Giáo án môn học Sinh học 8 - Tiết 1 đến tiết 68

Giáo án môn học Sinh học 8 - Tiết 1 đến tiết 68

MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt

 1. Kiến thức

 - HS nêu được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.

 - HS xác định được vị trí của con người trong tự nhiên và các đặc điểm tiến hóa của con người so với động vật.

 - Nêu được các phương pháp học tập bộ môn.

 2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm

 3. Thái độ

 - Yêu thích bộ môn.

 4. Trọng tâm: Vị trí của con người trong giới ĐV, nhiệm vụ của bộ môn: Cơ thể người và vệ sinh.

 

doc 200 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1185Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Sinh học 8 - Tiết 1 đến tiết 68", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13 - 8 -2010
 Tiết 1 - Bài 1 Bài mở đầu
I. Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức
 - HS nêu được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.
 - HS xác định được vị trí của con người trong tự nhiên và các đặc điểm tiến hóa của con người so với động vật.
 - Nêu được các phương pháp học tập bộ môn.
 2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm	
 3. Thái độ
 - Yêu thích bộ môn.
 4. Trọng tâm: Vị trí của con người trong giới ĐV, nhiệm vụ của bộ môn: Cơ thể người và vệ sinh.
II. Đồ dùng dạy học
 - Chuẩn bị tranh vẽ H1.1, H1.2
iii. phương pháp: Đàm thoại, hoạt động nhóm
Iv. Tiến trình dạy học
 1.ổn định lớp 
 2. KTBC: không
 3. Bài mới 
- Mở bài : ở lớp 6,7 các em đã được tìm hiểu về 2 nhóm sinh vật khá gần gũi ở quanh ta đấy chính là động vật và thực vật. Sang lớp 8 các em sẽ được tìm hiểu về chính bản thân mình qua môn : Cơ thể người và Vệ sinh
Vậy tìm hiểu về cơ thể người để làm gì ?....
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu vị trí của con người trong tự nhiên
- G yêu cầu H:
? Kể tên các ngành động vật đã học ở lớp 7
? Ngành động vật nào có cấu tạo hoàn chỉnh nhất
- HS: 1 HS kể tên các ngành động vật đã học, 1HS khác nhận xét
- G yêu cầu HS đọc mục ■ và thảo luận các câu hỏi:
? Vì sao loài người thuộc lớp thú?
? Những đặc điểm nào của con người khác biệt với động vật?
- HS thảo luận nhóm đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét:
+ Loài người thuộc lớp thú vì cơ thể người có nhiều đặc điểm giống với thú (HS tự lấy VD)
- GV: Chốt lại, cho HS làm bài tập mục 6 và yêu cầu HS trình bày
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
* HĐ2: Tìm hiểu nhiệm vụ của môn học cơ thể người và vệ sinh
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, nêu câu hỏi:
? Bộ môn cơ thể người và vệ sinh cho chúng ta biết điều gì
- HS: đọc mục ■, thảo luận, 1HS trả lời, 1HS khác nhận xét:
+ Nhiệm vụ của bộ môn
+ Biện pháp bảo vệ cơ thể
 trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận 
- GV: chốt kiến thức cho H, lấy VD
? Mối quan hệ giữa bộ môn Cơ thể người và Vệ sinh với các ngành nghề trong xã hội ( những môn KH khác)
- HS: chỉ ra mối liên quan giữa bộ môn và môn TDTT mà các em đang học
* HĐ3: Tìm hiểu các phương pháp học tập bộ môn
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, nêu câu hỏi:
? Hãy nêu các phương pháp cơ bản học tập bộ môn
- HS đọc thông tin, thảo luận , 1HS trả lời, HS khác nhận xét
- GV: Lấy VD cụ thể minh họa cho các phương pháp mà HS nêu ra
I. Vị trí của con người trong tự nhiên 
 - Loài người thuộc lớp thú
 - Con người có tiếng nói, chữ viết và hoạt động có mục đích vì vậy làm chủ thiên nhiên
II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh 
- Cung cấp những kiến thức về cấu tạo, sinh lý của các cơ quan trong cơ thể
 - Thấy được mối quan hệ giữa cơ thể người và môi trường để đề ra các biện pháp bảo vệcơ thể
- Thấy rõ mối liên quan giữa môn học với các môn khoa học khác như y học, TDTT, điêu khắc, hội họa
III. Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh
 - Quan sát tranh, mô hình, tiêu bản, mẫu vật.
 - Bằng thí nghiệm
 - Vận dụng kiến thức giải thích thực tế
 Củng cố
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
? Trình bày những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp thú?
 ? Trình bày nhiệm vụ và các phương pháp học tập bộ môn?
Kiểm tra đánh giá 
? Tìm một số biểu hiện của con người trong cuộc sống giống và khác với thú?
? Lấy ví dụ chứng minh bộ môn Sinh học 8 có quan hệ mật thiết với các nghành nghề trong cuộc sống? 
Dặn dò 
 - Học bài và làm bài tập
 - Đọc trước bài mới “ Cấu tạo cơ thể người”
Ngày soạn : 13 – 8 - 2010 
Chương I. 
 Tiết 2 - Bài 2 Cấu tạo cơ thể người
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức
 - HS nêu được tên các cơ quan trong cơ thể, xác định vị trí của các hệ cơ quan trong cơ thể.
 - HS giải thích đượcvai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hòa hoạt động của các cơ quan.
 2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ
 - Yêu thích bộ môn, tích cực tìm hiểu để giải thích hiện tượng thực tế, có ý thức xây dựng bài 
 4. Trọng tâm: Các cơ quan trong hệ cơ quan, các ví dụ về sự điều hoà hoạt động của các cơ quan để thấy được vai trò của hệ TK và hệ nội tiết.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Chuẩn bị mô hình người, bảng phụ
 - HS: kẻ bảng 2 vào vở
III. PHƯƠNG PHáP:Hoạt động nhóm, đàm thoại, trực quan
IV. Tiến trình dạy học
 1.Ôn định 
 2. KTBC 
 ? Trình bày những đặc điểm giống và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp thú?
 ? Nêu những nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh?
 3. Bài mới 
Mở bài: ? Kể tên các hệ cơ quan của động vật thuộc lớp Thú
Con người có những hệ cơ quan giống như Thú không? Bài học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu về cấu tạo cơ thể người
* VĐ 1: Tìm hiểu các phần cơ thể
- GV yêu cầu HS quan sát H2.1, H2.2 và mô hình người kết hợp với tự tìm hiểu bản thân, thảo luận các câu hỏi mục 6 : 
? Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?
? Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
? Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực?
? Những cơ quan nào nằm trong khoang bụng? 
- HS : Quan sát, thảo luận, lần lượt các HS trả lời lời câu hỏi, HS khác nhận xét
- GV: Chốt kiến thức cho HS trên tranh, mô hình :
+ Cơ hoành, vị trí các cơ quan trong cơ thể người giống với thú → chứng tỏ người có nguồn gốc từ động vật
+ Không tác động mạnh vào một số cơ quan: tim, phổi
*VĐ 2 Tìm hiểu các hệ cơ quan
 - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận để trả lời câu hỏi
 ? Hệ cơ quan là gì
- HS: đọc mục ■ 1 HS trả lời, 1HS khác nhận xét
- GV: yêu cầu HS q/s mô hình người và hoàn thành bảng 2 SGK/9.
- HS: thảo luận hoàn thành bảng trong vở BT
- GV: Treo bảng phụ kẻ bảng 2 lên và yêu cầu HS lên bảng điền
- HS: 1HS lên điền bảng,1HS nhận xét, bổ sung
- GV: Nhận xét, chốt lại bảng và nêu câu hỏi:
? Ngoài những hệ cơ quan trên còn có những hệ cơ quan nào?
-HS nêu được: hệ sinh dục và hệ nội tiết
- GV: Chốt kiến thức và ghi bảng
* HĐ2: Tìm hiểu về sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan
- GV: Yêu cầu HS đọc mục ■ trong SGK, thảo luận phân tích một hoạt động của cơ thể đó là chạy. 
 - HS: thảo luận sau khi đọc thông tin và nêu được:
+ Khi chạy cơ và xương hoạt động, tim đập nhanh hơn, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết ra nhiều
 HS trình bày, nhận xét, bổ sung rồi tự rút ra kết luận
- GV: Treo tranh vẽ H2.3, yêu cầu HS giải thích sau đó trình bày, nhận xét và bổ sung 
- HS: 1HS giảI thích sơ đồ
- GV: Chốt lại và hoàn thiện kiến thức cho HS:
+ Điều hòa hoạt động đều là phản xạ
+ Kích thích từ môi trường ngoài hay trong cơ thể tác động đến cơ quan thụ cảm TWTK Cơ quan phản ứng
+ Kích thích từ môi trường Cơ quan thụ cảm tuyến nội tiết tiết ra hooc môn cơ quan để tăng cường hay giảm hoạt động 
I. Cấu tạo
 1. Các phần cơ thể
 - Da bao bọc toàn bộ cơ thể
 - Cơ thể gồm 3 phần: Đầu , thân, tay chân
 - Cơ hoành ngăn cách khoang ngực và khoang bụng
2. Các hệ cơ quan
- Có 8 hệ cơ quan: Tiêu hóa - Hô hấp - Tuần hoàn - Bài tiết - Sinh sản - Nội tiết – Vận động – Thần Kinh
 - Mỗi hệ cơ quan thực hiện một chức năng nhất định.
II. Sự phối hợp hoạt động của hệ các cơ quan
 - Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động tạo nên thể thống nhất dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và hệ nội tiết( Cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch)
Củng cố
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
? Cơ thể người có mấy hệ cơ quan? Chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan?
 ? Sự phối hợp của các hệ cơ quan được thể hiện như thế nào?
Kiểm tra đánh giá
 ? Lấy VD phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể
 ? Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng : Thấy trời mưa chạy nhanh về nhà
Dặn dò
- Học bài và làm BT
 - Ôn lại cấu tạo TBTV
Phiếu học tập: thành phần, chức năng của các hệ cƠ quan 
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong hệ cơ quan
Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động
Cơ và xương
Vận động và di chuyển
Tiêu hóa
Miệng, ống tiêu hó, tuyến tiêu hóa
Biến đổi thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể
Tuần hoàn
Timvà hệ mạch
Vận chuyển, trao đổi chất dinh dưỡng tới tế bào, mang chất thải CO2 từ tế bào tới cơ quan bài tiết
Hô hấp
Đường dẫn khí, phổi
Thực hiện trao đổi khí oxi và khí cacbonnic giữa cơ thể và môi trường
Bài tiết
Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái
Lọc máu tạo nước tiểu
Thần kinh
Não, tủy, dây TK, hạch TK
Điều hòa, điều khiển, phối hợp hoạt động của các cơ quan
Ngày soạn : 14 – 8 -2010 
Tiết 3 - Bài 3 Tế bào
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức
 - HS nêu được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào gồm màng tế bào, chất tế bào, nhân.
 - HS phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào.
 - Chứng minh được tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của cơ thể.
 2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ
 - Yêu thích bộ môn.
 4. Trọng tâm: Thành phần, chức năng của tế bào, chứng tỏ được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Chuẩn bị tranh vẽ cấu tạo tế bào động vật.
 - HS: kẻ bảng 3.1 vào vở
Iii. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm
IV. Tiến trình dạy học
 1. ổn định lớp
 2.KTBC
 ? Cơ thể người có mấy hệ cơ quan? Chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan?
 ? Sự phối hợp của các hệ cơ quan được thể hiện như thế nào?
 3. Bài mới
Mở bài: Cơ thể dù đơn giản hay phức tạp đều được cấu tạo từ đơn vị nhỏ nhất là TB. Vậy TB có cấu tạo như thế nào?....
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu về cấu tạo của tế bào
- GV: y/c H đọc mục “ Em có biết?” SGK/13 cho biết:
? TB có hình dạng và kích thước khác nhau như thế nào
-HS: Đọc thông tin, 1HS trả lời , 1 HS khác bổ sung . HS nêu được
+ TB có dạng hình đĩa, cầu, sao, trụ, sợi...
+ Kích thước: lớn, nhỏ,...
- GV: Chốt lại: Tuy TB có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau nhưng đều có cấu tạo giống nhau
- GV: y/c HS q/s H3.1 SGK/11 ghi nhớ thảo luận:
 ? Trình bày cấu tạo của tế bào?
- HS : Thảo luận sau đó đại diện 1HS trình bày, 1HS khác nhận xét, bổ sung
 - GV: Nhận xét chốt kiến thức
* HĐ2: Tìm hiểu chức năng của các bộ phận trong tế bào
- GV y/c HS n/c bảng 3.1, thảo luận trả lời câu hỏi:
 + Màng sinh chất có vai trò gì?
 + Lưới nội chất có vai trò gì?
 + Năng lượng cần cho các hoạt động của tế bào lấy từ đâu? 
 + Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào?
 + Giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng gi ...  hiểu các bộ phận của cơ quan sinh dục nam
- GV: Yêu cầu HS quan sát H60.1, đọc chú thích và hoàn thành bài tập trong SGK trang 187 
 + Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan sinh dục nam và chức năng của các bộ phận đó?
-HS: Thảo luận sau đó 1 HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận
- GV: Hoàn thiện kiến thức cho HS 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự sinh sản tinh trùng và đặc điểm của tinh trùng
- GV: Yêu cầu HS quan sát H60.2, đọc thông tin, thảo luận:
