_ Thế nào là so sánh?
_ Lấy ví dụ minh hoạ?
_ Nêu cấu tạo của phép so sánh?
_ Phân tích cấu tạo của phép so sánh trong ví dụ trên?
_ Kể tên các kiểu so sánh? Những từ ngữ so sánh thuộc các kiểu đó?
Lớp Tiờt TKB Ngày dạy sĩ số Vắng 6A 6B ôn luyện về so sánh A. Mục tiêu bài học: _ Củng cố và mở rộng kiến thức về biện pháp so sánh. _ Luyện giải một số bài tập về biện pháp so sánh. B. Nội dung kiến thức: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò _ Thế nào là so sánh? _ Lấy ví dụ minh hoạ? _ Nêu cấu tạo của phép so sánh? _ Phân tích cấu tạo của phép so sánh trong ví dụ trên? _ Kể tên các kiểu so sánh? Những từ ngữ so sánh thuộc các kiểu đó? _ Phép so sánh có những tác dụng nào? Bài tập 1: Phân tích cấu tạo của phép so sánh trong những câu dưới đây: a. An Dương thua trận chạy ra, Triệu quân bằng cát hằng hà đuổi theo. ( Thiên Nam ngữ lục ) b. áo chàng đỏ tựa ráng pha, Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. ( Chinh phụ ngâm ) c. Thân em như ớt trên cây Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng. ( Ca dao ) Bài tập 2: Tìm từ ngữ so sánh trong những câu dưới đây và cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào? a. Gió thổi là chổi trời Nước mưa là cưa trời ( Tục ngữ ) b. Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen. ( Ca dao ) c. Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. ( Ca dao ) d. Nơi Bác nằm, rộng mênh mông, Chừng như năm tháng, non sông tụ vào. ( Giang Quân ) e. Thà rằng ăn bát cơm rau Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời. ( Ca dao _ So sánh không ngang bằng. I. Lý thuyết: 1. Định nghĩa: So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ: Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. 2. Cấu tạo của phép so sánh: 4 phần _ Vế A ( sự vật, sự việc được so sánh). _ Phương diện so sánh. _ Từ ngữ so sánh. _ Vế B ( sự vật, sự việc dùng để so sánh). Ví dụ: Vế A Phương diện so sánh Từ ngữ so sánh Vế B Cầu Thê Húc cong cong như con tôm 3. Các kiểu so sánh: 2 kiểu _ So sánh ngang bằng: là, như, y như, giống như, tựa như, tựa như là, bao nhiêu bấy nhiêu, _ So sánh không ngang bằng: hơn, hơn là, không bằng, chưa bằng, chẳng bằng, 4. Tác dụng của phép so sánh: _ Tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động. _ Tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. II. Bài tập: Bài tập 1: a. _ Vế A: Triệu quân _ Vế B: cát _ T: bằng b. _ Vế A: áo chàng, ngựa chàng _ Vế B: ráng pha, tuyết in _ T: tựa, như là _ PD: đỏ, sắc trắng c. _ Vế A: Thân em _ Vế B: ớt trên cây _ T: như _ PD: ẩn ( số phận trớ trêu, đầy nghịch lí ) Bài tập 2: a. _ Từ ngữ so sánh: là _ So sánh ngang bằng. b. _ Từ ngữ so sánh: như _ So sánh ngang bằng. c. _ Từ ngữ so sánh: bao nhiêu bấy nhiêu _ So sánh ngang bằng. d. _ Từ ngữ so sánh: chừng như _ So sánh ngang bằng. e. _ Từ ngữ so sánh: còn hơn _ So sánh không ngang bằng.
Tài liệu đính kèm: