I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Học sinh:
- Hiểu được Mô-pa-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản.
- Qua đó giáo dục cho HS lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra là lòng thương yêu con người.
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng, theo mạch cốt truyện.
II. CHUẨN BỊ:
- HS làm các yêu cầu đã dặn.
- GV tóm tắt văn bản
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định: 9a /39 (vắng ) 9b /39(vắng )
2. Bài cũ: - Nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”đã hiện ra trước mắt người đọc qua nghệ thuật miêu tả của Đi-phô như thế nào?
- Tại sao lại gọi anh ta là vị chúa đảo? Qua việc miêu tả, ta đã thấy thấp thoáng những phẩm chất, tính cách gì của nhân vật?
3. Bài mới : Giới thiệu bài: Ở lớp 6,7,8 các em đã học những văn bản nào của những tác giả nào thuộc văn học Pháp? -> Dẫn dắt vào bài mới.
Ngày soạn: 01/04/10 Ngày dạy: 03/04/10 Tiết 150, 151: BỐ CỦA XI MÔNG Mô-pa-xăng I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Học sinh: - Hiểu được Mô-pa-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản. - Qua đó giáo dục cho HS lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra là lòng thương yêu con người. - Rèn kỹ năng phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng, theo mạch cốt truyện. II. CHUẨN BỊ: - HS làm các yêu cầu đã dặn. - GV tóm tắt văn bản III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định: 9a /39 (vắng ) 9b /39(vắng ) 2. Bài cũ: - Nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”đã hiện ra trước mắt người đọc qua nghệ thuật miêu tả của Đi-phô như thế nào? - Tại sao lại gọi anh ta là vị chúa đảo? Qua việc miêu tả, ta đã thấy thấp thoáng những phẩm chất, tính cách gì của nhân vật? 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Ở lớp 6,7,8 các em đã học những văn bản nào của những tác giả nào thuộc văn học Pháp? -> Dẫn dắt vào bài mới. TIẾT 1 * Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả,tác phẩm - Cho Hs đọc chú thích * Sgk/142. + Tóm tắt những nét chính về tác giả Guy đơ Mô-pa-xăng? - Ngoài những ý có trong Sgk, GV cung cấp cho Hs một số thông tin về tác giả. (Là nhà văn Pháp. Cha ông thuộc dòng dõi quý tộc đã sa sút. Khi chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ (1970), ông nhập ngũ. Sau chiến tranh, do hoàn cảnh gia đình , ông lên Pa-ri kiếm ăn, làm việc ở bộ hải quan và giáo dục. Sáng tác thơ văn.) - Em biết gì về văn bản “Bố của Xi-mông”? * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc-hiểu văn bản - Yêu đọc giọng chú ý phân biệt lời kể chuyện tả cảnh, giọng nói, lời đối thoại của Xi-mông, bác Phi-líp và chị Blăng-sốt. GV cùng HS đọc toàn văn bản một lần, nhận xét cách đọc. + Giải thích các từ khó. - Xác định ngôi kể? + ( ngôi thứ 3 ) - Văn bản có thể chia bố cục như thế nào? Nêu nội dung từng phần? + Từ đầukhóc hoài: Tâm trạng tuyệt vọng của Xi-mông. + Tiếp .một ông bố: Xi-mông gặp bác Phi-líp. – Tiếp ..bỏ đi rất nhanh: Phi-líp đưa Xi-mông về nhà,bác gặp chi Blăng-sốt. + Còn lại: Câu chuyện ở trường sáng hôm sau. - Chuyện kể theo trình tự nào? + Tóm tắt nội dung chính. - Chuyển ý: Xi-mông là một bé trai, độ 7-8 tuổi, con chị Blăng-sốt. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần vụng dại. Nó không biết bố mình là ai. Mẹ nó chưa bao giờ nói với nó về chuyện này. Bạn bè trong trường thường hay trêu chọc vì nó không có bố. Nó đau khổ lắm, đến mức . + Đọc đoạn 1. - Đoạn văn kể,tả lại chuyện gì, cảnh gì? - Xi-mông ra bờ sông để làm gì? Vì sao em bỏ ý định nhảy xuống sông tự tử? * Thảo luận 5p: Tâm trạng Xi-mông được thể hiện bằng những biện pháp nghệ thuật nào? Sự thể hiện đó có phù hợp với tâm lý lứa tuổi của em không? Chi tiết, hình ảnh nào chứng tỏ điều đó? TIẾT 2: Ổn định: - Khái quát tiết 1 – chuyển y.ù * Hoạt động 2: (TT) + Đọc diễn cảm đoạn văn:Bỗng một bàn tay chắc nịch .bỏ đi rất nhanh. - Xi-mông tỏ thái độ ntn khi bất ngờ gặp bác Phi-líp ở bờ sông? - Câu trả lời nghẹn ngào trong tiếng khóc cố kìm nén chứng tỏ tâm trạng gì của em lúc này? * Thảo luận 3p: Khi gặp mẹ, tại sao bé Xi-mông lại oà khóc. Những câu nói, câu hỏi của bé đối với bác Phi-líp ngay sau đó nói lên điều gì? + Đọc đoạn cuối cùng. - Tại sao trước những lời trêu cợt và tiếng ười ác ý của lũ bạn ở trường, Xi-mông đầu tiên quát vào mặt chúng mạnh mẽ như ném một hòn đá? Sau đó lại không trả lời gì hết? Trong lòng em, khi ấy đã có những suy nghĩ và tình cảm gì hướng về người bố mới-bác thợ rèn Phi-líp? - Tóm lại, em có nhận xét gì về nhân vật Xi-mông? - Theo em, chị Blăng-sốt có phải là người phụ nữ xấu không? - Việc tác giả tả sơ qua vài nét hình dáng chị qua cái nhìn của bác Phi-líp có ý nghĩa gì? - Thái độ và tình cảm của chị khi ôm con vào lòng. Nhà văn đã diễn tả sự xấu hổ, tủi nhục của chị đến mức độ như thế nào? - Trước câu hỏi ngây thơ của con, thái độ của chị như thế nào? - Ta có thể nói gì về người phụ nữ, người mẹ trẻ này? - Qua đoạn tả chân dung Phi-líp, em có cảm tình với nhân vật này không?Vì sao? - Tại sao bác Phi-líp đột nhiên rụt rè, ấp úng khi nói với chị Blăng-sốt? - Tại sao bác nhanh chóng nhận lời khi làm bố của Xi-mông? Đây có phải là câu đùa để dỗ dành, an ủi một đứa trẻ con của một người đàn ông tốt bụng? * Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết - Khái quát diễn biến tâm trạng của 3 nhân vật chính trong đoạn trích,qua đó nhân xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả? - Tác giả muốn nhắn nhủ điều gì qua thái độ và hành động của lũ trẻ bạn Xi-mông? + Đọc ghi nhớ sgk/144. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: (Sgk) 2. Tác phẩm: (Sgk) II. Đọc- hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu từ khó 2. Bố cục: 4 phần 3. Phân tích a. Nhân vật Xi-mông. * Tâm trạng ở bờ sông. - Đau khổ, bỏ ra bờ sông định tự tử. - Trước cảnh đẹp thiên nhiên quên đi chuyện đau khổ, muốn ngủ, rồi muốn chơi đùa. - Chợt nhớ mẹ, em lại khóc. -> Tâm trạng nhân vật thiếu nhi rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi. =>Tuyệt vọng, bất lực. * Tâm trạng khi gặp bác Phi-líp và khi về đến nhà. - Được dịp trút nỗi lòng đau khổ ngây thơ của mình. - Trả lời bác bác thợ: giọng ngẹn ngào trong tiếng nấc. - Gặp mẹ: đau đớn, buồn tủi, ôm cổ mẹ và oà khóc. - Hỏi bác: “Bác có muốn làm bố của cháu không?”. -> Khao khát có bố của bé nhất định phải thực hiện. => Là nhân vật đáng thương, tình cờ cuộc sống đem lại hạnh phúc cho em. b. Nhân vật Blăng-sốt. - Cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình - Ôm con, nghe con khóc, má đỏ ửng, tê tái đến tận xương tuỷ, - Hôn con, nước mắt lã chã tuôn rơi. - Trước câu hỏi ngây thơ của con: im lặng, hổ thẹn, quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực. => Phụ nữ đức hạnh, sống đứng đắn, nghiêm túc, yêu thương con. c. Nhân vật Phi-líp. - Là người lao động lương thiện, nhân hậu, giản dị, yêu trẻ. III. Tổng kết Ghi nhớ Sgk/144. 4. Hướng dẫn về nhà: a. Bài học: Học bài, Thuộc ghi nhớ. - Đọc lại các văn bản truyện trong Sgk (cả 2 tập);vở ghi bài học các tác phẩm đó. b. Chuẩn bị: Ôn tập về truyện theo bảng sau: STT TÊN TÁC PHẨM TÁC GIẢ N NƯỚC TG SÁNG TÁC NỘI DUNG. - Tóm tắt toàn bộ nội dung những tác phmẩ truyện đã học. - Chọn một số nhất vệt má em thích và viết đoạn văn nêu cảm nhận. Ngày soạn: 05/4/10 Ngày dạy: 07/4 /10 Tiết 152,153: ÔN TẬP VỀ TRUYỆN HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA VĂN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Học sinh: - Ôn tập, củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại và nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ Văn 9. - Củng cố hiểu biết về thể loại truyện: Trần thuật, xây dựng nhân vật, cốt truyện và tình huống truyện. - Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá,tổng hợp kiến thức. II. CHUẨN BỊ: HS làm các yêu cầu đã dặn. GV hệ thống hóa các kiến thức. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định: 9a: /39 (vắng) 9b: / 39 (vắng) 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn bài của Hs (5 em / lớp) 3. Bài mới: Giới thiệu bài * Hoạt động 1: Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện đã học. GV trình tự nêu câu hỏi: - Chúng ta đã học những truyện hiện đại Việt Nam nào trong chương trình Ngữ văn 9? - Tên tác giả? - Năm sáng tác? - Em hãy tóm tắt nội dung của những tác phẩm ấy? (GV treo bảng phụ bảng thống kê các tác phẩm truyện đã học – HS so sánh, đối chiếu với bài soạn của mình.) Stt Tên tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Nội dung 1 Làng Kim Lân 1948 Qua tâm trạng đau xót,tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. 2 Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long 1970 Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kỹ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao SaPa. Qua đó truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. 3 Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng 1966 Câu chuyện éo le và cảm động về 2 cha con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cảm cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. 4 Bến quê Nguyễn Minh Châu 1985 Qua những cảm xúc và suy ngẩm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống,của quê hương. 5 Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê 1971 Cuộc sống, chiến đấu của 3 cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng,giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ. 