Giáo án Sinh học nâng cao Lớp 11 - Tiết 7, Bài 7: Bộ máy quang hợp

Giáo án Sinh học nâng cao Lớp 11 - Tiết 7, Bài 7: Bộ máy quang hợp

A Mục tiêu bài học

1 Kiến thức

- Giải thích được mối liên quan chặt chẽ giữa hình thái, giải phẫu lá,lục lạp với chức năng quang hợp.

- Phân biệt được các sắc tố thành phần về cấu trúc hóa học và chức năng trong hệ sắc tố quang hợp của thực vật.

2 Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát,phân tích hình ảnh

3 Thái độ

- Yêu thích khoa học,biết vận dụng khoa học vào việc giải thích các hiện tượng sinh học và trồng trọt.

B Trọng tâm bài dạy: Trọng tâm từng phần

C Chuẩn bị

1 GV: sgk, sgv, hình phóng to 7.1,7.2 và 7.3 sgk , phiếu học tập

2 HS: sgk, phiếu học tập, trả lời câu hỏi của GV

 

doc 2 trang Người đăng vanady Lượt xem 3139Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học nâng cao Lớp 11 - Tiết 7, Bài 7: Bộ máy quang hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:16/10
 Ngày dạy :18/10
Tiết 7 Bài 7 BỘ MÁY QUANG HỢP
A Mục tiêu bài học
1 Kiến thức
- Giải thích được mối liên quan chặt chẽ giữa hình thái, giải phẫu lá,lục lạp với chức năng quang hợp.
- Phân biệt được các sắc tố thành phần về cấu trúc hóa học và chức năng trong hệ sắc tố quang hợp của thực vật.
2 Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát,phân tích hình ảnh
3 Thái độ
- Yêu thích khoa học,biết vận dụng khoa học vào việc giải thích các hiện tượng sinh học và trồng trọt.
B Trọng tâm bài dạy: Trọng tâm từng phần
C Chuẩn bị
1 GV: sgk, sgv, hình phóng to 7.1,7.2 và 7.3 sgk , phiếu học tập
2 HS: sgk, phiếu học tập, trả lời câu hỏi của GV
D Các hoạt động dạy và học
 1 Ôâån định lớp
 2 KTBC:câu 1,2,3SGK
 3 Bài mới:
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
- Phân tích hình 7.1 để thấy cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp ?
- Hình dạng và hướng lá?
- Phân tích từng mô theo thứ tự từ trên xuống dưới ?
- Biểu bì ?
- Mô dậu ?
- Mô khuyết?
- Hệ mạch dẫn ?
- Biểu bì dưới ?
Phân tích hình 7.2 để thấy lục lạp phù hợp với chức năng thực hiện pha sáng, pha tối của quang hợp ?
Hạt grana? Pha sáng diễn ra ở đâu?
Các túi dẹp tilacôit ?
Cơ chất strôma ?
Có mấy nhóm sắc tố ?
Nhóm sắc tố chính ?
cấu tạo clorophyl a ?
cấu tạo clorophyl b ?
Nhóm sắc tố phụ ?
- Nhóm sắc tố của thực vật bậc thấp?
- Phân biệt sự khác nhau giữa các nhóm sắc tố đó.
- Vai trò của các nhóm sắc tố quang hợp ?
- Vai trò clorophyl ?
- Vai trò carôtenôit ?
- Vai trò phicôbilin ?
HS quan sát hình 7.3 phân tích, giải thích lá cây có màu xanh lục ?
I Lá –cơ quan quang hợp
- Lá có dạng bản, luôn hướng bề mặt vuông góc với tia nắng để nhận được nhiều ánh sáng nhất
- Lớp trên cùng là biểu bì bảo vệ lá chống mất nước.
- Kế đến là mô dậu chứa vô số lục lạp chức năng quang hợp.
- Dưới mô dậu là mô khuyết chứa nhiều khoảng trống gian bào chứa các nguyên liệu quang hợp.
- Xen kẽ trong các mô là hệ mạch dẫn dày đặc vận chuyển sản phẩm quang hợp.
- Dưới cùng là biểu bì dưới chứa nhiều khí khổng để trao đổi khí và hơi nước.
II Lục lạp – bào quan thực hiện chức năng quang hợp
1 Hạt grana: Nơi diễn ra pha sáng
Gồm các tilacôit chứa hệ sắc tố, các chất truyền điện tử và các trung tâm phản ứng.
Các hạt grana sắp xếp xen kẽ nhau để hấp thụ năng lượng ánh sáng nhiều nhất
Các túi dẹp tilacôit xếp chồng lên nhau làm cho hệ sắc tố,hệ enzim và các chất truyền điện tử thực hiện nhanh những dây truyền phản ứng
2 Cơ chất strôma:nơi diễn ra pha tối
Là thể keo có độ nhớt cao,trong suốt và chứa nhiều enzim cacbôxi hóa
III Hệ sắc tố quang hợp
1 Các nhóm sắc tố 
a Nhóm sắc tố chính ( clorophyl )
Clorophyl a : C55H72O5N4Mg
Clorophyl b : C55H70O6N4Mg
b Nhóm sắc tố phụ ( carôtenôit )
Carôten :C40H56
Xantôphyl : C40H56On ( 1-6 )
c Nhóm sắc tố của thực vật bậc thấp ( phicôbilin )
Phicôeritrin : C34H47N4O8
Phicôxianin : C34H42N4O9
2 Vai trò của các nhóm sắc tố quang hợp
a / Nhóm clorophyl hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở vùng đỏ và vùng xanh tím sẽ chuyển năng lượng thu được từ các phôton ánh sáng cho quá trình quang phân li nước và các phản ứng quang hóa để hình thành ATP và NADPH 
b/ Nhóm carôtenôit sau khi hấp thụ ánh sáng truyền năng lượng thu được cho clorophyl
c/ Nhóm phicôbilin hấp thụ ánh sáng ở vùng sóng ngắn dưới tán rừng hoặc lớp nước sâu
Lá cây có màu lục vì clorophyl không hấp thụ phổ màu lục
4 Củng cố:
Câu 5: Những cây lá có màu đỏ có QH không ? tại sao ?
 Phân biệt cấu trúc và vai trò của các nhóm sắc tố ?
5 Dặn dò: 
Học bài theo câu 1,2,3,4 sgk, vẽ hình 7.1,7.2 và 7.3 sgk. Đọc bài đọc thêm xem bài mới
E Rút kinh nghiệm bài soạn giảng

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 7.doc