy luận lôgic
 - Giáo dục tính gọn gàng găn lắp cho HS
B. Trọng tâm: Luỹ thừa bậc n của a và nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Giáo viên: Thước, đọc tài liệu, bảng phụ bài ?1
 2. Học sinh: Thước, kiến thức bài trước
D. Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra: * Hoạt động1: ( 4 phút)
-Câu hỏi: Làm tính nhân: 2. 2. 2. 2 ; 5. 5. 5
-Phương án trả lời: 2. 2. 2. 2 = (2. 2). (2. 2) = 4. 4 = 16 ; 5. 5. 5 = (5. 5). 5 = 25. 5 = 125
 2. Giới thiệu bài: ( 1 phút)
 Các em đã biết a+a+a+a+a = 5a thế còn a.a.a.a.a thì viết gọn như thế nào, hay 2. 2. 2 cũng được viết gọn như thế nào các em cùng tìm hiểu trong tiết học này
 3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
12/
10/
* Hoạt động 2:
-Người ta viết gọn a.a.a.a.a = a5 và 2.2.2 = 23 
-Hướng dẫn các cách đọc
-Giới thiệu phép nâng lên luỹ thừa
-Dựa vào định nghĩa hãy làm ?1
-Đưa ra cách đọc “bình phương” với các cơ số có số mũ là 2
-Vận dụng hãy đọc: 22, 32, 42, 102, 20082 
-Đưa ra cách đọc “lập phương” với các cơ số có số mũ là 3
-Vận dụng hãy đọc: 23, 33, 43, 1003, 22293 
-Hãy tính 10 , 20080 , 500 0000 ?
* Hoạt động 3:
-Hãy viết tích của 23. 22 dưới dạng một luỹ thừa?
-Tương tự hãy viết a3. a4
-Vậy am. an = ?
-Hãy phát biểu bằng lời tổng quát này?
-Yêu cầu HS làm ?2
-Nghe giảng và đọc theo hướng dẫn của GV
-Nghe và ghi nhớ
-Một em lên điền vào bảng phụ
-Nghe giảng, ghi vở và đọc theo
22 đọc là 2 bình phương 
32 đọclà bình phương của 3
20082 đọc là 2008 bình phương
23 đọc là 2 lập phương
1003 lập phương của 100
-Kết quả 10 = 1 
 20080 = 1
 500 0000 = 1
-Viết theo sự hướng dẫn của GV
-Một HS lên bảng viết
-Vậy am. an = am+n 
-Phát biểu thành lời
-Một em lên bảng viết kết quả
1. Luỹ thừa vơi số mũ tự nhiên
-Định nghĩa: Luỹ thừa bậc n của a là tích của n thừa số, mỗi thừa số bằng a
an = (n0)
an đọc là: a mũ n hoặc a luỹ thừa n hoặc luỹ thừa bậc n của a
a gọi là cơ số, n gọi là số mũ
-Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên luỹ thừa
?1:
Luỹ thừa Cơ số Số mũ Giá trị
 72 7 2 49
 23 2 3 8
 34 3 4 81
-Chú ý:
+ a2 đọc là a bình phương hay bình phương của a 
+ a3 đọc là a lập phương hay lập phương của a
+ Quy ước: a0 = 1
VD: 22 đọc là 2 bình phương 
 1003 lập phương của 100
 20080 = 1
2. Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
VD: 23. 22 = (2.2.2). (2.2) = 25 (=23+2 )
 a3.a4 = (a.a.a).(a.a.a.a) = a7 (= a3+4)
-Tổng quát: am. an = am+n 
Khi nhân hai luỹ thừa cùng cơ số ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ
?2:
 x5. x4 = x5+4 = x9 
 a4. a = a4+1 = a5 
 4. Củng cố, luyện tập: (16 phút)
 - HS nhắc lại các kiến thức lý thuyết của bài: Định nghĩa về luỹ thừa với số mũ tự nhiên. Quy tắc nhân hai luỹ thừa cùng cơ số. Quy ước a0 = 1
 - GV chốt lại các kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ
 - HS làm các bài tập tại lớp, bài: 56->60 Sgk trang 27; 28
Bài 56: a) 5.5.5.5.5.5 = 56 ; b) 6.6.6.3.2 = 6.6.6.6 = 64 ; c) 2.2.2.3.3 = 23. 32 ; 
 d) 100.10.10.10 = (10.10).10.10.10 = 105 
Bài 57: a) 23 = 8 ; 24 = 16 ; 25 = 32 ; 26 = 64 ; 27 = 128 ; .
 b) 32 = 9 ; 33 = 27 ; 34 = 81 ; 35 = 243 ; ..
 c) 42 = 16 ; 43 = 64 ; 44 = 256 ; .
Bài 58: 02 12 22 32 42 52 62 72 82 92 102 112 122 132 142 152 162 172 182 192 202 
 0 1 4 9 16 25 36 47 64 81 100 121 144 169 196 225 256 289 324 361 400
 b) 64 = 82 ; 169 = 132 ; 196 = 142 
Bài 59: a) 03 13 23 33 43 53 63 73 83 93 103 
 0 1 8 27 64 125 216 343 512 729 1000 
 b) 27 = 33 ; 125 = 53 ; 216 = 63
Bài 60: a) 33. 34 = 37 b) 52. 57 = 59 c) 75. 7 = 76
 5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
 - Nắm vững các kiến thức của bài: Định nghĩa về luỹ thừa với số mũ tự nhiên. Quy tắc nhân hai luỹ thừa cùng cơ số. Quy ước a0 = 1
 - Làm các bài tập: 61->66 SGK trang 28; 29 và 86->88 SBT tr 13
 - Chuẩn bị bài tốt cho tiết sau luyện tập
 ------------------------------------------ ******* -------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docSo hoc 6 (T1-T12).doc