Giáo án phụ đạo môn Toán Lớp 6 - Tiết 43 đến 51 - Năm học 2012-2013 - Đặng Thành Nhân

Giáo án phụ đạo môn Toán Lớp 6 - Tiết 43 đến 51 - Năm học 2012-2013 - Đặng Thành Nhân

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Cũng cố lại kiến thức về vẽ tia, vẽ đoạn thẳng, trung điểm của doạn thẳng.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ hình, nhận biết trung điểm của đoạn thẳng.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, chủ động trong học tập.

II. Chuẩn bị:

- GV: SGK, thước thẳng chia khoảng,

- HS, SGK, đồ dùng học tập.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổ định:

2. Kiểm tra bài cũ: Phát biểu định nghĩa về trung điểm đoạn thẳng.

3. Luyện tập:

Hoạt động GV - HS Ghi bảng

- Nêu cách vẽ một đoạn trên tia, vẽ hia đoạn thẳng trên tia.

- Trên tia Ox hãy vẽ hai đoạn thẳng AB và AC sao cho AB = 2cm, AC = 5cm.

- Điểm M gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB thì phải đáp ứng mấy điều kiện?

- Bài 1: Gọi N là một điểm của đoạn thẳng CD. Biết CD = 6cm, CN = 3cm. So sánh CN với ND.

- N là một điểm của đoạn thẳng CD thì cho ta điều gì?

- Muốn so sánh được CN với ND ta phải có điều gì?

- Độ dài ND có chưa?

- Gọi HS thực hiện.

- HS khác nhận xét.

- GV điều chỉnh và cho ghi vở.

- Bài 2: Trên tia Ox, vẽ hai đoạn thẳng OP và OQ sao cho OP = 2cm, OQ = 4cm. Tính PQ. So sánh OP và PQ.

- Gọi HS lên vẽ hình.

- Trong ba điểm O, P, Q thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

- Điểm P nằm giữa cho ta điều gì?

- Muốn so sánh được OP với PQ ta phải có điều gì?

- Độ dài PQ có chưa?

- Gọi HS thực hiện.

- HS khác nhận xét.

- GV điều chỉnh và cho ghi vở.

- Bài tập 1:

Vì M nằm giữa A và B nên:

 AM + MB = AB

Thay AM = 4cm, AB = 9cm, ta có:

 4 + MB = 9

 MB = 9 – 4

 MB = 5 cm

Vậy AM <>

- Bài 2:

Điểm P nằm giữa hai điểm O và Q nên:

 OP + PQ = OQ

Thay OP = 2cm, OQ = 4cm ta có:

 2 + PQ = 4

 PQ = 4 – 2 = 2cm

Vậy OP =PQ.

 