 + Tinh trùng được sinh ra bắt đầu từ khi nào?
 + Tinh trùng được sản sinh ra ở đâu và như thế nào?
 + Tinh trùng có đặc điểm hình thái cấu tạo và hoạt động sống như thế nào?
- HS: Đọc thông tin, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
I. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam
- Cơ quan sinh dục nam gồm:
 + Tinh hoàn: Là nơi sản xuất ra tinh trùng
 + Túi tinh: là nơi chứa tinh trùng
 + ống dẫn tinh: dẫn tinh trùng tới túi tinh
 + Dương vật: đưa tinh trùng ra ngoài
 + Tuyến hành, tuyến tiền liệt: tiết dịch nhờn
II. Tinh hoàn và tinh trùng
- Tinh trùng sản sinh bắt đầu từ tuổi dậy thì
 - Tinh trùng nhỏ có đuôi dài di chuyển
 - Có 2 loại : X và Y
 - Tinh trùng sống được khoảng 3 – 4 ngày
Củng cố
 - Trình bày các bộ phận và chức năng của các bộ phận đó của cơ quan sinh dục nam?
 - Trình bày đặc điểm của tinh trùng?
Kiểm tra đánh giá
GV: Yêu cầu HS hoàn thiện bảng 60(SGK)
Vẽ sơ đồ chữ đường đi của tinh trùng.
Dặn dò
 - Học bài 
 - Đọc mục: Em có biết
 - Đọc trước bài mới: Cơ quan SD nữ
Ngày soạn: 03 – 4 - 2011
Tiết 66 Cơ quan sinh dục nữ 
I. Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS trình bày được các bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ và nêu được chức năng của các bộ phận đó
 - HS nêu được đặc điểm của trứng
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Có ý thức học tập bộ môn, bảo vệ cơ quan SD.
 4. Trọng tâm: Các bộ phận trong và chức năng của cơ quan SD nữ. Đường đi của trứng và đặc điểm của trứng.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ H61.1, H61.2 bảng phụ
Iii. Phương pháp
Trực quan
Hoạt động nhóm
Đàm thoại
IV. Tiến trình dạy học
 1. ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ
 - Trình bày các bộ phận và chức năng của các bộ phận đó của cơ quan sinh dục nam?
 - Trình bày đặc điểm của tinh trùng?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ
- GV: Yêu cầu HS quan sát H61.1, đọc chú thích và hoàn thành bài tập trong SGK trang 190 
 + Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ và chức năng của các bộ phận đó?
- HS: Thảo luận sau đó 1 HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung 
- GV: Hoàn thiện kiến thức cho HS 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự sinh sản trứng và đặc điểm của trứng
- GV: Yêu cầu HS quan sát H61.2, đọc thông tin, thảo luận:
 + Trứng được sinh ra bắt đầu từ khi nào?
 + Trứng được sản sinh ra ở đâu và như thế nào?
 + Trứng có đặc điểm hình thái cấu tạo và hoạt động sống như thế nào?
- HS: Đọc thông tin, thảo luận sau đó lần lượt HS trả lời các câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung
- GV: Hoàn thiện kiến thức cho HS 
I. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ
- Cơ quan sinh dục nữ gồm:
 + Buồng trứng: Là nơi sản xuất ra trứng
 + Phễu dẫn trứng: hứng trứng khi trứng rụng
 + ống dẫn trứng: dẫn trứng tới tử cung
 + Tử cung: là nơi trứng làm tổ
 + Cổ tử cung: cho tinh trùng đi qua và sinh con khi đẻ
 + Âm đạo: tiếp nhận tinh trùng, đường ra của trẻ khi sinh
 + Tuyến tiền đình: tiết dịch nhờn
II. Buồng trứng và trứng
- Trứng sản sinh bắt đầu từ tuổi dậy thì
 - Trứng có kích thước nhỏ chưa nhiều tế bào chất
 - Tế bào trứng chỉ có khả năng thụ tinh trong vòng một ngày
 - Trứng được thụ tinh sẽ làm tổ ở trong lớp niêm mạc của tử cung
Củng cố
 - GV: Yêu cầu HS đọc kết luận chung
 - Trình bày các bộ phận và chức năng của các bộ phận đó của cơ quan sinh dục nữ?
 - Trình bày đặc điểm của trứng?
Kiểm tra đánh giá
GV: Yêu cầu HS hoàn thiện bảng 61(SGK)
Vẽ sơ đồ chữ đường đi của trứng từ buồng trứng ra ngoài cơ thể?
Dặn dò
 - Học bài 
 - Đọc mục: Em có biết
 - Đọc trước bài mới
Ngày soạn: 05 – 4 - 2011
Tiết 67 Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai
I. Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS trình bày và phân biệt được sự thụ tinh và sự thụ thai
 - HS trình bày được sự phát triển của thai
 - HS trình bày được hiện tượng kinh nguyệt và thấy được dấu hiệu nhận biết của tuổi dậy thì
