Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 31: Tiếng Việt Chương trình địa phương phần tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 31: Tiếng Việt Chương trình địa phương phần tiếng Việt

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hệ thống hóa từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng trong giao tiếp ở địa phương.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức: Các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích

2. Kĩ năng: Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích

3. Thái độ: Sử dụng từ ngữ đúng hoàn cảnh giao tiếp.

C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 2113Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 31: Tiếng Việt Chương trình địa phương phần tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8	 Ngày soạn: 14/10/2012
Tiết PPCT: 31 Ngày dạy : 16/10/2012
Tiếng Việt: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hệ thống hóa từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng trong giao tiếp ở địa phương.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: Các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích 
2. Kĩ năng: Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích 
3. Thái độ: Sử dụng từ ngữ đúng hoàn cảnh giao tiếp.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: Ngôn ngữ tiếng Việt rất phong phú, sự phong phú đó thể hiện ở rất nhiều khía cạnh trong đó có hệ thống từ ngữ địa phương.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
CỦNG CỐ KIÊN THỨC 
GV: Thế nào là từ ngữ địa phương? Từ toàn dân? Ví dụ?
LUYỆN TẬP
Yêu cầu HS kẻ bảng trong Sgk tr 91 vào vở.
Tìm các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân trong bảng?
 HS trình bày phần chuẩn bị của bản thân.
Gv nhận xét.
Bài 2 tr 92. Sưu tầm một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác?
 HS trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét.
Bài 3: Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt của địa phương em?
 HS trình bày, HS khác nhận xét.
Gv nhận xét.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
GV: Hướng dẫn công việc trước để hs có thời gian chuẩn bị cho bài chương trình địa phương phần Văn tháng sau: Gợi hướng sưu tầm tư liệu, mặt khác cung cấp tư liệu mình có thể tạo điều kiện cho hs lựa chọn, hệ thống hoá. GV thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra quá trình chuẩn bị của hs 
I.CỦNG CỐ KIÊN THỨC:
1.Từ toàn dân
2.Từ địa phương
II. LUYỆN TẬP
1.Bảng thống kê từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt tương đương với từ toàn dân.
STT
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ được dùng ở địa phương
1
Cha
Bố
2
Mẹ
Mẹ
3
ông nội
ông nội
4
Bà nội
Bà nội
5
ông ngoại
ông ngoại
6
Bà ngoại
Bà ngoại
7
Bác (anh trai của cha)
Bác
8
Bác (vợ anh trai của cha)
Bác
9
Chú (em trai của cha)
Chú
10
Thím (vợ của chú)
Thím
11
Bác (chị gái của cha)
Bác
12
Bác (chồng chị gái của cha)
Bác
13
Cô (em gái của cha)
Cô
14
Chú (chồng em gái của cha)
Dượng
15
Bác (anh trai của mẹ)
Bác
16
Bác (vợ anh trai của mẹ)
Bác
17
Cậu (em trai của mẹ)
Cậu
18
Mợ (vợ em trai của mẹ)
Mợ
19
Bác (chị gái của mẹ)
Bác 
20
Bác (chồng chị gái của mẹ)
Bác
21
Dì (em gái của mẹ)
Dì
22
Chú (chồng em gái của mẹ)
Dượng
23
Anh trai
Anh trai
24
Chị dâu (vợ của anh trai)
Chị dâu
25
Em trai 
Em trai
26
Em dâu (vợ của em trai)
Em dâu
27
Chị gái
Chị gái
28
Anh rể (chồng của chi gái)
Anh rể
29
Em gái 
Em gái
30
Em rể (chồng của em gái)
Em rể
31
Con
Con
32
Con dâu (vợ của con trai)
Con dâu
33
Con rể (chồng của con gái)
Con rể
34
Cháu (con của con)
Con 
2.Các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác:
- mẹ: bầm, u, má
- anh cả: anh hai
- bố: tía, ba
3- Một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích: 
 Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con
 “Má ơi đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu”
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Học bài
* Bài mới: Soạn bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 
E. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8 van 8 tiet 31.doc