Giáo án Số học lớp 6 - Đỗ Thừa Trí - Luyện tập

Giáo án Số học lớp 6 - Đỗ Thừa Trí - Luyện tập

I. Mục Tiêu:

* Kiến thức:

Củng cố cho HS các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên. HS biết vận dụng một cách hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.

* Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.

* Thái độ:

Giáo dục tính chính xác, và biết sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi.

II. Chuẩn Bị:

- GV: Máy tính bỏ túi, bảng phụ.

- HS: Máy tính bỏ túi, bảng nhóm và bút viết bảng.

- Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

III. Tiến Trình:

1. Ổn định lớp:

2 Kiểm tra bài cũ: (7)

 GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra.

HS1:- Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất giao hoán của phép cộng?Làm bài 28.

HS2:- Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất kết hợp của phép cộng. Làm bài 27b,d.

2.Nội dung bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng nguyenkhanh Lượt xem 1021Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học lớp 6 - Đỗ Thừa Trí - Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 01 – 01 – 2008
Tuần: 1
Tiết: 1
LUYỆN TẬP §1.1
I. Mục Tiêu:
Kiến thức:
Củng cố cho HS các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên. HS biết vận dụng một cách hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.
Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
Thái độ:
Giáo dục tính chính xác, và biết sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi.
II. Chuẩn Bị:
- GV: Máy tính bỏ túi, bảng phụ.
- HS: Máy tính bỏ túi, bảng nhóm và bút viết bảng.
- Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: (7’)
 	GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra.
HS1:- Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất giao hoán của phép cộng?Làm bài 28.
HS2:- Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất kết hợp của phép cộng. Làm bài 27b,d.
2.Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (8‘)
	(x-34).15 = 0 thì (x-34) = ? Vậy x = ?
	18.(x –16) =18 thì (x –16)= ? Vậy x = ?
Hoạt động 2: (10 ‘)
	Gợi ý cách nhóm: (kết hợp các số hạng sao cho được số tròn chục hoặc tròn trăm).
	x -34 = 0
	x= 34
	x – 16 = 1
	x = 17
	3 HS lên bảng làm dưới sự hướng dẫn của GV.
Bài 30: Tìm số tự nhiên x, biết:
a) (x – 34).15 = 0 ; x -34 = 0 ; x = 34
b) 18.(x –16) = 18 ; x – 16 = 1 ; x = 17
Bài 31: Tính nhanh:
a) 135 + 360 + 65 + 40
 =(135+65)+(360+40)
=200+400 = 600
b) 463 + 318 + 137 + 22
 =(463+137)+(318+22)
 =600+340 = 940
c) 20+21+22++29+30 
	= (20+30)+(21+29)+(22+28)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 3: (9‘)
	GV cho HS tự đọc phần hướng dẫn trong sách sau đó vận dụng cách tính.
Câu a: tách số 45= 41 + 4
Câu b: tách số 37= 35 + 2
	GV yêu cầu HS cho biết đã vận dụng những tính chất nào của phép cộng để tính nhanh.
Hoạt động 4: (6‘)
Hãy tìm quy luật của dãy số.
Hãy viết tiếp 4; 6; số nữa vào dãy số 1, 1, 2, 3, 5, 8.
a) 996 + 45= 996 + (4 + 41)
= (996 + 4) + 41
= 1 000 + 41 = 1041
b) 37 + 198 = (35+2) +198
=35+(2+198)=35+200= 235
Một HS lên viết 2 con số. Cứ như vậy, cho 4 HS lên bảng.
	+(23+27)+(24+26)+25
= 50 + 50 + 50 + 50 + 50 + 25 = 275
Bài 32:
a) 996 + 45 = 996 + (4 + 41)
= (996 + 4) + 41 =1 000 + 41 = 1041
b) 37 + 198 = (35+2) +198
	= 35+(2+198) = 35+200 = 235
Bài 33:
	1,1,2;3;5;8;13;21;34;55
	1;1;2;3;4;8;13;21;34;55;89;144
 4. Củng Cố ( 3’)
 	Nhắc lại các tính chất của phép cộng số tự nhiên. Các tính chất này có ứng dụng gì trong tính toán. 
5. Dặn Dò: ( 2’)
 	Về nhà xem lại các bài tập đã giải. 

Tài liệu đính kèm:

  • docSH6T7.doc