6 Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang. Đ. Đi –phô (Anh) 1719. Qua bức chân dung tự hoạ và lời kể của Rô-bin-xơn, miêu tả cuộc sống vô cùng gian khó,nhưng tinh thần lạc quan của nhân vật khi ở một mình trên đảo hoang 15 năm ròng rã. 7 Bố của Xi-mông Mô-pa-xăng (Pháp) Thế kỉ XIX Truyện đề cao lòng nhân ái, nhắn nhủ chúng ta lòng yuê thương , quan tâm đối với những con người chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh. Hoạt động của giáo viên và học sinh. Phần ghi bảng Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm ... * Hoạt động 5: Hệ thống hóa kiến thức của ba kiểu văn bản học ở lớp 9. - Gợi dẫn nêu 3 câu hỏi ở Sgk / Tr. 171 - Cho học sinh thảo luận nhóm tìm ra đặc điểm , mục đích, các yếu tố tạo thành và khả năng kết hợp của các kiểu văn bản: Thuyết minh, tự sự, nghị luận. + Tiến hành thảo luận. + Đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét, tổng kết. II. Sự khác nhau giữa các văn bản trên: 1. Sự khác biệt của các kiểu văn bản. - Tự sự: Trình bày sự việc. - Miêu tả: Tái hiện đặc điểm, thuộc tính của con người, vật. - Thuyết minh: Làm rõ bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan. - Nghị luận: Bày tỏ quan điểm. - Điều hành: Thuộc hành chính. - Biểu cảm: Bộc lộ cảm xúc. 2. Chúng không thay thế cho nhau được vì chúng có: + Phương thức biểu đạt. + Hình thức thể hiện. + Mục đích. + Các yếu tố cấu thành văn bản. => Khác nhau. 3. Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản. III. Phân biệt các thể loại văn học và kiểu văn bản: 1. Văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự. - Giống nhau: Kể vầ sự việc. - Khác: + Văn bản tự sự: xét về hình thức, phương thức. + Thể loại tự sự: Đa dạng ( truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch: có cốt truyện, nhân vật, sự việc, kết cấu) 2. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình. - Giống: chứa đựng cảm xúc, tình cảm chủ đạo. - Khác: + Văn bản biểu cảm: Bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuôi) + Tác phẩm trữ tình: cảm xúc phong phú của chủ thể trữ tình về vấn đề đời sống. 3. Vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận. VD: Kiểu tự sự có mặt trong thể loại tự sự. Kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình. - Khác nhau: + Kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học. + Thể loại văn học là môi trường xuất hiện các kiểu văn bản. II. Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS. - Đọc hiểu văn bản -> học cách viết tốt. - Viết tốt -> hiểu văn bản sâu sắc. III. Các kiểu văn bản trọng tâm. 1. Văn bản thuyết minh - Phương thức chủ yếu: Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng. - Cách viết: Trung thành với đặc điểm, đối tượng một cách khách quan, khoa học. 2. Văn bản tự sự - Tự sự có thể kết hợp với miêu tả nội tâm, đối thoại và độc thoại nội tâm. 3. Văn bản nghị luận - Có sử dụng phương thức miêu tả, biểu cảm, thuyết minh. 4. Hướng dẫn về nhà a. Bài học: Ôn kỹ phần tập làm văn. Đặc biệt là cách làm bài. - Làm bài tập: + Bài 1: Dựa vào đoạn kết của “Chuyện người con gái Nam Xương”. Hãy viết một đoạn văn miêu tả độc thoại nội tâm của nhân vật Trương Sinh. + Bài 2: Cảm nhận của em về bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. b. Chuẩn bị tiết trả bài kiểm tra văn, bài kiểm tra tiếng việt. - Hệ thống lại các kiến thức