Giáo án Hình học Lớp 6 - Chương I: Đoạn thẳng - Năm học 2009-2010 - Dư Thị Anh Vân

Giáo án Hình học Lớp 6 - Chương I: Đoạn thẳng - Năm học 2009-2010 - Dư Thị Anh Vân

I.Mục tiêu:

-HS nắm được thế nào là 3 điểm thẳng hàng, điểmnằm giữa 2 điểm, trong 3 điểm thẳng hàng có duy nhát một điểm nằm giữa 2 điểm còn lại.

-Hs biết vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng, biết sử dụng các thuật ngữ nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa

- HS có kỹ năng sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra 3 điểm thẳng hàng.

II.Chuẩn bị

GV và HS: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng

III.Hoạt động dạy và học

 Hoat động 1: Kiểm tra bài cũ

 HS1: Vẽ hình theo kí hiệu

 HS2: Làm bài tập 6(SGK)

 HS3: Vẽ đường thẳng a và 3 điểm M,N,P nằm trên đường thẳng a

GV đặt vấn đề vào bài mới

 Hoạt động 2: Ba điểm thẳng hàng

? Vẽ đường thẳng a. Vẽ

? Vẽ đường thẳng b. Vẽ

? Em có nhận xét gì về 3 điểm A, B, C và 3 điểm A, C, D

? Thế nào là 3 điểm thẳng hàng

? Khi nào thì 3 điểm không thẳng hàng

? Nêu cách vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng

? Vẽ 3 điểm M, N, P thẳng hàng? Có bao nhiêu cách vẽ

? Vẽ 3 T, Q, R không điểm thẳng hàng.Có bao nhiêu cách vẽ.

? để kiểm tra 3 điểm có thẳng hàng hay không ta làm như thế nào.

? Yêu cầu HS làm bài tập 8 (SGK)

GV nhận xét và chốt lại phần 1 HS vẽ

 . . . a

 A B C

HS vẽ

 HS: 3 điểm A, B, C là 3 điểm . A

thẳng hàng và 3 điểm A, C, D . D

là 3 điểm không thẳng hàng . C

HS trả lời miệng P.

HS: nêu cách vẽ N.

HS: vẽ M .

HS: vẽ

 . .

 T . R Q

HS: Dùng thước thẳng

Số 18 SGK) HS hoạt động cá nhân

Ba điểm A, M, N thẳng hàng

HS nhận xét

 

