Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 1, Bài 1+2: Mở đầu Sinh học - Năm học 2013-2014

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 1, Bài 1+2: Mở đầu Sinh học - Năm học 2013-2014

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận dạng được vật sống và vật không sống

- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, sinh sản, cảm ứng.

- Nêu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của thực vật nói riêng.

- Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng so sánh.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và yêu thích môn học.

 II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên

Tranh vẽ hình ảnh một số nhóm sinh vật.

Bảng phụ kẻ bảng SGK:

2. Học sinh:

Sưu tầm tranh ảnh một số nhóm sinh vật.

Kẻ bảng SGK vào vở bài tập

III. PHƯƠNG PHÁP:

Động não, Đàm thoại gợi mở

 IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Khởi động.

 Giới thiệu bài.

 Gv sử dụng phần thông tin có ở đầu bài để giới thiệu bài .

 3. Bài mới.

Hoạt Động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống. ( 13)

 Mục tiêu:

- Nhận dạng được vật sống và vật không sống

- Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 1, Bài 1+2: Mở đầu Sinh học - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/8/2013
Ngày giảng: 19/8: 6A1, 6A2
Tiết 1 bài 1,2: Mở Đầu Sinh Học
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận dạng được vật sống và vật không sống
- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, sinh sản, cảm ứng.
- Nêu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của thực vật nói riêng. 
- Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng so sánh.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và yêu thích môn học.
 	II. chuẩn bị:
	1. Giáo viên
Tranh vẽ hình ảnh một số nhóm sinh vật.
Bảng phụ kẻ bảng SGK:
2. Học sinh: 
Sưu tầm tranh ảnh một số nhóm sinh vật.
Kẻ bảng SGK vào vở bài tập
III. Phương pháp:
Động não, Đàm thoại gợi mở
 	IV. Tổ chức dạy học:
	1. ổn định tổ chức:
	2. Khởi động.
	Giới thiệu bài.
 	Gv sử dụng phần thông tin có ở đầu bài để giới thiệu bài .
	3. Bài mới.
Hoạt Động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống. ( 13’)
	Mục tiêu:
- Nhận dạng được vật sống và vật không sống
- Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.
	Tiến hành:
hoạt động của gv
hoạt động của hs
- Gv cho một số học sinh lấy các ví dụ về đồ vật xung quanh ta. Gv ghi nhanh lên bảng (Khi ghi lên bảng các ví dụ Gv nên ghi thành 2 cột; một cột vật sống và một cột vật không sống)
- Gv từ các ví dụ mà học sinh đưa ra chọn lấy 2 ví dụ (Một vật sống và một vật không sông) rồi yêu cầu học sinh dựa và hai ví dụ đó trả lời câu hỏi:
 Vật sống khác vật không sống ở những điểm nào ?
+ Bằng cách nào phân biệt được vật sống và vật không sống?
Nhận xét, cho học sinh kết luận
Lấy các ví dụ gần gũi xung quanh ta.
- Độc lập làm việc trả lời câu hỏi. Học sinh bổ sung câu trả lời cho nhau rồi từ đó rút ra kết luận.
Kết Luận:
Vật sống là vật có quá trình lớn lên ,sinh sản và trao đổi chất với môi trường còn vật không sống thì không có.
Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ thể sống. ( 12’)
	Mục tiêu:
- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, sinh sản, cảm ứng.
Đồ dùng dạy học:
- Bảng SGK-6
Tiến hành:
- Hướng dẫn học sinh quan sát kĩ bảng trang 6 sgk (Gv giải thích kỉ tiêu đề cột 6,7 cho học sinh)
- Gv cho học sinh đáp án đúng của bảng.
- Gv yêu cầu học sinh dựa vào bảng vừa hoàn thành trả lời câu hỏi:
 *Cơ thể sống có những đặc điểm gì ?
Nhận xét, chốt đáp án
- học sinh hoàn thành bảng theo nhóm --> Đại diện một nhóm thể hiện ý kiến của nhóm mình lên bảng phụ của Gv. Học sinh khác xem xét rồi nhận xét ,bổ sung. 
Học sinh tự hoàn chỉnh bảng cá nhân.
- Độc lập làm việc trả lời câu hỏi. Rồi rút ra kết luận.
Kết luận:
Cơ thể sống có đặc điểm chung là:
- Có quá trình TĐc với môi trường.
- Có quá trình lớn lên( sinh trưởng và phát triển)
- Sinh sản: Sự ra hoa kết quả 
- Cảm ứng: VD: hiện tượng cụp lá của cây xấu hổ
Hoạt động 3: nhiệm vụ của sinh học. ( 14’)
Mục tiêu:
- Nêu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của thực vật nói riêng. 
Tiến hành:
- Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu thông tin mục 2 trả lời các câu hỏi:
Nhiệm vụ của sinh học là gì?
Nhiệm vụ của TV học là gì? 
Nhận xét, kết luận
- Làm việc độc lập.
- 1 số học sinh trả lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét bổ sung.
Kết luân:
*Nhiệm vụ của sinh học: Nghiên cứu các đặc điểm của cơ thể sống: hình thái, cấu tạo, hoạt động sống, mối quan hệ giữa các sinh vật và môi trường,ứng dụng thực tiễn đời sống.
*TV học có nhiệm vụ: Nghiên cứu tổ chức cơ thể cùng các đặc điểm hình thái, cấu tạo, các hoạt động sống của thực vật, đa dạng của TV, vai trò của TV trong TN và trong đời sống con người.
4. Tổng kết và hướng dẫn về nhà: ( 5’)
Yêu cầu học sinh hoàn thành câu hỏi 3 trang 9 SGK -> thu bài của1 số học sinh để chấm.
Học bài, trả lời các câu hỏi.
Kẻ sẵn bảng trang 11.
Tìm các tranh ảnh về phong cảnh cho bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Sinh 6.doc