đã được kiểm tra. - Sửa các lỗi sai trong bài làm. Ngày soạn: 19/04/10 Ngày dạy: 21/04/10 Tiết 174: TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Học sinh. - Ôn lại các kiến thức, kĩ năng về từ vựng và các các đơn vị kiến thức đã học. - Thấy được những ưu điểm và hạn chế của mình trong việc nắm kiến thức và kĩ năng. - Biết sửa chữa những sai sót cần thiết. - Rèn kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng các cụm từ, các thành phần biệt lập. II. CHUẨN BỊ: HS làm các yêu cầu đã dặn. GV hệ thống các lỗi sai trong bài làm của HS. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định: 9a: /29( Vắng) 9b: /31( Vắng) 2. Bài cũ: Thế nào là thành phần biệt lập? Cho ví dụ minh hoạ? 3. Trả bài: * Hoạt động 1: Hướng dẫn xác định yêu cầu của đề. + Đọc lại đề trắc nghiệm, nêu nội dung yêu cầu. - Phần tự luận thuộc phạm vi mấy nội dung bài học? Yêu cẩu? * Hoạt động 2: Nhắc lại đáp án, biểu điểm. ( Ở giáo án tiết 157) - Nhắc lại đáp án, biểu điểm để học sinh nhớ. * Hoạt động 3: Nhận xét ưu – nhược điểm chính của học sinh. - Nêu những ưu điểm chính cuả học sinh về cách đánh trắc nghiệm trình bày kiến thức, kĩ năng diễn đạt - Đọc một số bài làm để cả lớp nhận diện những điều đạt được qua. - Chỉ ra những nhược điểm chính về kiến thức, kĩ năng, lỗi chính tả... - Một số bài còn mắc nhiều nhược điểm . * Hoạt động 4: Trả bài và sửa lỗi. - Treo bảng phụ đoạn văn lỗi. - Yêu cầu học sinh nhận xét về nội dung, hình thức trình bày. - Chỉ ra lỗi cơ bản. + Đứng tại chỗ trả lời. - Treo đoạn văn mẫu: - Gọi học sinh đọc, nhận xét đoạn văn, so sánh với đoạn văn trên. + Nhận xét, so sánh. * Đề ra: I. Xác định yêu cầu của đề. Phần trắc nghiệm. Lựa chọn ý đúng, nhận diện nội dung các đơn vị bài học. Phần tự luận: II. Đáp án – biểu điểm ( Ở tiết 157) III. Nhận xét. 1. Ưu điểm: - Nắm được kiến thức cơ bản. - Phần trắc nghiệm một số em làm khá tốt. - Phần tự luận nhiều em biết cách trình bày đoạn văn, làm nổi bật được yêu cầu của đề như: Vận dụng vào đoạn văn các phép liên kết, các phương châm hội thoại, các cụm từ... 2. Khuyết điểm: - Tự luận nhiều em chưa biết vận dụng hợp lí các kiến thức đã học, đưa vào còn gượng ép. - Xác định các thành phần trong đoạn văn còn sai IV. Trả bài – sửa lỗi. (Bảng phụ) 1. Đoạn văn lỗi: “ Rô-bin-xơn là nhân vật đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất. Đối với em, em rất khâm phục ông ta và đã vượt qua những khó khăn khi sống một mình trên đảo. Dường như ông ấy rất hài hước” - Nội dung: + Đoạn văn chưa hay. + Chưa xác định được các thành phần khởi ngữ, tình thái. 2. Đoạn văn sửa: “ Có lẽ khi đọc đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoaì đảo hoang mỗi chúng ta ai cũng khâm phục anh. Mặc dù hoàn cảnh sống nghiệt ngã nhưng Rô-bin-xơn không hề than phiền đau khổ. Trái lại, anh rất lạc quan, đầy nghị lực và trì thông minh, có đầu óc thực tế và tình yêu cuộc sống. Đối với anh, lòng quyết tâm sống đã giúp anh có sức mạnh vật chất vượt lên hoàn cảnh bất hạnh, ngặt nghèo. Rô-bin-xơn – với tính cách kiên cường – đã khuất phục được thiên nhiên, chiến thắng hoàn cảnh cô độc để sống có ý nghĩa và trở về với cộng đồng. 4. Hướng dẫn về nhà: - Tiếp tục sửa lỗi