doc 22 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Chương I: Đoạn thẳng - Năm học 2009-2010 - Dư Thị Anh Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 20/8/2009
 Chương I: đoạn thẳng
 Tiết 1: Điểm. Đường thẳng
I.Mục tiêu:
-HS hiểu được điểm là gì? đường thẳng là gì? Biết vẽ điểm, đường thẳng
-HS biết đọc và viết quan hệ điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng,biết dùng kí hiệu 
- Biết đặt tên và kí hiệu điểm, đường thẳng.
II.Chuẩn bị:
GV và HS: SGK, thước thẳng, bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động 1: Giới thiệu phần hình học
GV giới thiệu ND cơ bản của phần hình học lớp 6
 Hoạt động 2: Điểm
.D .E
.F .C
GV giới thiệu hình ảnh của điểm, cánh đặt tên cho điểm, cách vẽ điểm
? đọc tên các điểm ở hình 1 SGK
GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình sau:
? Đọc tên các điểm có trong hình 
vẽ
? Quan sát hình 2 ở SGK và đọc tên các điểm
? Em hiểu như thế nao về hình 2
GV: - Giới thiệu 2 điểm phân biệt
Hình là một tập hợp điểm
- Điểm là hình đơn giản nhất
 HS: theo dõi
 . A .B
 .M
Hs đọc: điểm A, điểm B, điểm M
HS: đọc
 A . C
HS: - môt điểm mang 2 tên
Hai điểm trùng nhau
HS: nghe
 Hoạt động 2: Đường thẳng
GV nêu hình ảnh của đường thẳng
? Quan sát hình 3 và đọc tên các đường thẳng, nêu cách vẽ, cách đặt tên cho đường thẳng
? Đường thẳng là một hình có bao nhiêu điểm.
? Đường thẳng có bị giới hạn bởi 2 phía không.
? Nhắc lại hình ảnh của đường thẳng, cách đặt tên cho đường thẳng.
 HS: theo dõi
HS: đường thẳng a,
 đường thẳng p
 a p
HS nêu cách đọc tên, cách vẽ đường thẳng
HS: Đường thẳng là hình gồm 1 tập hợp điểm.
HS: không
 Hoạt động 3: Điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng
? quan sát hình hình 4 ở SGK diễn đạt quan hệ giữa các điểm A, B với đường thẳng d bằng các cách khác nhau
GV giới thiệu kí hiệu
? Vẽ hình 5 vào vở và làm ?
? Vẽ thêm 2 điểm thuộc đường thẩng, 2 điểm không thuộc đường thẳng a
? Nhận xét
GV chốt lại ND phần 3
 HS diễn đạt d
*Kí hiệu: Ad; B d A . 
 . B
? HS vẽ hình vào vở 
HS tự ghi vào vở 
C a ; E a M . A .
HS vẽ thêm C . 
 B . . N
 a . E
 Hoạt động 4: Củng cố – luyện tập
GV treo bảng phụ kẻ sẵn
? Điền thích hợp vào các ô trống
? Yêu cầu HS lên bảng thực hiện
? Nhận xét
? Điểm A thuộc những đường thẳng nào.
? Điểm A thuộc những đường thẳng nào.
? Những đường thẳng nào đi qua điểm B
? Những đường thẳng nào đi qua điểm C
? Điểm D thuộc những đường thẳng nào. không thuộc những đt nào.
? Nhận xét
? Vẽ điểm C nằm trên đt a
? Vẽ điểm B không nằm trên đt b
? Nhận xét
Các cách viết thông thường	Hình vẽ	Kí hiệu
Điểm A	 . A	A
Đường thẳng a	 
 a 	a
Điểm M thuộc đường thẳng a	 M .
 a	M a
Điểm N không thuộc đường thẳng a	 . N 
 a	N a
HS nhận xét
Số 3(104-SGK) HS hoạt động nhóm
a)A n, Aq p m n
 Bm, Bn, Bp B
Cm, Cq
b)Dq, q . D 
 Dm, Dn, Dp A C
HSnhận xét
Số 4( 105- SGK) HS hoạt động cá nhân
a)HS vẽ . C a
b) HS vẽ b
 . B
HS nhận xét
 Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc phần lí thuyết SGK
 - Tập vẽ và đặt tên cho điểm, đường thẳng, điểm thuộc(không thuộc)
 đường thẳng.
 - BTVN: 2;5;6;7 (SGK)
 Ngày soạn:26/8/2009
 Tiết 2: Ba điểm thẳng hàng
I.Mục tiêu:
-HS nắm được thế nào là 3 điểm thẳng hàng, điểmnằm giữa 2 điểm, trong 3 điểm thẳng hàng có duy nhát một điểm nằm giữa 2 điểm còn lại.
-Hs biết vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng, biết sử dụng các thuật ngữ nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa
- HS có kỹ năng sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra 3 điểm thẳng hàng.
II.Chuẩn bị
GV và HS: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng
III.Hoạt động dạy và học
 Hoat động 1: Kiểm tra bài cũ
 HS1: Vẽ hình theo kí hiệu 
 HS2: Làm bài tập 6(SGK)
 HS3: Vẽ đường thẳng a và 3 điểm M,N,P nằm trên đường thẳng a
GV đặt vấn đề vào bài mới
 Hoạt động 2: Ba điểm thẳng hàng
? Vẽ đường thẳng a. Vẽ 
? Vẽ đường thẳng b. Vẽ 
? Em có nhận xét gì về 3 điểm A, B, C và 3 điểm A, C, D
? Thế nào là 3 điểm thẳng hàng
? Khi nào thì 3 điểm không thẳng hàng
? Nêu cách vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng
? Vẽ 3 điểm M, N, P thẳng hàng? Có bao nhiêu cách vẽ
? Vẽ 3 T, Q, R không điểm thẳng hàng.Có bao nhiêu cách vẽ.
? để kiểm tra 3 điểm có thẳng hàng hay không ta làm như thế nào.
? Yêu cầu HS làm bài tập 8 (SGK)
GV nhận xét và chốt lại phần 1
HS vẽ 
 . . . a
 A B C
HS vẽ
 HS: 3 điểm A, B, C là 3 điểm . A
thẳng hàng và 3 điểm A, C, D . D
là 3 điểm không thẳng hàng . C
HS trả lời miệng P.
HS: nêu cách vẽ N.
HS: vẽ M . 
HS: vẽ 
 . . 
 T . R Q 
HS: Dùng thước thẳng
Số 18 SGK) HS hoạt động cá nhân
Ba điểm A, M, N thẳng hàng
HS nhận xét
 Hoạt động 3: Quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng
GV hướng dẫn HS đọc các cách mô tả vị trí tương đối của 3 điểm thẳng hàng
? Vẽ 3 điểm M, N, P thẳng hàng sao cho điểm M nằm giữa 2 điểm N và P
? trong 3 điểm thẳng hàng có bao nhiêu điểm nằm giữa 2 điểm còn lại
? Nhận xét
GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập 11(SGK)
? Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau. 
? Nhận xét
GV treo bảng phụ
? yêu cầu 2 HS lên bảng vẽ, cả lớp làm vào vở
GV chốt lại ND bài học
 HS: quan sát hình vẽ và đọc
 . . .
 A B C
HS vẽ 
 . . . 
 N M P
*Nhận xét: (SGK)
Số 11(107-SGK) HS hoạt động cá nhân
R
Cùng phía
M, N nằm khác phía đối với R
Hs nhận xét
Số 13 ( 107- SGK)
a) . . . .
 A M B N
Hoặc . . . .
 N A M B
b) . . . .
 A M B N
 Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
 -Ôn tập lí thuyết ở ghi vở và SGK
 - BTVN; 9, 10, 12, 14 (SGK), 5;8;9;13 (SBT)
 - Xem trước bài “ Đường thẳng đi qua 2 điểm”
 Ngày soạn: 1/9/2009
 Tiết 3: đường thẳng đi qua hai điểm
I.Mục tiêu:
-HS nắm được có một và vhỉ một đt đi qua 2 điểm phân biệt
-HS có kỹ năng vẽ đt đi qua 2 điểm, biết các vị trí tương đối của 2 đt trên mặt phẳng
-Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.
II.Chuẩn bị:
GV và HS: Bảng phụ, SGK, thước thẳng, bảng nhóm, phấn màu.
III.Hoạt động dạy và học
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng. Vẽ hình minh hoạ.
? Vẽ 3 điểm M,N,P thẳng hàng sao cho điểm P nằm giữa 2 điểm M và N. Ta có thể vẽ được bao nhiêu trường hợp.
