Giáo án Số học Lớp 6 - Học kỳ II năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thu Huyền

Giáo án Số học Lớp 6 - Học kỳ II năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thu Huyền

I.Mục tiêu

- Tương tự như phép nhân hai số tự nhiên : thay phép nhân bằng phép cộng các số hạng bằng nhau.

- HS tìm được kết quả phép nhân hai số nguyên khác dấu.

- HS hiểu và tính đúng tích hai số nguyên khác dấu.

- Vận dụng vào một số bài toán thực tế.

II.Chuẩn bị

- GV: Bảng phụ.

- HS: Kiến thức bài cũ.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp: (1)

2. Kiểm tra bài cũ: (5)

- HS: phát biểu quy tắc chuyển vế?

Chữa bài tập số 96 trang 65 SBT: Tìm số nguyên x biết:

a) 2-x=17-(-5) b) x-12=(-9)-15

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

Hoạt động 1: NHẬN XÉT MỞ ĐẦU ( 5)

Hãy thay phép nhân bằng phép cộng để tính kết quả

Yêu cầu HS làm ?1 ?2 ?3

 Khi nhân hia số nguyên khác dấu tích có:

+ giá trị tuyệt đối bằng tích các giá trị tuyệt đối.

+ dấu là dấu “-“

Hoạt động2:QUY TẮC NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU (26)

a) Quy tắc(SGK)

GV yêu cầu HS nêu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.

Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu và so sánh với quy tắc nhân.

Yêu cầu HS làm bài tập 73, 74 trang 98 SGK

b) chú ý: 15.0 = 0 =>(-15).0=0

với aZ thì a.0 = 0

cho HS làm bài tập 75 trang 89

c) Ví dụ (SGKtrang 89)

gv yêu cầu HS tóm tắt đề bài.

Giải : Lương công nhân A tháng vừa qua là:

40.20000 + 10.(-10000)

= 800000+(-100000) = 700000 (đ)

gv: còn có cách giải khác không? Bài 73:

a, (-5).6 = -30

b, 9.(-3) = -27

c, 150. (-4) = -600

Bài 74:

Ta có 125.4 = 500

a, (-125).4 = -500

b, (-4). 125 = -500

c, 4. (-125) = -500

- HS trả lời.

 