và tập viết các đoạn văn có vận dụng kiết thức Tiếng việt. - Ôn tập chuẩn bị cho thi chuyển cấp. - Xem lại các kiến thức của bài thi học kì chuẩn bị cho tiết trả bài. Ngày soạn: / 5 /08 Ngày dạy: / 5 /08 Tiết 173: TRẢ BÀI KIỂM TRA VỀ TRUYỆN I. Mục tiêu cần đạt: Học sinh . - Ôn lại kiến thức và kĩ năng phân tích, cảm thụ nội dung, nghệ thuật truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 tập II. - Thấy được những ưu điểm và hạn chế của học sinh trong việc nắm kiến thức về mảng văn học giai đoạn này để giúp các em khắc phục. - Biết rút kinh nghiệm và tự sửa lỗi trong bài làm. II. Tiến trình lên lớp : 1. Ổn định: 9b: /28( Vắng) 9c: /32( Vắng) 2. Trả bài: * Hoạt động 1: Hướng dẫn xác định yêu cầu của đề. + Đọc lại đề trắc nghiệm, nêu nội dung yêu cầu. - Phần tự luận thuộc phạm vi mấy tác phẩm? Yêu cầu? * Hoạtt động 2: Nhắc lại đáp án, biểu điểm. ( Ở giáo án tiết 155 ) - Đọc lại đề cho học sinh nêu đáp án từng câu trắc nghiệm. - Sửa lại cho đúng. + Nhắc lại đề tự luận. ( 155A và 155B) - Yêu cầu chung của đề là gì? Câu 1: Những hình ảnh nào mang tính biểu tượng trong truyện ngắn Bến quê? Phân tích giá trị biểu tượng đó? Câu 2: Luận điểm nêu ra trong đề là gì? - Cần tìm những luận cứ nào để làm rõ luận điểm? - Hoàn cảnh xuất thân, công việc chính của nhân vật Phương Định? - Tính cách của cô? - Tinh thần làm việc? - Tinh thần đồng đội? - Cô đại diện cho lớp người nào? - Suy nghĩ của em về họ? + Trả lời hình thành lại kiến thức. * Hoạt động 3: Nhận xét ưu – nhược điểm chính của học sinh. - Nêu những ưu điểm chính cuả học sinh về cách đánh trắc nghiệm trình bày kiến thức, kĩ năng diễn đạt - Đọc một số bài làm để cả lớp nhận diện những điều đạt được qua tiết kiểm tra.. - Chỉ ra những nhược điểm chính về kiến thức, kĩ năng, lỗi chính tả... - Một số bài còn mắc nhiều nhược điểm (Tú, Xuân Đức, Hiếu) * Đề ra: ( Trong bộ đề) I. Xác định yêu cầu của đề. Phần trắc nghiệm. Lựa chọn ý đúng, nhận diện nội dung các đơn vị bài học. 2. Phần tự luận: Vận dụng kiến thức đã học về các tác phẩm đã học để làm nổi bật giá trị nghệ thuật, nội dung và nêu cảm nghĩ về nhân vật , II. Đáp án – biểu điểm: ( Ở tiết 155) III. Nhận xét. 1. Ưu điểm: - Nắm được kiến thức cơ bản. - Phần trắc nghiệm: một số em làm khá tốt. - Phần tự luận: biết cách trình bày đoạn văn, làm nổi bật được yêu cầu của đề. + Nêu được suy nghĩ sâu sắc về Pương Định + Biết chọn chi tiết tiêu biểu để phân tích làm nổi bật luận điểm. 2.Khuyết điểm: - Tự luận chỉ gạch đầu dòng, nêu ý, chưa biết viết đoạn văn. - Nêu suy nghĩ còn chung chung, chưa sâu. - Một số em chưa nêu được luận điểm . IV. Trả bài – sửa lỗi. - Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa mẫu một số lỗi cơ bản. ( Bảng phụ) 4. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập kiến thức học kì II, xem lại kiến thức về thơ truyện, tập tóm tắt các tác phẩm đã học. - Viết lời bình cho một câu, đoạn văn mà em thích nhất trong chương trình Ngữ văn 9 đã họcb. Chuẩn bị: Soạn bài “Tôi và chúng ta”, các tổ tập đọc phân vai và đóng kịch. - Soạn bài tổng kết văn học nước ngoài theo bảng sau: stt Tên bài Thể loại Tácgiả (nước) Đặc sắc nghệ thuật. Nội dung chủ yếu.
Tài liệu đính kèm: