Giáo án Số học 6 - Từ Thị Kim Oanh

Giáo án Số học 6 - Từ Thị Kim Oanh

I.MỤC TIÊU :

KT:- HS được làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.

 - HS nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước .

KN:- HS biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng các ký hiệu.

- Rèn luyện cho HS tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết một tập hợp .

 TĐ: -Tính chính xác

II.PHƯƠNG TIỆN

- HS xem trước bài

-GV: + sgk, sgv, các dạng toán

 + Các phương pháp chủ yếu : nêu vấn đề, so sánh.

 +Bảng phụ,thước kẻ.

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Ổn định (1 phút)

2.Kiểm tra bài cũ

3.Bài mới: -Gv dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở cần thiết cho bộ môn.

 -Gv giới thiệu nội dung của chương I như SGK.

 -Giới thiệu bài mới như sgk (5 ph)

 

doc 213 trang Người đăng vanady Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Số học 6 - Từ Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 01
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Chương I : 	ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
§1. Tập hợp. Phần tử của tập hợp
Ngày soạn: 
Tuần 1
Ngày dạy: 
I.MỤC TIÊU :
KT:- HS được làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.
 - HS nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước .
KN:- HS biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng các ký hiệu.
Rèn luyện cho HS tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết một tập hợp .
 TĐ: -Tính chính xác
II.PHƯƠNG TIỆN
- HS xem trước bài
-GV: + sgk, sgv, các dạng toán
 + Các phương pháp chủ yếu : nêu vấn đề, so sánh.
 +Bảng phụ,thước kẻ.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới: -Gv dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở cần thiết cho bộ môn.
 -Gv giới thiệu nội dung của chương I như SGK.
 -Giới thiệu bài mới như sgk (5 ph)
*Hoạt động 1: Các ví dụ (7 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
KTCĐ
-Xác định các đồ vật trên bàn H1 . Suy ra tập hợp các đồ vật trên bàn .
-Hãy tìm một vài vd tập hợp trong thực tế 
- HS : Quan sát và trả lời:
+Tập hợp các chữ cí a,b,c.
+Tập hợp các số tự nhiện nhỏ hơn 4.
Tập hợp các học sinh lớp 6A 
-HS : Tìm ví dụ tập hợp tương tự với đồ vật hiện có trong lớp chẳn hạn .
1. Các ví dụ : ( sgk)
- Tập hợp những cái bàn trong lớp học
- Tập hợp các cây trong sân trường.
-Tập hợp các ngón tay của một bàn tay.
*Hoạt động 2: Cách viết . Các ký hiệu ( 20 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
KTCĐ
GV đặt vấn đề cách viết dạng ký hiệu 
GV : nêu vd1, yêu cầu HS xác định phần tử thuộc, không thuộc A.
GV : Giới thiệu các ký hiệu cơ bản của tập hợp và ý nghĩa của chúng, củng cố nhanh qua vd .
GV : đặt vấn đề nếu trong một tập hợp có cả số và chữ thì dử dụng dấu nào để ngăn cách ?
GV : Giới thiệu cách viết tập hợp A bằng cách 2 (chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó).
 A = .
Tóm tắt nội dung lý thuyết cần nhớ, cách phân biệt .
- Giới thiệu minh họa các tập bằng sơ đồ Ven 
- Yêu cầu HS làm ?1 và ?2sgk 
HS : trả lời , chú ý tìm phần tử không thuộc A.
HS : Chú ý các cách viết phân cách các phần tử ( dấu ‘;’dùng để phân biệt với chữ số thập phân).
