Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 1, 2 - Năm học 2010-2011 - Lương Văn Điệp

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 1, 2 - Năm học 2010-2011 - Lương Văn Điệp

A. Mục Tiêu

 - Học sinh nắm được :

 +Tập N và Tập N*; sự khác nhau giữa 2 tập đó?

 +Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên

 - Có kỹ năng và tính sáng tạo trong khi làm bài tập

B. Chuẩn Bị Của Giáo Viên Và Học Sinh

 - Giáo Viên : Giáo án, Sgk, các dụng cụ dạy học khác .

 - Học Sinh : Sgk, vở ghi bài, đồ dung học tập.

c. Tiến Trình Dạy Học

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

 Gv : Để viết một tập hợp thường có máy cách viết?Cho ví dụ minh họa?

 Hs : Có 2 cách viết :

- Liệt kê các phần tử của tập hợp.

- Chỉ ra các tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.

Ví dụ : Tập A là tập số tự nhiên lớn hơn 2 nhỏ hơn 5

 A={3;4} hoặc A={x N/2<><>

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 1, 2 - Năm học 2010-2011 - Lương Văn Điệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn : 07/08/2010
Ngày Dạy : 09/08/2010
Chương I.Ôn tập Và Bổ Túc Về Số tự Nhiên 
Tiết 1. Bài 1. Tập Hợp.
Phần Tử Của Tập Tợp
A. Mục Tiêu
 - Học sinh nắm được :
 +Khái niệm về tập hợp, phần tử của tập hợp.
	 +Cách biểu diễn một tập hợp, nhận biết các phần tử thuộc hoặc không thuộc tập hợp
 - Phát triển tinh tự tư duy của học sinh.
B. Chuẩn Bị Của Giáo Viên Và Học Sinh
 - Giáo Viên : Giáo án, Sgk, các dụng cụ dạy học khác.
 - Học Sinh : Sgk, vở ghi bài, đồ dung học tập
c. Tiến Trình Dạy Học
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Vào bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
-K/n tập hợp thường xuyên gặp trong toán học và cả trong đời sống.
- Gv : qua ví dụ trên, các em hãy lấy ví dụ khác về tập hợp.
- Gv Vậy cách viết tập hợp ra sao và ký hiệu thế nào chúng tao sang phần tiếp theo.
- Hs lắng nghe.
- Hs lấy ví dụ :
- Hs lắng nghe ghi chép.
1.các ví dụ.
Chẳng hạn :
 - Tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên bàn.
 - Tập hợp các hoc sinh của lớp 6A
 - Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4
- Gv : Người ta thường ký hiệu tập hợp bằng các chữ cái in hoa như : A, B,C 
- Tương tự một em lên viết tập B là tập hợp các chữ cái a, b, c.
- Gv : các số 0,1,2,3 là phần tử của tập hợp A.Các chữ cái a,b,c là phần tử của tập hợp B.
 - Gv : giới thiệu ký hiệu “thuộc” và “không thuộc” .Lấy ví dụ?
- Gv : cho học sinh đọc nghiên cứu phần “chú ý” rồi rút ra kết luận gì về cách viết một tập hợp?
- Gv : ngoài ra người ta còn minh họa tập hợp bằng một vòng kín như trong hình, trong đó mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bởi mottj dấu chấm bên trong vòng tròn kín đó.
 - Gv : chia lớp thành 2 nhóm làm bài tập ?1 và ?2.
- Hs Chú ý lắng nghe ghi chép.
- Hs lên bảng viết
-Hs chú ý lắng nghe.
- Hs chú ý, ghi chép và lấy ví dụ.
- Hs nghiên cứu sgk rồi rút ra kết luận.
- Hs chú ý quan sát hình minh họa trong sgk/tr.2
- Hs làm bài tập theo các nhóm của mình rồi cử đại diện lên bảng trình bày.
2.Cách viết. Tập hợp
Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4.Ta viết A={0;1;2;3}hay 
A={1;3;2;0}
Gọi B là tập hợp các chữ cái a,b,c.Ta viết B={a;b;c}hay B={b;a;c}
 : Thuộc
 : Không thuộc
Vd:
 1A, đọc là 1 thuộc A hoặc 1 là phần tử của A;
 5A, đọc là 5 không thuộc A hoặc 5 khong là phần tử của A.
*Chú ý: ( Sgk/tr.5)
?1. D={0;1;2;3;4;5;6}
 2 D và 10 D
?2. gọi tập hợp đó là X
 X={N;H;A;T;R;G}
3. Củng cố kiến thức.
	- Cả lớp làm bài tập 1- sgk/tr.6 vào vở, một bạn lên bảng trình bày.
 	A={9;10;11;12;13} hoặc A={xN/8<x<14}
	- Gv gọi Hs lên bảng làm bài tập 2- sgk/tr.6 
	B={T;O;A;N;H;C}
4.Hướng dẫn về nhà.
	- Học theo vở ghi và Sgk, làm các bài tập còn lại trong sgk/tr.6 
	- Đọc trước bài và chuẩn bị bài “Tập hợp các số tự nhiên” .
Ngày Soạn : 08/08/2010
Ngày Dạy : 10/08/2010
	Tiết 2. Bài 2. Tập Hợp Các Số Tự Nhiên
A. Mục Tiêu
 - Học sinh nắm được :
 +Tập N và Tập N*; sự khác nhau giữa 2 tập đó?
	 +Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên
 - Có kỹ năng và tính sáng tạo trong khi làm bài tập
B. Chuẩn Bị Của Giáo Viên Và Học Sinh
 - Giáo Viên : Giáo án, Sgk, các dụng cụ dạy học khác.
 - Học Sinh : Sgk, vở ghi bài, đồ dung học tập.
c. Tiến Trình Dạy Học
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
	Gv : Để viết một tập hợp thường có máy cách viết?Cho ví dụ minh họa?
	Hs : Có 2 cách viết :
Liệt kê các phần tử của tập hợp.
Chỉ ra các tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
Ví dụ : Tập A là tập số tự nhiên lớn hơn 2 nhỏ hơn 5
	A={3;4} hoặc A={xN/2<x<5}.
3. Vào bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Gv : các số tự nhiên gồm các số nào?
- Gv : tập hợp số tự nhiên được ký hiệu bằng chữ cái gì?
- Gv : các số tự nhiên được biểu diễn trên một tia số như hình 6 – sgk/tr.7, và mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi 1 điểm trên tia số.
- Hs trả lời : 0,1,2,3
- Hs trả lời : ký hiệu bằng chữ N
- Hs chú ý quan sát
1.Tập hợp N và tập hợp N*
* Tập hợp số tự nhiên gồm các số 0,1,2,3,
Và ký hiệu là:
 N={0;1;2;3;}.
* Biểu diễn các số tự 
nhiên trên tia số :
0 1 2 3 4 5 6
- Gv : tập hợp số tự nhiên khác 0 được ký hiệu là N*.
- Hs chú ý lắng nghe.
* Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được ký hiệu là N*.
N*={1;2;3;4;}.
- Gv : yêu cầu Hs đọc thông tin phần a,b,c,d,e trong sgk/tr.7
- Gv : nhìn trên trục số ta thấy rằng 2 số tự nhiên khác nhau thì như thế nào với nhau?cho ví dụ?
- Gv : nếu a<b và b<c thi a và c như thế nào?
- Gv : số tự nhiên 2 liền sau số 3 và số 2 liền trước số 3 => số 2 và số 3 là 2 số như thế nào? Và hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Gv : số tự nhiên nhỏ nhất là số nào?số tự nhiên lớn nhất là số nào?
- Gv : nhìn vào tập số tự nhiên thì tập số tự nhiên có bao nhiêu phần tử?
- Gv : yêu cầu Hs cả lớp làm bài ? sau đó gọi một em lên bảng trình bày.
- Hs chú ý đọc sách.
- Hs : có một số nhỏ hơn số kia. Ví dụ : 33.
- Hs trả lời : a<c.
- Hs : số 2 và số 3 là 2 số tụ nhiên liên tiếp và hơn kém nhau 1 đơn vị.
- Hs : số tự nhiên nhỏ nhất là số 0 và không có số lớn nhất.
- Hs : có vô số phần tử.
- Hs làm bài và lên bảng trình bày.
2.Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên.
a, Trong 2 số tự nhiên khác nhau, có một số nhỏ hơn số kia. Khi số a nhỏ hơn số b ta viết : aa.
 Ví dụ : 33
Ngoài ra ta cũng có thể viết ab để chỉ ab hoặc a=b.
b, Nếu a<b và b<c thì a<c. Ví dụ: a<10 và 10<12 suy ra a<12.
c, Mỗi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất.
Hai số tự nhiên liên tiếp nhau hơn kém nhau 1 dơn vị.
Ví dụ : số 2 và 3 hoặc số 3 và 4
d, Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất.Không có số tự nhiên lớn nhất.
e,Tập hợp số tự nhiên có vô số phần tử.
?
 28,29,30
 99,100,101
4. Củng cố kiến thức.
	- Nhắc lại về tập hợp số tự nhiên N và tập hợp số N*? sự khác nhau?
	- Các thứ tự trong tập hợp số tự nhiên gồm thứ tự nào?
	- Làm bài tập 6/sgk-tr.7-8
5. Hướng dẫn về nhà.
	- Học thuộc toàn bộ nội dung bài học ngày hôm nay.
	- Làm tất các bài tập còn lại trong sgk/tr.7-8 trong bài trong vở bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docSo Hoc 6 T12.doc