doc 94 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Học kỳ II năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thu Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20: 
Ngày soạn: 01/01/2011
Ngày dạy: 03/01/2011
Tiết 59. quy tắc chuyển vế. luyện tập
I.Mục Tiêu
- Hs hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức:
- Nếu a=b thì a + c = b + c và ngược lại
- Nếu a = b thì b = a
- Hs hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế : khi chuyển một số hạng của một đẳng thức từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu của số hạng đó.
II.Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ.
- HS: Kiến thức bài cũ.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động1: Tính chất của đẳng thức (7’)
Gv giới thiệu cho HS thực hiện như hình 50 trang 85 SGK
Đặt trên mỗi đĩa cân 1 quả cân 1 kg
Rút ra nhận xét
Đồng thời bỏ từ hai đĩa cân 2 quả cân 1kg hoặc 2 vật có khối lượng bằng nhau
rút ra nhận xét
GV tương tự như ban đầu ta có hai số bằng nhau, kí hiệu a=b ta được một đẳng thức.Mỗi đẳng thức có hai vế , vế trái là biểu thức ở bên tráI dấu “=”
Vế phải là biểu thức ở bên phải dấu “=”
Cân vẫn thăng bằng 
Nếu thêm vào 2 vế của một đẳng thức với cùng một số thì ta vẫn được một đẳng thức:
a=b a+c = b+c
Nếu bớt đI cùng 1 số 
a+c=b+c a=b
nếu vế tráI bằng vế phảI thì vế phải cũng bằng vế trái: a=b b=a
Hoạt động2: Ví dụ (7’)
Tìm số nguyên x biết: 
 x-2 = -3
Gv : làm thế nào để vế trái chỉ còn x?
Thu gọn các vế?
Gv yêu càu HS làm ?2 
Hs: thêm 2 vào 2 vế
x- 2 +2 = -3 +2
 x+ 0 = -3 + 2
 x = -1
Tìm x biết:
 x + 4 = -2
 x+4-4 = -2-4
 x + 0 = -2-4
 x = -6
Hoạt động 3: Quy tắc chuyển vế (10’)
Gv chỉ vào các phép biến đổi và hỏi:
Em có nhận xét gì khi ta chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức?
Gv giới thiệu quy tắc chuyển vế trang 86 SGK
Gv cho HS làm ví dụ SGK
a) x-2=-6; b) x-(-4)=1
Gv yêu cầu HS làm ?3 
Tìm x biết: x+8=(-5)+4
Nhận xét:
Gọi x là hiệu của a và b.
Ta có: x =a-b
áp dụng quy tắc chuyển vế 
 x+b = a
Ngược lại nếu có: x+b=a theo quy tắc chuyển vế thì x=a-b
Vậy hiệu a-b là một số x mà khi lấy x cộng với b sẽ được a hay phép trừ là phép toán ngược của phép toán cộng.
Hs thảo luận rút ra nhận xét :
Khi chuyển 1 số hạng từ vế này sang vế kia của 1 đẳng thức ta phải đổi dấu số hạng đó.
ví dụ b) x -(-4) = 1
 x+4 = 1
 x = 1-4
 x= -3
 x + 8 = -5 + 4
 x = -8 -5+4
 x = -13+4
 x = -9
4. Luyện tập – củng cố (18’)
Gv: yêu cầu Hs nhắc lại các tính chất của đẳng thức và quy tắc chuyển vế.
Cho HS làm bài tập 61,63 trang 87 SGK
Bài tập “Đúng hay sai?”
a) x - 12 = (-9)-15
b) 2-x=17-5
Bài 70 trang 88 SGK
a) 3784+23-3785-15
gợi ý HS cách nhóm
Thực hiện phép tính
Nhắc lại quy tắc cho các số hạngvào trong ngoặc .
b)21+22+23+24-11-12-13-14.
Bài 71: Tính nhanh.
a) -2001+(1999+2001)
b) (43-863)-(137-57)
gọi 2 HS lên bảng 
Bài toán: Tìm x
Bài 66 trang 87 SGK
Tìm số nguyên x biết:
4-(27-3)=x-(13-4)
gv: có những cách làm nào ?
( thu gọn trong ngoặc trước hoặc bỏ ngoặc rồi thực hiện chuyển vế)
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