HS : thực hiện tương tự phần trên .
- Chú ý không kể đến thứ tự của phần tử nhưng mỗi phần tử chỉ xuất hiện 1 lần trong cách viết tập hợp.
?1 Tập hợp D các số tự nhiên nhỏ hơn 7
+ Cách 1: D = { 0;1;2;3;4;5;6}
 + Cách 2: D = {x N│x 7}
 2 D; 10 Ï D. 
?2 M = { N,H,A,T,R,G}
2. Cách viết . Các ký hiệu :
Vd1 : Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 4 được viết là :
A = , hay A = .
Hay A = .
- Chú ý : các phần tử của tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn, cách nhau bởi dấu ‘;’( nếu có phần tử là số ) hoặc dấu ‘,’ ( nếu có phần tử không là số ).
Vd2: B là tập hợp các chữ cái a,b,c được viết là :
B = hay B = .
- Ghi nhớ :để viết một tập hợp thường có hai cách :
- Liệt kê các phần tử của tập hợp .
- Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó .
4. Củng cố (10 phút)
- Btập 3/6sgk
? Để viết một hợp có mấy cách viết
- Btập 3/6sgk
A = { a, b}; B= {b, x, y}
 X Ï A; y B; b A; b B
Có hai cách viết (sgk)
- Btập4/6sgk
Treo bảng phụ ghi bài 1,4 sgk
-HS1 bài 1: 12 A; 16 Ï A
- HS2: bài 4: 
A = {15;26}; B = {1;a,b}
M = {bút}; H = { bút, sách, vở}
* Câu hỏi củng cố:1/ Viết tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 10 và nhỏ hơn 15 ( bằng 2 cách )
5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
-Học thuộc chú ý sgk
- Bài tập 2,5/ 6sgk 
-HS xem lại kiến thức về số tự nhiên đã học ở tiểu học .
-Xem trước §2. Tập hợp các số tự nhiên
VI.RÚT KINH NGHIỆM:..
.
..
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết PPCT: 02
§2. Tập hợp. Phần tử của tập hợp
Ngày soạn: 
Tuần 01
Ngày dạy: 
I.MỤC TIÊU :
- HS biết được tập hợp số tự nhiên, nắm được các quy ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên, biểu diễn một số tự nhiên trên tia số, nắm được điểm biểu diễn số nhỏ hơn ở bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn trên tia số .
- HS phân biệt được tập hợp N và N* , biết sử dụng các ký hiệu £ và ³ , biết viết số tự nhiên liền sau, số tự nhiên liền trước của một số tự nhiên .
- Rèn luyện cho HS tính chính xác khi sử dụng các ký hiệu .
II.PHƯƠNG TIỆN
- HS xem lại kiến thức về số tự nhiên đã học ở tiểu học .
-GV:+ Các phương pháp chủ yếu : nêu vấn đề, giải thích.
 +Bảng phụ,thước kẻ.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định (1 phút)
2.Kiểm tra ( 7 ph)
- Cho ví dụ về tập hợp, nêu chú ý về tập hợp
HS1:Tập hợp những viên phấn trong hợp
- Chú ý / 5 sgk
 - Cho hai tập hợp : A={ cam, táo}
 B={ổi, chanh, cam}
Dùng kí hiệu , Ï để ghi các phần tử
HS2: a) cam A và cam B
 b) Táo A mà táo Ï B
3.Tiến hành bài mới 
-Giới thiệu bài mới như sgk (2 ph)
*Hoạt động 1: Tập hợp N và tập hợp N*(10 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
GV củng cố tập hợp N đã học ở tiết trước .
Gv đưa mô hình tia số, yêu cầu HS mô tả lại tia số .
và yêu cầu HS biểu diễn một vài số tự nhiên
- GV : Giới thiệu tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là N* 
- GV : Củng cố qua vd, xác định số thuộc N mà không thuộc N*
GV treo bảng phụ có BT
Điền vào ô vuông các kí hiệuĠ hoặcĠ cho đúng:
12 £ N 5 £ N*
 5 £ N 0 £ N*
1. Tập hợp N và tập hợp N
 N = 
 N* = .
 hay N* = .
Biểu diễn trên tia số :
*Hoạt động 2: Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên :( 15 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