doc 13 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phụ đạo môn Toán Lớp 6 - Tiết 43 đến 51 - Năm học 2012-2013 - Đặng Thành Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 	Ngày soạn: 25/11/2012 
Tiết: 43 	Ngày dạy: 26/11/2012
ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố lại kiến thức về vẽ tia, vẽ đoạn thẳng, trung điểm của doạn thẳng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ hình, nhận biết trung điểm của đoạn thẳng.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, chủ động trong học tập.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, thước thẳng chia khoảng,
HS, SGK, đồ dùng học tập.
III. Các bước lên lớp:
Ổ định:
Kiểm tra bài cũ: Phát biểu định nghĩa về trung điểm đoạn thẳng.
Luyện tập:
Hoạt động GV - HS
Ghi bảng
- Nêu cách vẽ một đoạn trên tia, vẽ hia đoạn thẳng trên tia.
- Trên tia Ox hãy vẽ hai đoạn thẳng AB và AC sao cho AB = 2cm, AC = 5cm.
- Điểm M gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB thì phải đáp ứng mấy điều kiện?
- Bài 1: Gọi N là một điểm của đoạn thẳng CD. Biết CD = 6cm, CN = 3cm. So sánh CN với ND. 
N là một điểm của đoạn thẳng CD thì cho ta điều gì?
Muốn so sánh được CN với ND ta phải có điều gì?
Độ dài ND có chưa?
Gọi HS thực hiện.
HS khác nhận xét.
GV điều chỉnh và cho ghi vở.
- Bài 2: Trên tia Ox, vẽ hai đoạn thẳng OP và OQ sao cho OP = 2cm, OQ = 4cm. Tính PQ. So sánh OP và PQ. 
- Gọi HS lên vẽ hình.
- Trong ba điểm O, P, Q thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
- Điểm P nằm giữa cho ta điều gì?
- Muốn so sánh được OP với PQ ta phải có điều gì?
- Độ dài PQ có chưa?
Gọi HS thực hiện.
HS khác nhận xét.
GV điều chỉnh và cho ghi vở.
- Bài tập 1:
Vì M nằm giữa A và B nên:
 AM + MB = AB
Thay AM = 4cm, AB = 9cm, ta có:
 4 + MB = 9
 MB = 9 – 4 
 MB = 5 cm
Vậy AM < MB.
- Bài 2: 
Điểm P nằm giữa hai điểm O và Q nên:
 OP + PQ = OQ
Thay OP = 2cm, OQ = 4cm ta có:
 2 + PQ = 4
 PQ = 4 – 2 = 2cm
Vậy OP =PQ. 
Dặn dò: Coi lại các bài tập đã làm, học bài chuẩn bị kiểm tra một tiết.
IV. Rút kinh nghiệm:	
Tuần: 15 	Ngày soạn: 25/11/2012 
Tiết: 44 	Ngày dạy : 27/11/2012
LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM – TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố kiến thức về định nghĩa số nguyên.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, đọc các số nguyên.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, chủ động trong học tập.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, SBT, thước.
HS: SGK, đồ dùng học tập.
III. Các bước lên lớp:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: Tập hợp số nguyên gồm những số nào? Thế nào là số nguyên dương, số nguyên âm?
Luyện tập:
Hoạt động GV - HS
Ghi bảng
- Cho HS đọc đề bài tập 1 SBT trang 54.
- Muốn đọc được nhiệt độ của các nhiệt kế ta dựa vào đâu?
- Sau khi có nhiệt độ của các nhiệt kế thì ta làm sao để biết nhiệt độ nào cao hơn?
Gọi HS thực hiện.
HS khác nhận xét.
GV điều chỉnh và cho ghi vở.
- Cho HS đọc đề bài tập 9 SBT trang 55.
Đọc những điều ghi sau đây và cho biết điều đó có đúng không?
- 2 N; 6 N; 0 N; 0 Z; - 1 N; - 1 Z.
- Tập hợp N là tập hợp các số gì?
- Các số - 2; 6; 0 -1 thì số nào thuộc tập hợp N?
- Vậy ta có những câu nào đúng?
Gọi HS thực hiện.
HS khác nhận xét.
GV điều chỉnh và cho ghi vở.
- Cho HS đọc đề bài tập 10 SBT trang 55.
- Khi dùng dấu + và dấu – để biểu diễn độ cao thì có ý nghĩa là gì?
- Vậy + 3776 cho ta điều gì?
- Còn – 392 cho ta điều gì?
Gọi HS thực hiện.
HS khác nhận xét.
GV điều chỉnh và cho ghi vở.
- Cho HS đọc đề bài tập 12 SBT trang 56.
- Khi nào hai số được gọi là đối nhau?
- Số đối của + 7 là mấy?
- Tương tự cho các số còn lại.
Gọi HS thực hiện.
HS khác nhận xét.
GV điều chỉnh và cho ghi vở.
Bài tập 1 SBT trang 54.
Hình a: - 200C
Hình b: 100C
Nhiệt độ ở nhiệt kế b cao hơn.
Bài tập 9 SBT trang 55.
-2 N
S
6 N
Ñ
0 N 
Ñ
0 Z
Ñ
-1 N
S
-1 Z
Ñ
Bài tập 10 SBT trang 55.
Dấu + và dấu – cho ta biết độ cao của các địa điểm cao hơn hay thấp hơn mực nước biển.
Bài tập 12 SBT trang 56.
Số đối của + 7 là – 7.
Số đối của 3 là – 3.
Số đối của – 5 là 5.
Số đối của – 2 là 27.
Số đối của – 20 là 20.
Dặn dò: Coi lại các bài tập đã làm.
IV. Rút kinh nghiệm:	
Tuần: 15 	Ngày soạn: 25/11/2012 
Tiết: 45 	Ngày dạy : 29/11/2012
THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP SỐ NGUYÊN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố kiến thức về thứ tự trong tập hợp số nguyên.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ so sánh, tìm các số nguyên thỏa yêu cẩu đưa ra.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, chủ động trong học tập.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, SBT, thước.
HS: SGK, đồ dùng học tập.
III. Các bước lên lớp:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: Muốn so sánh hai số nguyên ta làm như thế nào? Gía trị tuyệt đối của một số nguyên là gì?
Luyện tập:
Hoạt động GV - HS
Ghi bảng
- Bài 1: 
a. Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần: 5; - 105; - 5; 1; 0; - 3; 15.
b. Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: - 125; 21; 0; - 175; 4; - 2001; 2001.
- Để sắp xếp các số nguyên trên ta làm như thế nào?
- Muốn so sánh được các số nguyên âm ta đi so sánh điều gì?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét.
- Bài 2: Tìm các số nguyên x, biết:
a. – 3 < x < 5
b. – 7 < x - 2 
c. 0 < x 12
d. – 2 x 7
- Trên trục số ta thấy nững số nào lớn hơn – 3 nhưng nhỏ hơn 5?
- Vậy ta chọn những số nào?
- Trên trục số ta thấy nững số nào lớn hơn – 7 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng – 2?
- Vậy ta chọn những số nào?
- Trên trục số ta thấy nững số nào lớn hơn 0 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 12?
- Vậy ta chọn những số nào?
- Trên trục số ta thấy nững số nào lớn hơn hoặc bằng – 2 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 7?
- Vậy ta chọn những số nào?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét.
- Bài 3: Tính các giá trị biểu thức:
a. 
b. 
c. 
d. 
- Để tính được giá trị của các biểu thức trên ta phải tìm điều gì trước?
- Các số nguyên âm khi lấy giá trị tuyệt đối sẽ bằng gì?
- Sau khi lấy giá trị tuyệt đối thì các biểu thức trên trở lại các phép tính đã học.
 - Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét.
- Bài 1:
a. – 105; - 5; - 3; 0; 1; 5; 15
b. 2001; 21; 4; 0; - 125; -175; - 2001
- Bài 2: Tìm các số nguyên x, biết:
a. x {- 2; - 1; 0; 1; 2; 3; 4}
b. x {- 6; - 5; - 4; - 3; - 2}
c. x {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12}
d. x { - 2; - 1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}
- Bài 3: Tính các giá trị biểu thức:
a. = 25 – 5 = 20
b. = 125.4 = 500
c. = 136 : 17 = 8
d. = 375 + 25 = 400
Dặn dò: Coi lại các bài tập đã làm.