Học thuộc các tính chất của đẳng thức, quy tắc chuyển vế. BT số 62, 63,64,65 SGK (trang 87).Làm các bài tập SBT.
Ngày soạn: 01/01/2011
Ngày dạy: 04/01/2011
Tiết 60. nhân hai số nguyên khác dấu
I.Mục tiêu
- Tương tự như phép nhân hai số tự nhiên : thay phép nhân bằng phép cộng các số hạng bằng nhau.
- HS tìm được kết quả phép nhân hai số nguyên khác dấu.
- HS hiểu và tính đúng tích hai số nguyên khác dấu.
- Vận dụng vào một số bài toán thực tế.
II.Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ.
- HS: Kiến thức bài cũ.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- HS: phát biểu quy tắc chuyển vế?
Chữa bài tập số 96 trang 65 SBT: Tìm số nguyên x biết:
a) 2-x=17-(-5)	b) x-12=(-9)-15
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: nhận xét mở đầu ( 5’)
Hãy thay phép nhân bằng phép cộng để tính kết quả
Yêu cầu HS làm ?1 ?2 ?3
Khi nhân hia số nguyên khác dấu tích có:
+ giá trị tuyệt đối bằng tích các giá trị tuyệt đối.
+ dấu là dấu “-“
Hoạt động2:Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu (26’)
a) Quy tắc(SGK)
GV yêu cầu HS nêu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu và so sánh với quy tắc nhân.
Yêu cầu HS làm bài tập 73, 74 trang 98 SGK
b) chú ý: 15.0 = 0 =>(-15).0=0
với aZ thì a.0 = 0
cho HS làm bài tập 75 trang 89
c) Ví dụ (SGKtrang 89)
gv yêu cầu HS tóm tắt đề bài.
Giải : Lương công nhân A tháng vừa qua là: 
40.20000 + 10.(-10000) 
= 800000+(-100000) = 700000 (đ)
gv: còn có cách giải khác không?
Bài 73: 
a, (-5).6 = -30
b, 9.(-3) = -27
c, 150. (-4) = -600
Bài 74:
Ta có 125.4 = 500
a, (-125).4 = -500
b, (-4). 125 = -500
c, 4. (-125) = -500
- HS trả lời.
4: Luyện tập - Củng cố (7’)
Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
Yêu cầu HS làm bài tập 76 trang 89 SGK
điền vào ô trống 
gv cho HS làm bài tập:
“Đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng”.
a) Muốn nhân hai số nguyên khác dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau rồi đặt trước tích tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
b) Tích hai số nguyên khác dấu bao giờ cũng là một số âm.
c) a.(-5) < 0 với aZ và a0
d) x+x+x+x = 4+x
e) (-5).4<(-5).0
x
5
-18
18
-25
y
-7
10
-10
40
x.y
-35
-180
-180
-1000
HS thảo luận nhóm làm các bài tập GV cho.
Đại diện các nhóm phát biểu.
5: Hướng dẫn về nhà(1’)
Học thuộc lòng các quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu – So sánh với quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
Bài tập về nhà : 77, trang 89 SGK. Bài 113 , 114, 115, 116,117 trang 68 SBT.
Làm các bài tập trong TNC-CĐ.
Ngày soạn: 01/01/2011
Ngày dạy: 06/01/2011
Tiết 61. nhân hai số nguyên cùng dấu
I.Mục Tiêu
- Hs hiểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, chú ý là dấu của tích hai số nguyên âm.
- Biết vận dụng quy tắc để tính tích hai số nguyên, biết cách đổi dấu tích .
- Biết dự đoán kết quả trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của các hiện tượng của các số.
II.Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ.
- HS: Kiến thức bài cũ.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