 Hoạt động 2: Vẽ đường thẳng
? Cho điểm A hãy vẽ đt đi qua điểm A.
? Ta có thể vẽ được bao nhiêu đt đi qua điểm A
? Cho thêm điểm B. Hãy vẽ đt đi qua A, B
? Ta có thể vẽ được bao nhiêu điểm A đi qua 2 điểm A, B
? Nhận xét lại
? Nêu cách vẽ đt đi qua 2 điểm A, B cho trước.
? Co nhiều đường thẳng “không thẳng” không đi qua 2 điểm A, B. Đúng hay sai?
? Chỉ có một đt đi qua 2 điểm A, B. Đúng hay sai?
GV chốt lại phần 1
 HS vẽ 
 HS có vô số đt
đi qua A 
 A 
HS vẽ:
 . . 
 A B
HS: có một và vhỉ một đt đi qua 2 điểm A và B
Nhận xét :(SGK)
HS nêu cách vẽ
Số 15 (109-SGK)
a) Đúng
b) Đúng
 Hoạt động 3: Tên đường thẳng
? Nhác lại cách đặt tên cho đt mà các em đã biết
? Giới thiệu 2 cách đặt tên khác
? Đọc lại tên các đt trên
? Gọi tất cả các tên của đường thẳng sau:
 . . .
 A B C
? Nhận xét
GV đặt vấn đề vào mục 3
 HS dùng chữ cái in thường y
 A. 
 a B . x 
HS đọc lại
? HS hoạt động nhóm đọc
+ Đường thẳng AB
+Đường thẳng BA
+Đường thẳng AC
+Đường thẳng CA
+Đường thẳng BC
+Đường thẳng CB
 Hoạt động4: Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song
GV giới thiệu 2 đt trùng nhau, các đt thẳng phân biệt
? Vẽ 2 đt phân biệt có 1 điểm chung
? Vẽ 2 đt phân biệt không có điểm chung
? Em nào có nhận xét gì về 2 đt phân biệt
GV hướng dẫn cách vẽ 2đt song song, 2 đt cắt nhau
? Yêu cầu HS hoạt động nhóm
? Vẽ M là giao điểm của 2 đt p và q
? Vẽ 2 đt m và n cắt nhau tại A, đt p cắt n tại B, cắt m tại C.
? Vẽ đt MN và đt PQ cắt nhau tại O
? Nhận xét
GV treo bảng phụ ghi sẵn bài 18
? Vẽ hình cho bài 18
? Có bao nhiêu đt phân biệt. Đọc tên các đt đó
? Nhận xét
GV chốt lại ND bài học
+ Các đường thẳng trùng nhau
 . . .
 A B C
+ Các đường thẳng phân biệt 
HS vẽ . a
 b A
 a
 b
HS:2 đt phân biệt hoặc cắt nhau hoặc songsong
*Chú ý: (SGK)
Số 20(109 –SGK) HS hoạt động nhóm
a)HS vẽ q
 p . 
 M
 m
b) HS vẽ . C
 . . B n
 A p
c) HS vẽ 
 . M
 . . . 
 P O . N Q
HS nhận xét
Số 18 (109- SGK)
HS đọc và lên bảng vẽ
 . . .
 M N P
 Q 
HS có 4 đt phân biệt: MP, MQ, NQ,PQ
 Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập phần lí thuyết ở SGK và vở ghi
 - BTVN: 16;17;19;20 (SGK
 Chuẩn bị cho tiết thực hành: Mỗi nhóm 3-4HS chuẩn bị 3 cọc tiêu cao 1,5m,
 sơn xen kẽ, một dây dọi.
 Ngày soạn: 9/9/2009
 Tiết 4; 5: Thực hành: trồng cây thẳng hàng
I.Mục tiêu:
HS biết vân dụng kiến thức cơ bản 3 điểm thẳng hàng để thực hành trồng cây thẳng hàng
Rèn luyện cho HS ý thức tự làm đồ dùng thực hành và kỹ năng thực hành trên thực tế
II.Chuẩn bị:
Mỗi nhóm 3 -4 HS chuẩn bị: 
3 cọc tiêu cao 1,5m, nhọn một đầu, thân cọc sơn bằng 2 màu để dễ nhìn thấy cọc từ xa
Một dây dọi để kiểm tra cọc tiêu được đóng thẳng đứng hay không.
III. Nhiệm vụ thực hành: (SGK)
IV. Tiến hành:
 Tiết 4
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và dụng cụ
? Khi nào thì 3 điểm A, B, C thẳng hàng
GV kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ của các nhóm
 Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
GV gọi 2 HS lên và GV hướng dânx cách làm
? qua sự hướng dẫn của GV hãy nêu các bước để trồng 3 cây thẳng hàng
2 HS làm theo hướng dẫn của GV
HS cả lớp theo dõi