GV yêu cầu HS đọc SGK mục a.
GV giới thiệu trên tia số điểm “nhỏ” bên trái, điểm “lớn” nằm bên phải .
GV : Giới thiệu các ký hiệu: ; £ ; ³ .
GV : Giới thiệu số liền trước, liều sau
- Yêu HS tìm vd 2 số tự nhiên liên tiếp ? số liền trước , số liền sau ?
GV : Trong tập hợp số tự nhiên số nào bé nhất, số nào lớn nhất?
?Tập hợp số tự nhiên có bao nhiêu phần tử 
HS : đọc mục a sgk .
HS : điền dấu thích hợp vào chỗ :
39; 157
HS : đọc mục b. (sgk).
- Làm BT 6 và ?( sgk).
HS : Tìm vd minh hoạ.
HS : Trả lờimục d ( sgk).
HS : Trả lời như mục e.(sgk)
2.Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên :
a. Trong 2 số tự nhiên khác nhau, có một số nhỏ hơn số kia, ab . Đôi khi còn sử dụng ký hiệu : a£ b,
a b.
b. Nếu a < b và b < c thì a < c .
Vd : a < 10 và 10 < 13 suy ra a < 13 .
c. Mỗi số tự nhiên có một số liền sau và một số liền trước duy nhất .
Vd : sgk.
d. Số 0 là số tự nhiên bé nhất, không có số tự nhiên lớn nhất .
e. Tập hợp các số tự nhiên có vô số phần tử .
4. Củng cố (8 phút)
-Yêu cầu Hs làm bài tập 6, 7/7,8sgk
Btập 6: 
a)17; 18 99; 100 a( với a N)
b) 34;35 999;1000 b-1; b b( với b N)
Btập 7: 
A={13;14;15}
B={1;2;3;4}
C={13;14;15}
5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
-Học thuộc thứ tự trong tập hợp số tự nhiên sgk
- Bài tập 8à10/ 8sgk 
-Xem trước §3. Ghi số tự nhiên
VI.RÚT KINH NGHIỆM:.
Tiết : 03
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 §3. Ghi số tự nhiên
Ngày soạn: 
Tuần 01
Ngày dạy: 
I.MỤC TIÊU :
- HS hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân. Hiểu rõ trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí .
- HS biết đọc và viết các số La Mã không quá 30.
- HS thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán .
II.PHƯƠNG TIỆN
- HS xem trước bài
-GV:+ Các phương pháp chủ yếu : nêu vấn đề, giải thích.
 +Bảng phụ,thước kẻ.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định (1 phút)
2.Kiểm tra ( 7 ph)
- Bài tập 8/8sgk
Cách 1: A = {0;1;2;3;4;6}
Cách 2: B = {x N│x £ 6}
3.Tiến hành bài mới 
-Giới thiệu bài mới như sgk (2 ph)
*Hoạt động 1: Số và chữ số (10 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
?Để có thể viết các số tự nhiên ta có thể sử dụng bao nhiêu chữ số 
GV : lần lượt yêu cầu HS cho vd số có 1,2 3, chữ số.
GV treo bảng phụ có ví dụ số 3895 như trong SGK để phân biệt chữ số hàng trăm và số trăm, chữ số hàng chục và số chục
Củng cố bài tập 11 trang 10 SGK.
HS : Sử dụng 10 chữ số : từ 0 đến 9 .
HS : Tìm như phần vd bên.
HS:nêu số trăm, số chục .
HS : Làm bt 11 tr 10 SGK.
1. Số và chữ số
Chú ý : sgk.
VD1: 7 là số có một chữ số .
12 là số có hai chữ số .
325 là số có ba chữ số.
VD2 :Số 3895 có :
Số trăm là 38, số chục là 389.
*Hoạt động 2: Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên :( 10 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thúc cần đạt
GV giới thiệu hệ thập phân như sgk, chú ý vị trí của chữ số làm thay đổi giá trị của chúng .
Cho vd1
GV : Giải thích giá trị của 1 chữ số ở các vị trí khác có giá trị khác nhau .
HS : Áp dụng vd1, viết tương tự cho các số 222;ab,abc.
- Làm ? SGK
2. Hệ thập phân :
VD1 : 235 = 200 + 30 + 5 .
 = 2.100 + 3. 10 + 5.
VD2 : ab = a.10 + b.
 abc = a.100 + b.10 + c 