Hs1: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
Chữa bài tập 77 trang 89 SGK.
Hs2: Chữa bài tập 115 trang 68 SBT
Điền vào ô trống
m
4
-13
-5
n
-6
20
-20
m.n
-260
-100
Hỏi : Nếu tích 2 sô nguyên là số âm thì 2 thừa số đó có dấu như thế nào?
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: nhân hai số nguyên dương (5’)
Gv: Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số nguyên khác 0
Yêu cầu HS thực hiện ?1
Vậy khi nhân hai số nguyên dương tích là một số như thế nào?
Hs làm ?1
a) 12.3= 36
b) 5.120=600
tích của hai số nguyên dương là một số nguyên dương.
Hoạt động2: Nhân hai số nguyên âm (10’)
Gv: cho HS làm ?2
Hãy quan sát kết quả 4 phép tính đầu rồi rút ra nhận xét, dự đoán kết quả hai tích cuối.
Gv trong 4 tích này ta giữ nguyên thừa số (-4) còn thừa số thứ nhất giảm đi 1 đơn vị, em thấy các tích thay đổi như thế nào?
Theo quy luật đó em hãy dự đoán kết quả 2 tích cuối.
Vậy muốn nhân hai số nguyên âm ta làm như thế nào ?
Ví dụ
Vậy tích của hai số nguyên âm là một số như thế nào?
Muốn nhân hai số nguyên dương ta làm như thế nào?
Muốn nhân hai số nguyên âm ta làm thế nào?
Hs điền kết quả 4 dòng đầu
3.(-4) = -12 2.(-4) = -8
1.(-4) = -4 0.(-4) = 0
hs: các tích tăng dần 4 đơn vị
(hoặc giảm -4) đơn vị)
(-1).(-4) = 4
(-2).(-4) = 8
Muốn nhân hai số nguyên âm ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng
tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương.
(ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau)
Hoạt động4: 3.kết luận (10’)
Yêu cầu HS l làm bài tập 7 trang 91 SGK
Thêm phần f) (-45).0
Hãy rút ra quy tắc:
Nhân1 số nguyên với số 0?
Nhân hai số nguyên cùng dấu?
Nhân 2 số nguyên khác dấu?
Kết luận: a.0 = 0.a = 0
Nếu a,b cùng dấu: a.b=
Nếu a,b khác dấu: a.b=-
Gv cho HS hoạt động nhóm làm bài 79 Trang 91 SGK
Từ đó rút ra nhận xét:
+ Quy tắc dấu của tích.
+Khi đổi dấu 1 thừa số của tích thì tích như thế nào ? khi đổi dấu hai thừa số của tích thì tích thay đổi như thế nào ?
Gv kiêm tra kết qủa của các nhóm
Gv cho HS làm ?4
Hs làm bai số 7 trang 91 SGK
a) (+3).(+9) = 27.
b)(-3).7 = -21.
c) 13.(-5) = -65
d) (-150).(-4) = 600
e) (+7).(-5) = -35
f) (-45).0 = 0
Nhân 1 số nguyên với 0 kết quả = 0
Nhân 2 số nguyên cùng dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau
Nhân hai số nguyên khác dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau rồi đặt dấu “-“ trước kết quả nhận được.
Hs hoạt động nhóm
Hs làm ?4
4. Củng cố (11’)
Nêu quy tắc nhân hai sô nguyên?
So sánh quy tắc dấu của phép nhân và phép cộng.
Cho Hs làm bài tập 82 trang 92 SGK
Muốn nhân 2 số nguyên ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau , đặt dấu “+” trước kết quả tìm được nếu 2 số nguyên cùng dấu, đặt trước két quả nhận được dấu “-“ nếu hai số nguyên khác dấu.
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
Học thuộc các quy tắc nhân hai số nguyên . chú ý: (-).(-) (+)
Bài tập 83, 84 trang 92 SGK; bài tập 120 125 trang 69,70 SBT.
Tuần 21: 
Ngày soạn: 05/01/2011
Ngày dạy: 10/01/2011
Tiết 62:
luyện tập
I.Mục Tiêu 
- Củng cố quy tắc nhân hai số nguyên , chú ý đặc biệt quy tắc dấu(-)x(-)=(+)