HS trả lời
3 bước: (SGK)
 Hoạt động 3: Phân công các nhóm học sinh tự thực hành
 GV phân công vị trí cho HS thực hành Các nhóm HS thực hành
GV kiểm tra kết quả thực hành của các nhóm
V. Nhận xét đánh giá kết quả và ý thức thực hành của HS.
 Tiết 5: 
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
? Khi nào thì 3 điểm A, B, C thẳng hàng. Ba điểm không thẳng hàng.
? Nêu ND của tiết học hôm nay. Nêu các dụng cụ cần thiết trong tiết học.
 Hoạt động 2: Thực hành
GV gọi lần lượt 3 HS lên thực hiện và chấm điểm.
 Hoạt động 3: GV đánh giá kết quả giờ học
 Ngày soạn: 30/9/2009
 Tiết 6: Tia
I.Mục tiêu:
-Hs biết ĐN, mô tả tia bằng các cách khác nhau, biết thế nào là 2 tia đối nhau, 2 tia trùng nhau.
-HS được rèn luyện kỹ năng vẽ tia, phân loại 2 tia chung gốc, phát biểu gãy gọn các mệnh đề toán học.
II. Chuẩn bị:
GV và HS: Sgk, bảng phụ, thước thẳng, phấn màu
III. Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
? Vẽ đường thẳng xy, vẽ điểm O thuộc đường thẳng xy.
? Đướng thẳng xy có bị giới hạn bởi 2 đầu không?
 Hoạt động 2: Hình thành khái niệm
Yêu cầu HS đọc phần thông tin ở SGK
? Thế nào là một tia gốc O.
? Điểm O chia đường thẳng xy thành 2 phần và tạo thành mấy tia.
? Đọc tên các tia đó.
? Vẽ đường thẳng xx’, điểm A thuộc xx’. Đọc tên các tia gốc A.
? Khi đọc(viết) tên tia ta làm như thế nào.
? Đọc hình 27 SGK. Vẽ tia Cz và nêu cách vẽ.
? Tia Cz có bị giới hạn không.
GV chốt lại phần 1
 HS đọc
 . 
 x O y
HS: 2 tia Ox, Oy
 x
HS vẽ 
Tia Ax, tia Ax’ . A
HS: đọc(viết) tên gốc trước x’ 
HS: vẽ và nêu cách vẽ
 C . z
HS: ia Cz bị giới hạn bở ... .
*********************************************************************
Ngày soạn: 21/10/2009
Tiết 9: 	Khi nào thì AM + MB = AB?
I. Mục tiêu:
- Qua bài này HS tiếp tục được rèn luyện kỹ năng sử dụng thước thẳng đo độ dài đoạn thẳng.
- HS nhận biết được khi nào thì AM + MB = AB và khi nào một điểm nằm giữa 2 điểm còn lại.
II. Chuẩn bị
GV và HS: bảng phụ, phán màu, bảng nhóm và các loại thước
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1:	Kiểm tra bài cũ
HS1: Vẽ đoạn thẳng AB bất kỳ. Đo độ dài đoạn thẳng AB đó.
HS2: Làm bài tập 43 (SGK)
Hoạt động 2: Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB.
? Vẽ đoạn thẳng AB bất kì
? Vẽ điểm M nằm giữa 2 điểm A,B
? Đo độ dài các đoạn thẳng AM, MB, AB.
? So sánh AM + MB và AB
GV vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 5cm khác. Lấy điểm M nằm giữa A,B nhưng khác trường hợp trên.
Yêu cầu HS làm tương tự trên.
? Em nào có nhận xét gì về vị trí điểm M so với 2 điểm A,B trong 2 TH trên.
? Nhận xét về tổng độ dài 2 đoạn thẳng AM + MB với AB.
? Khi nào thì AM + MB = AB
? Nếu cho AM + MB = AB ta sẽ suy ra điều gì.
GV hướng dẫn HS trình bày VD ở bảng nháp.
Yêu cầu HS đọc đề.
? Bài ra cho biết gì, yêu cầu gì.
? N là điểm của đoạn thẳng IK có nghĩa là gì.
Yêu cầu hoạt động nhóm
? Nhận xét.
? Nêu cách đo và tính chiều rộng lớp học.
? CHo 3 điểm V,A,T thẳng hàng và TV + VA = TA thì điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại.
? Nêu cách nhận biết bằng cách trực quan và suy luận về điểm nàm giữa 2 điểm còn lại.
GV chốt lại phần 1.
?1 HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV
HS đo:
AM =...
MB = ...
AB = ...
AM + MB = AB
HS đo:
AM = ...
MB = ...
AB = ...
AM + MB = AB
HS: M nằm giữa A,B
HS: AM + MB = AB
* Nhận xét:(SGK)
HS: trả lời
Ví dụ: (SGK)
Số 46(SGK) HS đọc đề
HS: Vì N nằm giữa 2 điểm I,K nên:
IN + NK = IK
3 + 6 = IK IK = 9 (cm)
Số 48(SGK) HS hoạt động nhóm
Chiều rộng của lớp học là:
4.1,25 + .1,25= 5,25(m)
HS nhận xét
Số 50(SGK) HS hoạt động cá nhân
3 điểm V,A,T thẳng hàng và TV + VA = TA thì điểm V nằm giữa 2 điểm T và A.
Hoạt động 3: Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa 2 điểm trên mặt đất
? Muốn đo khoảng cách giữa 2 điểm trên mặt đất ta làm như thế nào.
? Kể tên các dụng cụ.
GV giới thiệu thêm thước chữ A
HS đọc phần thông tin
HS nêu cách đo.
Dụng cụ: thước cuộn bằng vải hoặc kim loại.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
- Xem lại bài học ở SGK + vở ghi
- BTVN: 47, 49,51,52(SGK)
 Ngày soạn: 28/10/2009
Tiết 10: 	Luyện tập
I. Mục tiêu:
- HS được củng cố kiến thức về khi nào thì tổng độ dài 2 đoạn thẳng bằng tổng độ dài 1 đoạn thẳng.
- HS được rèn luyện kỹ năng trình bày lời giải của một bài toán hình học.
II. Chuẩn bị:
GV và HS: Bảng phụ, thước thẳng.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
HS: Khi nào thì AM + MB = AB
Vận dụng giải bài 47 (SGK)
Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập
? Vẽ tuỳ ý 3 diểm A, B, C thẳng hàng
? Làm thế nào để chỉ đo 2 lần mà biết được độ dài 3 đoạn thẳng AB, AC, BC.
? Nhận xét
GV treo bảng phụ ghi sẵn đề và hình
Chia HS thành 2 nhóm hoạt động.
GV quan sát và yêu cầu HS lập luận chặt chẽ
? Nhận xét bài làm các nhóm
GV chốt lại cách giải và cách lập luận cho HS
? Yêu cầu HS đọc đề
? Trong các khẳng định sau khẳng định nào đúng
a) Hai tia chung gốc thì đối nhau
b) Nếu MA + MB = AB thì M là trung điểm của AB
c) Điểm O là trung điểm của đoạn thẳng AB nếu OA = OB = 
? GV treo bảng yêu cầu HS điền vào chổ trống.
a) Tia AB và tia ...... trùng nhau.
b) Tai BA và tia ...... đối nhau.
? Nhắc lại thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau
? Vẽ đoạn thẳng AB = 4cm, trên đoạn thẳng AB vẽ điểm I sao cho AI = 3cm
? Tính IB
? Trên tia đối của tia AB lấy điểm M sao cho AM = 3cm 
? Điểm nào là trung điểm của đoan thẳng nào
? Vẽ tia Ox, trên tia Ox vẽ điểm A, B sao cho OA = 2cm, OB = 4cm 
? Trong 3 điểm A, B, O điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? Vì sao?
? Tính AB
? Chứng tỏ A là trung điểm của đoạn thẳng OB
Bài 1. Số 44( 102- SBT) HS đọc
HS vẽ: 
HS: Giả sử điểm C nằm giữa A, B
Chỉ cần đo AC, AB, suy ra CB = AB – AC
Bài 2. 
a) Sai
b) Sai
c) Đúng.
Bài 3.
HS a) AC
HS b) BC
HS trả lời.
Bài 4.
HS vẽ hình
Vì nên điểm I nằm giữa hai điểm A, B
Ta có: AI + IB = AB
 IB = AB – AI
 IB = 4 – 3 = 1cm
b) Vì M thuộc tia đối của tia AB nên điểm A nằm giữa M, I. và AM = AI
Vậy A là trung điểm của đoạn thẳng MI.
Bài 5.
HS: Điểm A nằm
giữa hai điểm O và B vì và OA < OB.
HS Vì điểm A nằm giưaax O, B nên 
OA + AB = OB
AB = OB – OA = 4 – 2 = 2cm.
HS: Điểm A là trung điểm của đoạn thẳng OB vì điểm A nằm giữa 2 điểm O, B và OA = AB 
IV. Hướng dẫn về nhà.
Xem lại nội dung của bài học
Làm bài tập trong SBT.
Ngày soạn: 04/11/2009.
Tiết 11: 	Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài
I.Mục tiêu:
- HS biết vẽ một đoạn thẳng khi cho biết độ dài, vẽ 2 đoạn thẳng bằng nhau
- Vẽ 2 đoạn thẳng trên tia khi biết độ dài 2 đoạn thẳng ấy. HS được rèn luyện kỹ năng vẽ đoạn thẳng khi biết độ dài và trả lời được khi nào thì điểm A nằm giữa 1 điểm O và B.
II. Chuẩn bị:
GV và HS: Bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, bảng nhóm, com pa.
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
? Khi nào thì AM + MB = AB
? Làm bài tập 49(SGK)
Hoạt động 2: Vẽ đoạn thẳng trên tia
? Vẽ tia Ox
? Vẽ đoạn thẳng OM = 2cm
? Nêu cách vẽ đoạn thẳng OM = 2cm
Yêu cầu 2 HS nhắc lại cách vẽ
? Nếu cho đoạn thẳng OM = a(đvđd) ta có thể vẽ được bao nhiêu điểm M như vậy trên tia Ox
? Vẽ đoạn thẳng AB bất kỳ.
? Vẽ đoạn thẳng CD sao cho CD = AB
? Nêu cách vẽ đoạn thẳng CD=AB
Yêu cầu 2 HS nhắc lại cáh vẽ đoạn thẳng
? Nếu không dùng com pa ta có thể dùng thước thẳng để vẽ đoạn thẳng CD = AB được không.
? Nêu cách vẽ
GV chốt lại ND1.
Ví dụ 1: (SGK)
HS vẽ hình theo diễn đạt của GV
OM = 2cm
HS nêu cách vẽ
* Cách vẽ: (SGK)
HS: Chia vẽ được một và chỉ một điểm M.
* Nhận xét: (SGK)
Ví dụ2:
HS vẽ: 
CD = AB
HS nêu cách vẽ
* Cách vẽ: (SGK)
HS nhắc lại cách vẽ
HS: Vẽ được
Cách vẽ: - Vẽ tia Cx
 - Đo độ dài đoạn thẳng AB
 - Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng 
 độ dài AB
Hoạt động 3: Vẽ hia đoạn thẳng trên tia
Yêu cầu HS đọc VD SGK
? Vẽ hình theo diễn đạt của bài ra
? Trong 3 điểm O, M, N điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại.
? Nêua trên tia Ox có OM = a, ON = b khi nào thì điểm M nằm giữa O, N.
? Khi nào thì điểm N nằm giữa O, M.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở phần đóng khung.
GV chốt lại ND bài học
Ví dụ:
HS đọc và vẽ hình
Giải: Diểm M nằm giữa 2 điểm O vàN vì OM < ON
HS: Khi 0 < a < b
* Nhận xét: (SGK)
HS: A nàm giữa O và B khi 0 < a < b
Hoạt động 3: Luyện tập cũng cố.
? Đọc và hoạt động nhóm làm BT 53
? Muốn so sánh OM và MN trước tiên ta phải làm gì
? Tính MN
? Nhận xét
? So sánh OM và MN
? Nhận xét bài làm của các nhóm
? Vẽ hình theo diễn đạt của bài toán.
? Tính OB
? Nhận xét bài làm của bạn
? Ngoài trường hợp đó có trường hợp nào khác nữa không
? Vẽ hình cho trường hợp đó
? Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại
? Tính OB
? Bài toán này có mấy đáp số.
Số 53 (SGK)
HS đọc và hoạt 
động nhóm.
HS: Tính MN.
Vì OM < ON nên điểm M nằm giữa hai điểm O và N
Ta có: OM + MN = ON
 3 + MN = 6
 MN = 6 – 3 = 3cm
Do đó OM = MN = 3cm
HS nhận xét.
Số 55 (SGK)
HS đọc đề và vẽ hình.
TH 1: Điểm B nằm giữa hai điểm O, A nên
OB + BA = OA
OB + 2 = 8
OB = 8 – 2 = 6cm
TH 2: 
Điểm A nằm giữa hai điểm O, B nên
OA + AB = OB
 8 + 2 = OB
OB = 10cm
HS có 2 đáp số
IV. Hướng dẫn về nhà.
Xem lại cách vẽ đoạn thẳng khi biết độ dài.
Làm bài tập 54; 56; 57; 58; 59 (SGK)
Đọc trước và chuẩn bị dụng cụ cho tiết học sau.
********************************************************************
Tiết 12. Trung điểm của đoạn thẳng
( GV đi thi GVDGH – Tổ bố trí dạy thay)
Ngày soạn: 25/11/2009
Tiết 13: 	Ôn tập chương I
I. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá kiến thức về điểm. đoạn thẳng, đường thẳng, tia.
- Sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, com pa để đo, vẽ đoạn thẳng
- Bước đầu tập suy luận đơn giản
II. CHuẩn bị:
GV: SGK, dụng cụ đo, vẽ đoạn thẳng, bảng phụ
HS: Đề cương ôn tập, SGK, dụng cụ đo, vẽ đoạn thẳng, bảng nhóm
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ của HS
Hoạt động 2: Đọc hình
GV treo bảng phụ vẽ sẵn
Mỗi hình trong bảng sau cho biết ND kiến thức gì?
HS trả lời
Hoạt đông 3: Điền vào chỗ trống
GV treo bảng phụ ghi sẵn: 
Điền vào chỗ trống
a) Trong 3 điểm thẳng hàng ... điểm nằm giữa 2 điểm còn lại.
b) Có một và chỉ một đường thẳng đi qua...
c) Mỗi điểm trên đường thẳng là... của 2 tia đối nhau.
d) Nếu... thì AM + MB = AB
? Nhận xét
HS đọc và điển
a) Có một và chỉ một
b) 2 điểm phân biệt
c) gốc chung
d) điểm M nằm giữa 2 điểm A và B
HS nhận xét và đọc lại tính chất
Hoạt động 4: Đúng? Sai?
a) Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa 2 điểm A và B.
b) Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M cách đều 2 điểm A và B
c) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm cách đều 2 điểm A và B.
d) Hai đoạn thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song
e) Hai tia chung gốc thì đối nhau.
? Nhận xét.
HS trả lời và giải thích
a. Sai. 
HS nêu ĐN đoạn thẳng
b. Đúng
c. Sai
d. Đúng
Sai
HS nhận xét
Hoạt động 5: Vẽ hình
? Yêu cầu HS đọc đề và vẽ hình
? Yêu cầu HS đọc đề và vẽ hình
? Nhận xét.
? HS đọc đề
? Vẽ hình theo diễn đạt của bài 8
? Trong hình vẽ đó có điểm nào là trung điểm đoạn thẳng nào? Vì sao?
? Điểm O có phải là trung điểm của đoạn thẳng BD không? Vì sao?
Số 2(tr127 – SGK)
HS: 
Số 7(tr127- SGK)
HS: 
Số 8(tr127-SGK)
HS vẽ hình
Hoạt động 6: trả lời câu hỏi.
? Yêu cầu HS đọc
? Vẽ 3 điểm A, B, C thẳng hàng sao choB nằm giữa hai điểm A và C.
? Làm thế nào để chỉ đo hai lần mà biết độ dài 3 đoạn thẳng AB, BC, AC.
? Nêu các cách làm khác nhau.
 ? Yêu cầu HS hoạt động theu nhóm.
? Điểm M có nằm giữa hai điểm A và B không ? Vì sao?
? So sánh AM và MB.
?M có là trung điểm của đoạn thẳng AB không
Vì sao?
? Nhận xét
Số 5(Tr 127 – SGK) HS đọc
HS vì B nằm giữa
A và C nên:
AB + BC = AC
HS nêu các cách làm.
Số 6 (Tr 127 – SGK) HS hoạt động nhóm.
a) Điểm M nằm giữa 2 điểm A và B vì 
MA < AB (3 < 6)
b) Vì M nằm giữa A và B 
Ta có: AM + MB = AB
 3 + MB = 6
 MB = 6 – 3 = 3
Vậy AM = MB
c) M là trung điểm của AB vì 
- M nằm giữa A và B
- MA = MB.
IV Hướng dẫn về nhà.
Ôn lại hệ thống các nội dung kiến thức của chương.
Xem lại toàn bộ các bài tập đã làm
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để tiết sau kiểm tra chương I.
-----------------------------------------o0o------------------------------------
Tiết 14: Kiểm tra chương I
(nạp ngân hàng đề)

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh 6(1).doc