IV. Rút kinh nghiệm:	
Tuần: 16 	 Ngày soạn: 2/12/2012
Tiết: 46 	 Ngày dạy: 3/12/2012
CỘNG HAI SỐ NGUÊN CÙNG DẤU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: cũng cố lại quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu vào bài tập.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, chủ động trong học tập.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, SBT, thước.
HS: SGK, SBT, đồ dùng học tập.
III. Các bước lên lớp:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu.
Luyện tập:
Hoạt động của Thầy – Trò
Nội dung
- Gọi HS đọc đề bài tập 35 SBT trang 58.
- Câu a là phép cộng các số nguyên gi?
- Muốn cộng hai số nguyên dương ta làm như thế nào?
- Câu b, c là phép cộng các số nguyên gi?
- Muốn cộng hai số nguyên âm ta làm như thế nào?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc đề bài tập 36 SBT trang 58.
- Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là gì?
- Giá trị tuyệt đối của một số nguyên luôn là một số nguyên gì?
- Cho biết 
- Cho biết 
- Cho biết 
- Áp dụng quy tắc nào để tính?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc đề bài tập 38 SBT trang 59.
Vào một buổi trưa nhiệt độ ở Mát – xcơ – va là – 70C. Nhiệt độ đêm hôm đó ở Mát – xcơ – va là bao nhiêu biết nhiệt độ giảm 60C?
- Nhiệt độ giảm 60C thì ta có thể coi là tăng bao nhiêu 0C?
- Muốn tính nhiệt độ đêm hôm đó ta làm như thế nào?
- Ta áp dụng quy tắc nào để tính?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc đề bài tập 39 SBT trang 59.
a. x + (- 10) biết x = - 28 
b. (- 267) + y biết y = - 33
- Muốn tính được giá trị của các biểu thức trên ta làm như thế nào?
- Sau khi thay giá trị của x, y vào biểu thức ta làm sao?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài tập 35 SBT trang 58.
8500
– 16 
– 52 
Bài tập 36 SBT trang 58.
– 335 
35
58
Bài tập 36 SBT trang 59.
 Nhiệt độ giảm 60C thì ta có thể coi là tăng – 60C.
Nhiệt độ đêm hôm đó ở Mát – xcơ – va là: 
 (- 7) + (- 6) = - 13
Vậy nhiệt độ đêm hôm đó là – 130C.
Bài tập 39 SBT trang 59.
(- 28) + (- 10) = - 38 
(- 267) + (- 33) = - 300
Dặn dò: Coi lại các bài tập vừa làm.
IV. Rút kinh nghiệm:	
Tuần: 16 	 Ngày soạn: 2/12/2012
Tiết: 47 	 Ngày dạy: 3/12/2012
CỘNG HAI SỐ NGUÊN KHÁC DẤU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: cũng cố lại quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu vào bài tập.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, chủ động trong học tập.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, SBT, thước.
HS: SGK, SBT, đồ dùng học tập.
III. Các bước lên lớp:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
Luyện tập:
Hoạt động của Thầy – Trò
Nội dung
- Gọi HS đọc đề bài tập 42 SBT trang 59.
- Trong hai số đã cho, số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn?
- Dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn là dấu gì?
- Ta áp dụng quy tắc nào để tính?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc đề bài tập 43 SBT trang 59.
- Một số cộng vói 0 thì bằng bao nhiêu?
- Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là gì?
- Giá trị tuyệt đối của một số nguyên luôn là một số nguyên gì?
- Cho biết 
- Áp dụng quy tắc nào để tính?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc đề bài tập 44 SBT trang 59.
Tính và so sánh kết quả của:
a. 37 + (- 27) và (- 27) + 37