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép nhân hai số nguyên,bình phương của một số nguyên , sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép nhân.
- Thấy rõ tính thực tế của phép nhân hai số nguyên ( thông qua bàI toán chuyển động)
II.Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ.
- HS: Kiến thức bài cũ.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
- HS1: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu, nhân với số 0
Chữa bài tập 120 trang 69 SBT
- Hs2: So sánh qu tắc dấu của phép nhân và phép cộng số nguyên
Chữa bài tập 83 trang 92 SGK
Giá trị của biểu thức (x-2).(x+4) khi x=-1 là số nào trong 4 đáp số A,B,C,D dưới đây: A=9; B=-9;C=5;D=-5
3.Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: ôN TậP Lý THUYếT (7’)
?: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu, nhân với số 0
?: So sánh qu tắc dấu của phép nhân và phép cộng số nguyên
Chữa bài tập 83 trang 92 SGK
Hs1:P hát biểu quy tắc
Chữa bài tập
Hs2: so sánh
Phép cộng: (+)+(+) (+) 
 (-)+(-)(-) 
 (-)+(+)à(-) hoặc (+)
Phép nhân : (+).(+)(+)
 (-).(-)(+)
 (-).(+)(-)
Hoạt động 2. luyện tập (24’)
Dạng 1: áp dụng quy tắc và tìm thừa số chưa biết
Bài1 ( Bài 84 trang 92 SGK)
điền các dấu “+”, (-) thích hợp vào ô trống.
- Gợi ý cột 3 “dấu của ab” trước.
- Căn cứ vào cột 2 và 3 ,điền dấu cột 4” dấu của ab2”
Cho Hs hoạt động nhóm.
Bài 2 (bài 86 trang 93 SGK)
Điền số vào ô trống cho đúng.
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
a
-15
13
9
b
6
-7
-8
ab
-39
28
-36
8
Bài 3(bài 87 trang 93 SG ... ********************************************
Ngày soạn: 08/04/2010
Ngày giảng: 15/04/2010
	Tiết 99: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Học sinh củng cố khắc sâu kiến thức về tìm một số biết giá trị phân số của nó 
- Có kỹ năng thành thạo khi tìm một số biết giá trị phân số của nó.
- Sử dụng máy tính bỏ túi đúng thao tác khi giải bài toán về tìm một số biết giá trị phân số của nó.
II.Chuẩn bị:
- GV: Máy tính, bảng phụ
- HS: Máy tính, kiến thức bài cũ 
III Tiến trình dạy học
1.ổn định lớp (1’)
2.. Kiểm tra bài cũ (7’)
-Phát biểu quy tắc tìm một số khi biết m/n của nó bằng a
Chữa bài tập 131(SGK/55)
75% một mảnh vải dài 3,75m, Hỏi cả mảnh vải dài bao nhiêu mét?
Mảnh vải dài là 3,75:75% = 5(m)
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt dộng của trò
1. HĐ1: Luyện tập
GV:Yêu cầu học sinh làm bài 132
? 2 học sinh lên bảng làm.
GV:Yêu cầu học sinh làm bài 133
Tóm tắt đầu bài.
?để tính lượng cùi dừa và lượng đường ta làm như thế nào?
GV:yêu cầu học sinh làm bài 135
Tóm tắt đầu bài.
tính số sản phẩm theo kế hoạch?
?Tính số sản phẩm theo kế hoạch ta làm như thế nào?
Yc HS:Tính phân số của 560 là bao nhiêu?
GV:Yêu cầu làm bài 136 
Khi cân thăng bằng thì 3/4 kg ứng với phân số là bao nhiêu?
2. HĐ2: Củng cố
 Nhắc lại các kiến thức vừa chữa
3. HĐ3: Hướng dẫn về nhà:
* Xem lại các bài tập đã làm ở lớp.
* Làm BT ở SGK và SBTT.
30’
5’
2’
Bài 132 (SGK/55)
 Bài 133 (SGK/55)
Tóm tắt
Món dừa kho thịt 
Lượng thịt = 2/3 lượng cùi dừa
Lượng đường = 5% lượng cùi dừa 
Có 0,8 kh thịt 
tính lượng cùi dừa? Lượng đường?
 Giải
Lượng cùi dừa cần kho 0,8kg thịt là
0,8:2/3 = 1,2(kg)
Lượng đường cần dùng là 
1,2.5% = 0,06(kg)
ĐS: 1,2kg ; 0,06kg
Bài 135(SGK- 56)
Giải
560 sp ứng với 1 – 5/9 = 4/9(kh)
Vậy số sản phẩm theo kế hoạch là 
560 :4/9 = 560 .9/4= 1260(sp)
ĐS: 1260sp
Bài 136(SGK-56)
Giải
3/4kg ứng với 1 – = (viên gạch)
Vậy một viên gạch nặng là 
: = .4 = 3(kg)
ĐS: 3 kg
Ngày soạn: 15/04/2010
Ngày giảng: 19/04/2010
Tuần 34
Tiết 100 : tìm tỉ số của hai số
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu được tỉ số của hai số, tỉ số phần trăm, tỉ lệ xích.
- Học sinh vận dụng các quy tắc để tìm tỉ số của hai số, tỉ số phần trăm, tỉ lệ xích.
- Chú ý nghe giảng và làm các yêu cầu của giáo viên đưa ra.
- Tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, sgk, máy tính.
- HS: Máy tính, chuẩn bị kiến thức.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học
1.ổn định tổ chức (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Kiểm tra học sinh làm cá bài tập còn lại.
3.Bài mới
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò
 HĐ1. Tỉ số của hai số.
*GV : Thực hiện phép tính sau :
1,5 : 5 ;  ; 4 :9 ;  ; 0,5 : 0.
*GV : Nhận xét và giới thiệu :
Thương của phép chia 
1,5 : 5 ;  ; 4 :9 ; 
gọi là những tỉ số.
Vậy tỉ số là gì ?.
*GV: Nhận xét và khẳng định:
Thương trong phép chia số a cho số b (b) gọi là tỉ số của a và b.
*HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài và lấy các ví dụ.
*GV: Khi nói tỉ số thì a và b có thế là các số gì ?.
*GV: Yêu cầu học sinh quan sát ví dụ trong SGK- trang 56.
*HS : Thực hiện. 
HĐ2. Tỉ số phần trăm.
*GV : Tìm tỉ số của hai số : 78,1 và 25.
*GV: Viết tỉ số trên dưới dạng phần trăm ?.
*HS: 
3,124 = 3,124.100. = 312,4%.(2)
*GV: Từ (1) và (2) ta cso thể tìm được tỉ số phần trăm của hai số 78,1 và 25 không ?
*GV: Nhận xét và khẳng định : 
Số 312,4% gọi là tỉ số phần trăm của hai số 78,1 và 25.
*GV: Muốn tìm tỉ số của hai số a và b ta làm như thế nào ?.
*GV : Nhận xét và giới thiệu quy tắc :
Muốn tìm tỉ số của hai số a và b, ta nhân a với 100 rồi chia cho b và viết kí hiệu % vào kết quả : 
*GV: Yêu cầu học sinh làm ?1.
Tìm tỉ số phần trăm của :
a, 5 và 8 ; b, 25Kg và tạ.
*GV: - Yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét.
 - Nhận xét 
HĐ3. Tỉ lệ xích.
*GV: Trong chú giải của bản đồ có ghi 
 (km ) có nghĩa là gì ?.
*GV: Nhận xét .
Nếu khoảng cách hai điểm thực tế là b và hai điểm trên bản vẽ là a thì khi đó tỉ lệ xích của hai khoảng cách:
T = (a, b cùng đơn vị đo)
Ví dụ : Nếu khoảng cách a trên bản đồ là 1 cm, khoẳng cách b trên thực tế là 1 Km thì tỉ lệ xích là :.
*GV: Yêu cầu học sinh làm ?2.
Khoảng cách từ điểm cực bắc ở Hà Giang đến điểm cực nam ở mũi Cà Mau dài 1620. Trên một bản đồ, khoẳng cách đó dài 16,2 cm. Tìm tỉ lệ xích của bản đồ
10’
15’
12’
 1. Tỉ số của hai số.
*HS : Một học sinh tại chỗ thực hiện.
Ví dụ :
1,5 : 5 ;  ; 4 :9 ;
 ; 0,5 : 0.
Vậy : 
Thương trong phép chia số a cho số b (b) gọi là tỉ số của a và b.
Chú ý:
* Khi nói tỉ số thì a và b có thế là các số nguyên, phân số, hỗn số 
* Hai đại lượng cùng loại và cùng đơn vị đo.
Ví dụ (SGK- trang 56)
2. Tỉ số phần trăm.
*HS : Tỉ số của 78,1 và 25 là: 
 (1)
Ví dụ: 
Tìm tỉ số của hai số : 78,1 và 25.
Ta có :
Tỉ số phần trăm của 78,1 và 25 là: 
*HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
Quy tắc:
Muốn tìm tỉ số của hai số a và b, ta nhân a với 100 rồi chia cho b và viết kí hiệu % vào kết quả : 
*HS : Hai học sinh lên bảng thực hiện.
?1.
a, Tỉ số phần trăm của 5 và 8 là:
b,Tỉ số phần trăm của 25Kg và tạ.
Đổi: tạ = 30 Kg.
3. Tỉ lệ xích.
T = ( a, b cùng đơn vị đo)
Với: 
 a là khoảng cách hai điểm trên bản vẽ.
 b là khoảng cách hai điểm trên thực tế.
Ví dụ:
Nếu khoảng cách a trên bản đồ là 
1 cm, khoảng cách b trên thực tế là 
1 Km thì tỉ lệ xích là :.
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
?2. Tỉ lệ xích của bản đồ.
T = 
*HS: Họat động theo nhóm lớn.
4.Củng cố (1 phút)
- Củng cố từng phần
5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà (1 phút)
- Về nhà làm các bài tập trong SGK và vở ghi
- Làm các bài tập còn lại ở SGK và ở SBT . Chuẩn bị giờ sau chúng ta luyện tập
*************************************************************
Ngày soạn: 15/04/2010
Ngày giảng: 20/04/2010
Tiết 101 : luyện tập
I. Mục tiêu :
- Củng cố các kiến thức, quy tắc về tỉ số, tỉ số phần trăm, tỉ lệ xích
- Rèn luyện kĩ năng tìm tỉ số, tỉ số phần trăm của hai số, luyện ba bài tóan cơ bản về phân số dưới dạng tỉ số phần trăm.
- Học sinh áp dụng các kiến thức và kỹ năng về tỉ số, tỉ số phần trăm vào việc giải một
 số bài toán thực
II. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, sgk, máy tính.
- HS: Máy tính, chuẩn bị kiến thức.
III. Tiến trình dạy hoc
Ôn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (10’)
 - Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số a và b ta làm thế nào? viết công thức .
Chữa bài 139 (SBT/25)
 3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
1. HĐ 1: Luyện tập
 Bài tập 142 (SGK/ 59) 
Yêu cầu học sinh làm bài 142
 Em hiểu như thế nào khi nói đến vàng bốn số 9 (9999)?
Yêu cầu học sinh làm bài tập sau
a/ Trong 40 kg nước biển có 2 kg muối, tính tỉ số phần trăm muối có trong nước biển.
b/ Trong 20 tấn nước biển chứa bài nhiêu muối
Bài toán này thuộc dạng nào?
Đây là bài toán tìm giá trị phân số của một số cho trước.
c/ Để có 10 tấn muối cần lấy bào nhiêu nước biển?
Bài toán này thuộc dạng nào?
Bài toán này thuộc dạng tìm một số khi biết giá trị phân số của nó.
Yêu cầu học sinh làm bài 144
Tính lượng nước chứa trong 4 kg dưa chuột?
Yêu câù học sinh làm bài 146
Tính chiều dài thật của chiếc máy bay đó?
Nêu công thức tính tỉ lệ xích?
Từ công thức đó suy ra cách tính chiều dài thực tế như thế nào?
Yêu cầu học sinh làm bài 147
Tóm tắt đầu bài .
Để tính chiều dài của chiếc cầu trên bản đồ ta áp dụng công thức nào.
Gọi một học sinh lên bảng trình bày?
TG
30’
Hoạt dộng của trò
Bài tập 142 (SGK/ 59) 
Vàng 4 số 9 (9999) nghĩa là trong 10000g vàng này chứa tới 9999g vàng nguyên chất, tỉ lệ vàng nguyên chất là:
Bài tập (bổ sung) 
a/ Tỉ số phần trăm muối trong 
nước biển là :
b/ Lượng muối chứa trong 20 tấn 
nước biển là
 20.5% = 20.5/100 = 1 (tấn)
c/ Để có 10 tấn muối thì lượng 
nước biển cần có là:
10:5/100 = 10.100/5 = 200(tấn)
Bài 144 (SGK/59) 
Lượng nước chứa trong 4 kg dưa
 chuột là:
 4.97,2% = 3,888 (kg) 
Bài 146 (SGK/59) 
Tóm tắt:
T = 
a = 56,408 cm
 b =?
 Giải:
Từ với a là khoảng cách giữa hai điểm trên bản đồ, b là khoảng cách 
giữa hai điểm trên thực tế.
 b = 
Chiều dài thật của máy bay là:
 b = 
 = 70,51 (m)
Bài 147 (SGK/59) 
b = 1535m
T =
a =?
 Giải:
Chiều dài cây cầu trên bản đồ là
Từ công thức: a = b.T
= 1535.
 Đáp số:7,675 (cm)
4.Củng cố:( 2’)
Nhắc lại nội dung các dạng bài tập vừa chữa
5.Hướng dẫm học sinh học ở nhà (2’)
Ôn tập lại các kiến thức, các quy tắc và biến đổi quy tắc về tỉ số, tỉ số phần trăm, tỉ lệ xích.
Bài tập về nhà 148 (SGK/60) 137 đến 148(SBT/25, 26)
*************************************************************
Ngày soạn: 15/04/2010
Ngày giảng: 22/04/2010
Tiết 102 : biểu đồ phần trăm
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết đọc các biểu đồ phần trăm dạng cột, ô vuông và hình quạt.
- Có kỹ năng dựng biểu đồ phần dạng cột và ô vuông
- Có ý thức tìm hiểu các biểu đồ phần trăm trong thực tế và dựng các biêủ đồ phần trăm với các số liệu thực tế
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên : Giáo án, bảng phụ. 
- Học sinh: học và làm bài tập đã cho, đọc trước bài mới.
III.tiến trình dạy hoc
1. ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (7)
Chữa bài tập sau:
Một trường học có 800hs , số hs đạt hạnh kiểm tốt là 480 em, số hs đạt hạnh kiểm khá bằng 7/12 số hs đạt hạnh kiểm tốt, còn lại là hs đạt hạnh kiểm tb.
a/ Tính số hs đạt hạnh kiểm khá, hạnh kiểm tb.
b/Tính tỉ số phần trăm của số học sinh đạt hạnh kiểm tốt, khá, tb, so với số hs toàn trường.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Lên bảng tính,
Bài 149 (SGK/61) 
Số HS đi xe buýt: 15%
Số HS đi xe đạp: 37,5%
Số HS đi bộ : 47,5%
 Treo bảng phụ hình 14
 Biểu đồ này gồm bào nhiêu ô vuông nhỏ (100 ô vuông nhỏ)
100 ô vuông đó biểu thị 100% .Vậy số hs có hạnh kiểm tốt đạt 60% ứng với bao nhiêu ô vuông?
Tương tự với hạnh kiểm khá, hạnh kiểm trung bình?
Yêu cầu học sinh làm bài 149
 (SGK/61)
Yêu cầu học sinh làm bài 151
Muốn đổ bê tông người ta trộn 1 tạ ximăng, 2 tạ cát, 6 tạ sỏi.
a/ Tính tỉ số phần trăm của từng thành phần của bê tông.
b/ Dựng biểu đồ ô vuông biểu diễn các tỉ số phần trăm đó.
Số HS đi bộ chiếm 
100% - (15% + 37,5%) = 47,5% (Số
 HS cả lớp)
2. Biểu đồ phần trăm dạng ô vuông. 10’
35% 
(Khá)
60 % (Tốt)
 5 % (TB)
15%
47,5%
37%
3. Biểu đồ phần trăm dạng hình quạt 13’
60%
35%
5%
Số HS đạt hạnh kiểm tốt 60%
Số HS đạt hạnh kiểm khá 35%
Số HS đạt hạnh kiểm TB 5%
Bài 151 (SGK/61)
a/ Khối lượng của bê tông là 
 1+2+ 6= 9 (tạ)
Tỉ số phần trăm của ximăng là
Tỉ số phần trăm của cát là
Tỉ số phần trăm của sỏi là
4.Củng cố: 3’
Các kiến thức vừa chữa.
5. Hướng dẫn HS học bài và làm bài ở nhà (2’)
 - Cần biết đọc các biểu đồ phần trăm dựa theo số liệu và ghi chú trên biểu đồ.
- Bài tập 150 đến153 (SGK/ 61, 62)

Tài liệu đính kèm:

  • docGan So hoc K II.doc