*Hoạt động 3: Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên :( 8 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
Cách ghi số LaMã
GV : Giới thiệu các số La Mã : I, V , X và hướng dẫn HS quan sát trên mặt đồng hồ .
Gv giới thiệu cách viết số LaMã đặc biệt như trong SGK
Yêu cầu HS viết các số La Mã từ 1 đến 30 theo nhóm.
GV treo bảng phụ “ các số La Mã từ 1 đến 30” và nhậ xét các nhóm.
HS : Quan sát các số La Mã trên mặt đồng hồ, suy ra quy tắc viết các số La Mã từ các số cơ bản đã có .
HS : Viết tương tự phần hướng hẫn sgk.
HS hoạt động nhóm.
Ghi các số La Mã từ 1 đến 30 trong bảng phụ nhóm .
HS cả lớp nhận xét.
3. Chú ý : ( Cách ghi số La Mã )
SGK trang 10,11
4. Củng cố (6 phút)
-Yêu cầu Hs làm bài tập 12, 13,14/10sgk
Btập 12: 
A={2;0}
Btập 13: 
a) 1000
b) 1023
Btập 13: 
102; 120; 210; 201
5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
- Học thuộc bài sgk
- Bài tập 15/ 10sgk 
- Xem lại các kiến thức về tập hợp.
- Xem trước §4. Số phần tử của tập hợp. Tập hợp con
VI.RÚT KINH NGHIỆM:..
.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết PPCT: 04
§4. Số phần tử của tập hợp. Tập hợp con
Ngày soạn: 
Tuần 02
Ngày dạy: 
I.MỤC TIÊU :
-HS hiểu được một tập hợp có thể có 1 phần tử , có nhiều phần tử ,có vô số phần tử , củng có thể không có phần tử nào . Hiểu được khái niệm tập hợp con và khái niệm 2 tập hợp bằng nhau.
-HS biết tìm số phần tử của 1 tập hợp , biết kiểm tra một tập hợp là tập hợp con hoặc không là tập hợp con của một tập hợp cho trước , sử dụng đúng ký hiệu Ì và Æ 
 - Rèn luyện cho HS tính chính xác khi sử dụng các ký hiệu và Ì.
II.PHƯƠNG TIỆN
- HS xem trước bài, Xem lại các kiến thức về tập hợp.
-GV:+ Các phương pháp chủ yếu : nêu vấn đề, so sánh.
 +Bảng phụ,thước kẻ.
 III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1.Ổn định (1 phút)
 2.Kiểm tra ( 7 ph) 
 Bài tập:
Viết số sau: Ba trăm bốn mươi, ba trăm linh bốn, Bốn trăm ba mươi, bốn trăm linh ba. 
Viết giá trị trong hệ thập phân
HS 1:
a) 340; 304; 430; 403
b) = a.100+3.100+c.1 ... -Câu b ta phải viết hỗn số dưới dạng phân số.
-Yêu cầu HS đọc đề toán ?2
? Trong bài số nào đóng vai trò là số nào
? Tìm bằng cách nào
? Vậy bể này chứa đầy nước là bao nhiêu lít.
? Trả lời vấn đề đặt ra ở đầu bài
 -HS nêu quy tắc như SGK.
?1
- Hai HS lên bảng thực hiện
- Các HS khác nhận xét
?2
+ Số 350 đóng vai trò là a
+
- Số viên bi Hùng có là:
2. Quy tắc 
SGK 
?1
?2
a là 350 (lít), còn ( dung tích bể).
Do đó :
(lít)
4. Củng cố ( 10 phút)
- Bài tập 126/54sgk. a) 10,8 ; b) -3,5
- Bài tập 128/55 sgk/Số kg đậu đen đã nấu chín là: 1,2: 24% = 5 (kg).
5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
 - Học thuộc quy tắc tìm một số khi biết giá trị phân số của nó.
- Làm bài tập 127,129à131/54,55 SGK.
- Chuẩn bị các bài tập phần luyện tập.
IV.RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 99
LUYỆN TẬP
Ngày soạn:
04/4/2010
Tuần 33
Ngày dạy:
13/4/2010
I. MỤC TIÊU:
	- HS được củng cố quy tắc tìm một số khi biết giá trị phân số của nó
	- Có kĩ năng vận dụng quy tắc đó để tìm một số khi biết giá trị phân số của nó.
	- Có ý thức áp dụng quy tắc này để giải một số bài toán thực tiễn
II. PHƯƠNG TIỆN
- HS: chuẩn bị bài tập. 
- GV:Phương pháp chủ yếu là , tổng hợp, gợi mở.
+ Chuẩn bị: Bảng phụ, thước thẳng.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định (1 phút)
2. KTBC (9 phút)
? Phát biểu quy tắc tìm một số biết giá trị một phân số của nó.
-Bài tập 129/55 SGK
-Bài tập 131/55 SGK
- Quy tắc /54 SGK 
BT 129
- Lượng sữa trong chai là: 18: 4,5% = 400 (g)
BT 131
Mảnh vải dài: 3,75 : 75% = 5 (m)
3. Bài mới
*Hoạt đ ộng 1 : Bài tập 132(12 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
-Yêu cầu hai HS lên bảng thực hiện.
-Ta nên đổi hỗn số thành phân số rồi thực hiện.
-Hai HS lên bảng thực hiện.
-Các HS khác cùng làm sau đó nhận xét.
-Bài tập 132/55SGK
*Hoạt đ ộng 2 : Bài tập 133(10 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
-Yêu cầu đọc đề bài toán
- Yêu cầu học sinh làm việc nhóm và thông báo kết quả
- Yêu cầu HS nhận xét và thống nhất kết quả.
-HS đọc đề bài 
- Thảo luận tìm phương án phù hợp
- Thảo luận nhóm với nhau thống nhất đáp án
Bài 133/55 SGK
Số lượng cùi dừa cần thiết là :
0,8 : =1,2 (kg)
Số lượng đường cần thiết là :
1,2. 5 % = 0,06 (kg)
*Hoạt đ ộng 3 : Bài tập 135(11 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
-Yêu cầu đọc đề bài toán
? 560 sản phẩm ứng với bao nhiêu phần kế hoạch
? Số sản phẩm được giao theo kế hoạch là bao nhiêu.
-HS đọc đề bài 
+ 560 sản phẩm ứng 1 - = 
(kế hoạch)
- Thảo luận nhóm với nhau thống nhất đáp án
Bài 135/56 SGK
Số phần kế hoạch còn phải làm là :
1 - = 
Số sản phẩm làm theo kế hoạch là :
(sản phẩm)
ĐS : 1260 sản phẩm
4. Củng cố ( phút)
- Ngay sau mỗi phần kiến thức.
5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
 - Học thuộc quy tắc tìm một số khi biết giá trị phân số của nó.
- Xem lại các bài tập đã làm
- Làm bài tập 134, 136/55,56 SGK.
- Xem trước bài “Tìm tỉ số của hai số”.
IV.RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 100
§ 16. TÌM TỈ SỐ CỦA HAI SỐ
Ngày soạn:
05/4/2010
Tuần 33
Ngày dạy:
15/4/2010
I. MỤC TIÊU:
	- HS hiểu được ý nghĩa và biết cách tìm tỉ số của hai số, tỉ số phần trăm, tỉ lệ xích.
	- Có kĩ năng tìm tỉ số, tỉ số phần trăm và tỉ lệ xích.
	- Có ý thức áp dụng các kĩ năng nói trên để giải một số bài toán thực tiễn
II. PHƯƠNG TIỆN
- HS: Xem trước bài.
- GV:Phương pháp chủ yếu là nêu vấn đề
+ Chuẩn bị: Bảng phụ, thước thẳng.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định (1 phút)
2. KTBC ( phút)
3. Bài mới
- Giới thiệu bài như sgk (1ph)
*Hoạt đ ộng 1 : Tìm tỉ số của hai số (11 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
-Yêu cầu hs tìm hiểu nội dung sgk 
? Tỉ số của hai số là gì 
Và được kí hiệu như thế nào 
Lấy ví dụ minh hoạ.
? Khi nói tỉ số và khi nói phân số thì a và b có gì khác nhau. 
? Khái niệm tỉ số thường được dùng để nói về đại lượng nh thế nào.
-Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi:
- Thương trong phép chia số a cho số b (b0) gọi là tỉ số của a và b.
Tỉ số của a và b kí hiệu là a:b hoặc 
Ví dụ :
1,7 : 3,12 	; : ...
Nếu nói tỉ sốthì a và b là nhứng số nguyên, phân số, số thập phân ...
Nếu nói phân số thì a và b phải là nhũng số nguyên.
Khái niệm tỉ số thường được dùng khi nói về thương của hai đại lượng cùng loại và cùng đơn vị.
Ví dụ : SGK
1. Tỉ số của hai số
- Thương trong phép chia số a cho số b (b0) gọi là tỉ số của a và b.
*Hoạt đ ộng 2 :Tỉ số phần trăm (12 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
 ? Thế nào là tỉ số phần trăm 
- Lấy ví dụ minh hoạ
- Tìm tỉ số phần trăm của 78,1 và 25.
 ?Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số a và b ta làm thế nào 
- Yêu cầu HS làm ?1
- Yêu cầu làm việc cá nhân ra nháp
- Nói rõ khái niệm tỉ số phần trăm dùng cho hai đại lượng cùng loại
- Phát biểu quy tắc tính tỉ số phần trăm của hai số
- Làm ?1
- Thông báo kết quả băng giấy trong trên máy chiếu
2. Tỉ số phần trăm
Trong thực hành người ta thường dùng tỉ số dưới dạng phần trăm với kí hiệu % thay cho 
Ví dụ. Tìm tỉ số phần trăm của 78,2 và 25 :
=
Quy tắc: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số a và b ta nhân a với 100 rồi chia cho b và viết kí hiệu % vào kết quả:
?1
a) 62,5%
b) 83,3%
*Hoạt đ ộng 3 :Tỉ lệ xích (8 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
? Tỉ lệ xích là T gì 
- Viết công thức xác định tỉ lệ xích
- Làm cá nhân ?2
- Phát biểu định nghĩa tỉ lệ xích
- Viết công thức xác định tỉ lệ xích
3. Tỉ lệ xích
Tỉ lệ xích T của một bản đồ là tỉ số khoảng cách a giữa hai điểm trên bản vẽ và khoảng cách b giữa hai điểm trên thực tế.
T = 
Ví dụ : Đọc SGK
?2 
T = 1 : 10000000
4. Củng cố ( 10 phút)
- Bài tập 137. 	 	a) 	b) 
- Bài tập 138. SGK
 	 a) 	b) 
5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
 - Học thuộc quy tắc tỉ số phần trăm.
 - Làm các bài tập 139, 140, 141/58 SGK 	
- Chuẩn bị các bài tập phần luyện tập.
IV.RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 101
LUYỆN TẬP
Ngày soạn:
9/4/2010
Tuần 34
Ngày dạy:
20/4/2010
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố các kiến thức , quy tắc về tỉ số phần ttrăm, tỉ lệ xích.
- Rèn kĩ năng tìm tỉ số , tỉ số phần trăm của 2 số , luyện 3 bài toán cơ bản về phân số dưới dạng tỉ số phần trăm.
- HS biết áp dụng các kiến thức và kĩ năng về tỉ số , tỉ số phần trăm vào việc giải một số bài toán thực tế.
II. PHƯƠNG TIỆN
- HS: Xem trước bài.
- GV:Phương pháp chủ yếu là nêu vấn đề
+ Chuẩn bị: Bảng phụ, thước thẳng.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định (1 phút)
2. KTBC ( 8 phút)
Gọi 2 HS lên kiểm tra:
HS1 : Nêu cách tìm tỉ số của 2 số a và b ?
Chữa bài tập 139(sbt)
HS2: chữa bài tập 144(sbt)
Tỉ số phần trăm nước trong dưa chuột là 97,2%
Tính lượng nước trong 4 kg dưa chuột ?
2 HS lên bảng :
HS1 : 
HS2: lượng nước trong 4 kg dưa chuột là :
 4.97,2% = 3,888(kg)
3. Bài mới
*Hoạt đ ộng 1 :Bài tập 138: (7 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
-Dùng bảng phụ treo trên bảng
-Hs lên bảng thực hiện
*Hoạt đ ộng 2 :Bài tập 141: (7 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Tỉ số của a và b là ; a-b = 8. Tìm 2 số ?
Gợi ý : tính a theo b rồi thay vào hiệu 2 số.
- HS làm theo gợi ý của GV
*Hoạt đ ộng 3 :Bài tập 142: (6 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
-Yêu cầu HS giải thích thế nào là vàng 4 số 9 (9999)?
- HS đứng tại chỗ giải thích 
Vàng 4 số 9 tức là trong 10000g vàng này chứa 9999g vàng nguyên chất , tỉ lệ vàng nguyên chất là 
*Hoạt đ ộng 4 :Bài tập 146: (7 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Trên bản vẽ có tỉ lệ xích 1:125, chiều dài một chiêc máy bay Bô inh 747 là 56,408cm. Tính chiều dài thật của chiếc máy bay?
-HS lên bảng thực hiện 
Làm bài :
Chiều dài thật của chiếc máy bay là :
56,408:=56,408.125 = 7051(cm)=70,51(m)
*Hoạt đ ộng 5 :Bài tập 147: (7 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Bài 147(sgk)
Chiều dài cầu Mĩ thuận trên bản vẽ là bao nhiêu?
-HS lên bảng thực hiện
Chiều dài cầu Mĩ Thuận trên bản vẽ là :
4. Củng cố ( phút)
- Ngay sau mỗi phần kiến thức
5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
 - Xem lại các bài tập đã làm.
 - Làm các bài tập 143à145/59 SGK 	
- Xem trước bài “Biểu đồ phần trăm”
IV.RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 102
§ 17. BIỂU ĐỒ PHẦN TRĂM
Ngày soạn:
10/4/2010
Tuần 34
Ngày dạy:
20/4/2010
I. MỤC TIÊU:
- HS biết đọc các biểu đồ phần trăm dạng cột , ô vuông, hình quạt
- Có kĩ năng dựng các biểu đồ phần trăm dạng cột và ô vuông.
- Có ý thức tìm hiểu các biểu đồ phần trăm trong thực tế và dựng các biểu đồ phần trăm với các số liệu thực tế
II. PHƯƠNG TIỆN
- HS: Xem trước bài.Thước kẻ, com pa, êke, giấy kẻ ô vuông , Máy tính bỏ túi
- GV:Phương pháp chủ yếu là nêu vấn đề
+ Chuẩn bị: Bảng phụ, thước thẳng.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định (1 phút)
2. KTBC ( 8 phút)
Một trường học có 800 HS, số HS đạt HK tốt là 480 em, số HS đạt HK khá bằng 7/12 số HS đạt HK tốt , còn lại là HS đạt HK trung bình.Tính số HS đạt HK khá , TB và tỉ số % giữa các loại HS với cả lớp ?
Số HS đạt HK khá là :
Số HS đạt HK TB là :
800-(480+280) = 40(em)
Tỉ số % của số HS đạt HK tốt so với cả lớp là :
Tỉ số % của số HS đạt HK khá so với cả lớp là :
Tỉ số % của số HS đạt TB tốt so với cả lớp là :
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài như sgk
*Hoạt đ ộng : ( 28 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
a) biểu đồ phần trăm dạng cột
yêu cầu HS quan sát hình 13 (sgk)
ở biểu đồ này , tia thẳng đứng ghi gì ? tia nằm ngang ghi gì ?
chú ý số ghi trên tia đứng bắt đầu từ 0 các số ghi theo tỉ lệ
Các cột có chiều cao bằng tỉ số phần trăm tương ứng, có mầu hoặc kí hiệu khác nhau
b) biểu đồ phần trăm dạng ô vuông
Yêu cầu HS quan sát hình 14 (sgk)
Biểu đồ này có bao nhiêu ô vuông?
Có 100 ô vuông, mỗi ô vuông biểu thị 1%
c) Biểu đồ hình quạt
Yêu cầu HS quan sát hình 15 sgk
Đọc hình ?
Hình tròn được chia thành 100 phần bằng nhau , mỗi phần ứng với 1%
Yêu cầu HS đọc 1 biểu đồ khác
Yêu cầu HS làm ?
Tóm tắt :
Lớp có 40 HS
Đi xe buýt : 6 bạn
Đi xe đạp : 15 bạn
Còn lại đi bộ
Tính tỉ số % mỗi loại HS so với cả lớp
Quan sát SGK
Tia đứng ghi số phần trăm, tia nằm ngang ghi các loại hạnh kiểm
35% khá
60% tốt
5% trung b×nh
Làm ?
Biểu diễn bằng biểu đồ cột
Cả lớp làm bài , 1 em lên bảng vẽ
Giải :
a)
b)biểu đồ
Quan sát hình 14:
Có 100 ô vuông
Giái : 15%
Kh¸ : 50%
TB: 35%
b) biểu đồ phần trăm dạng ô vuông
c) Biểu đồ hình quạt
?
4.Củng cố luyện tập(5p)
Yêu cầu HS đọc biểu đồ phần trăm biểu thị số dân thành thị và nông thôn :
Đọc : Thành thị : 23,48%
 Nông thôn : 76,52%
5 .Hướng dẫn về nhà (3p)
-Nắm chắc cách đọc các loại biểu đồ phần trăm và cách vẽ
-Bài tập : 150,151,152(sgk)
-Tự thu thập số liệu kết quả học tập học kì I của lớp để vẽ biểu đồ phần trăm

Tài liệu đính kèm:

  • docso hoc 6 ca nam(1).doc