b. 16 + (- 16) và (- 105) + 105
- Muốn so sánh được kết quả ta phải làm gì?
- Ở đây là phép cộng hai số nguyên gì?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc đề bài tập 45 SBT trang 59.
So sánh:
a. 123 + (- 3) và 123
b. ( - 97) + 7 và (– 97)
c. (- 55) + (- 15) và (- 55)
- Muốn so sánh được kết quả ta phải làm gì?
- Ở đây là phép cộng hai số nguyên gì?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Từ bài tập 45 ta có nhận xét gì?
Bài tập 42 SBT trang 59.
14
– 30
– 350
Bài tập 43 SBT trang 59.
– 36
18
– 110
Bài tập 44 SBT trang 59.
a. 37 + (- 27) = 10
 (- 27) + 37 = 10
Vì 10 =10 nên 37 + (- 27) = (- 27) + 37
b. 16 + (- 16) = 0
 (- 105) + 105 = 0
Vì 0 = 0 nên 16 + (- 16) = (- 105) + 105 
Bài tập 45 SBT trang 59.
a. 123 + (- 3) = 120 < 123
b. ( - 97) + 7 = - 90 > – 97
c. (- 55) + (- 15) = - 70 < - 55
Dặn dò: Coi lại các bài tập vừa làm.
IV. Rút kinh nghiệm:	
Tuần: 16 	 Ngày soạn: 2/12/2012
Tiết: 48 	 Ngày dạy: 4/12/2012
CỘNG HAI SỐ NGUÊN 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: cũng cố lại quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu vào bài tập.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, chủ động trong học tập.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, SBT, thước.
HS: SGK, SBT, đồ dùng học tập.
III. Các bước lên lớp:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.
Luyện tập:
Hoạt động của Thầy – Trò
Nội dung
- Bài 1: Tính
a. (- 50) + (- 10)
b. 43 + (- 3)
c. (- 16) + (- 14)
d. 25 + (- 5)
e. (- 367) + (- 33)
g. (- 14) + 16
- Ở đây là phép cộng hai số nguyên gì?
- Áp dụng quy tắc nào để tính?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Bài 2: Nhiệt độ hiện tại của phòng ướp lạnh là – 50C. Nhiệt độ sắp tới tại đó là bao nhiêu,biết nhiệt độ giảm 70C so với hiện tại?
- Nhiệt độ giảm 70C thì ta có thể coi là tăng bao nhiêu 0C?
- Muốn tính nhiệt độ sắp tới ta làm như thế nào?
- Ta áp dụng quy tắc nào để tính?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Bài 3: Tính và so sánh kết quả của:
a. 55 + (- 35) và (- 55) + 35
b. (- 135) + 135 và 237 + (- 237)
- Muốn so sánh được kết quả ta phải làm gì?
- Ở đây là phép cộng hai số nguyên gì?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Bài 4: So sánh:
a. 515 + (- 15) và 515
b. ( - 87) + 17 và (– 87)
c. (- 39) + (- 21) và (- 39)
- Muốn so sánh được kết quả ta phải làm gì?
- Ở đây là phép cộng hai số nguyên gì?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Từ bài tập 4 ta có nhận xét gì?
- Bài 1: Tính
a. – 60
b. 40
c. – 30
d. 20
e. – 400
g. 2
- Bài 2:
 Nhiệt độ giảm 70C thì ta có thể coi là tăng – 70C.
Nhiệt độ sắp tới tại đó là: 
 (- 5) + (- 7) = - 12
Vậy nhiệt độ sắp tới tại đó là – 120C.
- Bài 3:
a. 55 + (- 35) = 20
 (- 55) + 35 = - 20
Vì 20 > - 20 nên 55 + (- 35) > (- 55) + 35
b. (- 135) + 135 = 0
 237 + (- 237) = 0
Vì 0 = 0 nên (- 135) + 135 = 237 + (- 237)
- Bài 4:
a. 515 + (- 15) = 500 < 515
b. ( - 87) + 17 = - 70 > – 87
c. (- 39) + (- 21) = - 60 < - 39
Dặn dò: Coi lại các bài tập vừa làm.
IV. Rút kinh nghiệm:	
Tuần: 17 	 Ngày soạn: 9/12/2012
Tiết: 49 	 Ngày dạy: 10/12/2012
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố lại kiến thức về ba điểm thẳng hàng, đoạn thẳng, đường thẳng, vẽ tia, trung điểm của doạn thẳng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ hình, nhận biết trung điểm của đoạn thẳng.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, chủ động trong học tập.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, thước thẳng chia khoảng.
HS, SGK, đồ dùng học tập.
III. Các bước lên lớp:
Ổ định:
Kiểm tra bài cũ: 
Luyện tập:
Hoạt động GV - HS
Ghi bảng
- Qua mấy điểm thì ta vẽ được đường thẳng?
- Thế nào là ba điểm thẳng hàng? Ba điểm không thẳng hàng?
- Thế nào là một tia gốc O?
- Đoạn thẳng AB là gì?
- Trung điểm của đoạn thẳng là gì?
- Nêu cách vẽ một đoạn trên tia, vẽ hai đoạn thẳng trên tia.
- Trên tia Ox hãy vẽ hai đoạn thẳng AB và AC sao cho AB = 2cm, AC = 5cm.
- Điểm M gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB thì phải đáp ứng mấy điều kiện?
- Bài 1: Gọi F là một điểm của đoạn thẳng DE. Biết DE = 8cm, DF = 3cm. So sánh DF với FE. 
F là một điểm của đoạn thẳng DE thì cho ta điều gì?
Muốn so sánh được DF với FE ta phải có điều gì?
Độ dài FE có chưa?
Gọi HS thực hiện.
HS khác nhận xét.
GV điều chỉnh và cho ghi vở.
- Bài 2: Trên tia Ox, vẽ hai đoạn thẳng OA và OB sao cho OA = 3cm, OB = 6cm. Tính AB. So sánh OA và AB. Điểm A có là trung diểm của OB không? 
- Gọi HS lên vẽ hình.
- Trong ba điểm O, A, B thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
- Điểm A nằm giữa cho ta điều gì?
- Muốn so sánh được OA và AB ta phải có điều gì?
- Độ dài AB có chưa?
Gọi HS thực hiện.
HS khác nhận xét.
GV điều chỉnh và cho ghi vở.
- Bài tập 1:
Vì F nằm giữa D và E nên:
 DF + FE = DE
Thay DF = 3cm, DE = 8cm, ta có:
 3 + FE = 8
 FE = 8 – 3 
 FE = 5 cm
Vậy DF < FE.
- Bài 2: 
Điểm A nằm giữa hai điểm O và B nên:
 OA + AB = OB
Thay OA = 3cm, OB = 6cm ta có:
 3 + AB = 6
 AB = 6 – 3 = 3cm
Vậy OA = AB.
Điểm A có là trung điểm của OB vì A nằm giữa O, B và OA = AB. 
Dặn dò: Coi lại các bài tập đã làm, học bài chuẩn bị thi HKI.
IV. Rút kinh nghiệm:	
Tuần: 17 	 Ngày soạn: 9/12/2012
Tiết: 50 	 Ngày dạy: 10/12/2012
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố lại kiến thức về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa, thứ tự thực hiện phép tính. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng áp dụng các quy tắc vào bài tập.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, chủ động trong học tập.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, thước thẳng.
HS, SGK, đồ dùng học tập.
III. Các bước lên lớp:
Ổ định:
Kiểm tra bài cũ: 
Luyện tập:
Hoạt động GV - HS
Ghi bảng
- Bài 1: Thực hiện phép tính:
a) 4 . 52 – 16 : 23 
b) 23 . 21 – 23 . 17 
c) 27 . 141 + 59 . 27 
d) 11 . 85 + 15 . 11 – 120 
e) 70 – [40 – (7 – 2)2] 
f) 43 : 42 + 33 . 32
g) (39 . 42 – 37 . 39) : 39
- Câu a, b, f ta thực hiện phép tính nào trước?
- Tiếp theo thực hiện phép tính nào?
- Hai tích đầu của câu c, d có số nào giống nhau?
- Ta áp dụng tính chất nào để tính?
- Câu e ta thực hiện phép tính trong ngoặc nào trước?
- Trong ngoặc tròn có những phép tính nào?
- Ta thực hiện phép tính nào trước?
- Tiếp theo ta thực hiện phép tính trong ngoặc nào?
- Cuối cùng thực hiện phép tính trong ngoặc nào?
- Trong ngoặc của câu g có số nào giống nhau?
- Ta áp dụng tính chất nào để tính?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- Bài 2: Tìm số tự nhiên x, biết:
123 – 5 . (x + 4) = 38 
5 + 2 . x = 35 : 33 
* Câu a:
- Ta xem 5(x + 4) là một số trừ, vậy muốn tính 5(x + 4) ta làm như thế nào?
- Sau khi tính được 5(x + 4), thì ta tính gì tiếp theo?
- Sau khi tính được x + 4, thì x là số gì trong phép cộng?
- Muốn tìm số số hạng chưa biết ta làm sao?
* Câu b:
- Ta tính điều gì trước?
- Tiếp theo ta tính gì?
- Sau khi tính được 2x, thì x là số gì trong phép nhân?
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm sao?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- Bài 1: Thực hiện phép tính:
a. 98
b. 32
c. 270
d. 980
e. 55
f. 247
g. 5
- Bài 2: Tìm số tự nhiên x, biết:
a) 123 – 5 . (x + 4) = 38 
 5 . (x + 4) = 123 – 38 
 5 . (x + 4) = 85
 x + 4 = 17
 x = 17 – 4 = 13 
b) 5 + 2 . x = 35 : 33 
 5 + 2 . x = 32
 5 + 2 . x = 9
 2 . x = 9 – 5 = 4 
 x = 4 : 2 = 2 
4: Hướng dẫn về nhà: Xem lại các bài tập đã được làm.
IV. Rút kinh nghiệm:	
Tuần: 17 	 Ngày soạn: 9/12/2012
Tiết: 51 	 Ngày dạy: 11/12/2012
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố lại kiến thức về ƯCLN, BCNN, cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng áp dụng các quy tắc vào bài tập.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, chủ động trong học tập.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, thước thẳng.
HS, SGK, đồ dùng học tập.
III. Các bước lên lớp:
Ổ định:
Kiểm tra bài cũ: 
Luyện tập:
Hoạt động GV - HS
Ghi bảng
- Bài 1: Số học sinh khối 6 của một trường trong khoảng từ 200 dến 400, khi xếp hàng 12, hàng 15, hàng 18 đều thừa 5 học sinh. Tính số học sinh đó?
- Gọi HS phân tích đề bài.
- Nếu gọi a là số học sinh thì điều kiện của a là gì?
- Khi xếp hàng lại dư 5 HS thì số học sinh còn lại là gì của số hàng?
- Muốn tìm BC của 12, 15, 18 ta làm sao?
- Cho HS làm bài tập theo nhóm.
- Gọi dại diện nhóm lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- Bài 2: Đội văn nghệ của một trường gồm 60 nam và 72 nữ về một huyện để biểu diễn. Muốn phục vụ được nhiều xã hơn, đội dự định chia thành tổ và phân phối nam nữ cho đều vào các tổ. Hỏi có thể chia thành nhiều nhất thành mấy tổ? Khi đó mỗi tổ có mấy nam, mấy nữ?
- Số tổ muốn chia là gì của số nam và số nữ?
- Muốn tìm ƯCLN của 60 và 72 ta phải làm như thế nào?
- Sau khi phân tích thành tích các thừa số nguyên tố ta phải đi tìm điều gì?
- Các số 60 và 72 có thừa số nguyên tố chung hay không?
- Khi lập tích các thừa số ta phải lấy số mũ như thế nào?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- Bài 3: Tính:
a. (+ 33) – (- 46) + ( - 32) – (+ 15)
b. (- 54) + (+ 39) - (+ 10) + (- 85)
c. ( - 34) + (- 84) – (- 54) + (- 1)
- Hãy dùng quy tắc bỏ dấu ngoặc để bỏ dấu ngoặc trong các biểu thức trên.
- Khi bỏ dấu ngoặc cần chú ý điều gì? 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- Bài 1:
Gọi a là số học sinh của khối 6. Theo đề bài ta có:
a – 5 12, a - 5 15, a - 5 18 và 195 a 395. 
 Nên a - 5 BC(12; 15; 18) và 195 a 395
Mà BCNN(12; 15; 18) = 180 
Nên BC(12; 15; 18) = B(180) = {0; 180; 360; 540;...}
Vì 195 a 395 nên a – 5 = 360 hay a = 365.
 Vậy số HS khối 6 là 365 HS. 
- Bài 2: 
Gọi số tổ có thể chia là a. 
60 a, 72 a và a nhiều nhất 
Nên a là ƯCLN(60; 728)
 60 = 22 . 3 . 5
 72 = 23 . 32
ƯCLN(60; 72) = 22 . 3 = 12
Vậy đội văn nghệ có thể chia nhiều nhất 12 tổ.
Số nam mỗi tổ là: 60 : 12 = 5 nam
Số nữ mỗi tổ là: 72 : 12 = 6 nữ
- Bài 3: Tính:
a. 32
b. – 110 
c. - 65
Dặn dò: Coi lại các bài tập đã làm, học bài chuẩn bị thi HKI.
IV. Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docPHU DAO TOAN 6 TUAN 1517.doc