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Có ý thức học tập bộ môn, bảo vệ các cơ quan SD.
 4. Trọng tâm: Phân biệt sự thụ tinh và sự thụ thai, giải thích được hiện tượng kinh nguyệt.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ H62.1, H62.2 bảng phụ
 - HS: Ôn lạ kiến thức về cơ quan sinh dục nam và nữ.
Iii. Phương pháp
Trực quan
Hoạt động nhóm
Đàm thoại
Iv. Tiến trình dạy học
 1. ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ
 - Trình bày các bộ phận và chức năng của các bộ phận đó của cơ quan sinh dục nữ?
 - Trình bày đặc điểm của trứng?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thụ tinh và thụ thai
- GV: Yêu cầu HS quan sát H62.1, đọc thông tin, thảo luận: 
 + Phân biệt sự thụ tinh và sự thụ thai?
- HS: Thảo luận sau đó 1 HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung 
- GV: Hoàn thiện kiến thức cho HS 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển của thai
- GV: Yêu cầu HS quan sát H62.2, đọc thông tin, thảo luận:
 + Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của thai?
 + Người mẹ cần phải làm gì để thai nhi phát triển tốt?
- HS: Đọc thông tin, thảo luận sau đó 2 HS trả lời câu hỏi 2 HS khác nhận xét, bổ sung
- GV: Hoàn thiện kiến thức cho HS 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng kinh nguyệt
- GV: Yêu cầu HS quan sát H63.2, đọc thông tin, thảo luận:
 + Hiện tượng kinh nguyệt là gì? Xảy ra khi nào? Do đâu?
- HS: Đọc thông tin, thảo luận sau đó 1 HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung
- GV: Nhận xét, hoàn thiện kiến thức cho HS 
I. Thụ tinh và thụ thai
- Sự thụ tinh là quá trình trứng kết hợp với tinh trùng tạo thành hợp tử
 - Sự thụ thai là quá trình hợp tử sau khi thụ tinh sẽ vừa di chuyển vừa phân chia và làm tổ ở lớp niêm mạc tử cung để phát triển thành thai
II. Sự phát triển của thai
- Phôi khi làm tổ thì bắt đầu phân chia và phân hóa phát triển thành thai, thai nhi liên hệ với cơ thể mẹ nhờ nhau thai
 - Người mẹ cần giữ gìn sức khỏe của mình trong thời kì mang thai để tránh ảnh hưởng xấu tới thai nhi
III. Hiện tượng kinh nguyệt
- Là hiện tượng trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc bị bong ra gây chảy máu 
 - Là dấu hiệu nhận biết ở tuổi dậy thì của nữ, đã có khả năng sinh con
Củng cố
 - GV: Yêu cầu HS đọc kết luận chung SGK
 - Phân biệt sự thụ tinh và sự thụ thai?
Kiểm tra đánh giá
GV: Yêu cầu HS làm BT điền từ cuối bài
Dặn dò
 - Học bài theo nội dung ghi bảng
 - Đọc mục: Em có biết
 - Đọc trước bài mới, tìm hiểu thêm thông tin ngoài
Ngày soạn:19/4/2011
Tiết 68 Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
I. Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức
 - HS biết được ý nghĩa của việc tránh thai và những nguy cơ của việc có thai ở tuổi vị thành niên
 - HS nắm được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
 2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ
 - Có ý thức học tập bộ môn
 4. Trọng tâm: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. Nguy cơ của việc có thai ở tuổi vị thành niên.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: - Chuẩn bị bảng phụ
Iii. Phương pháp
Trực quan
Hoạt động nhóm
Đàm thoại
Iv. Tiến trình dạy học
 1.ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ
- Phân biệt sự thụ tinh và sự thụ thai?
- Nêu hiện tượng kinh nguyệt? Hiện tượng kinh nguyệt chứng tỏ điều gì?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc tránh thai và những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên
- GV: yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận:
 + Hãy phân tích ý nghĩa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình?
 + Thực hiện cuộc vận động đó bằng cách nào?
 + Cuộc vận động đó có ý nghĩa gì? Cho biết lí do?
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu có thai ở tuổi còn đang đi học? 
 + Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh nạo phá thai ở tuổi vị thành niên?
HS: Thảo luận sau đó lần lượt HS trả lời câu hỏi , HS khác nhận xét, bổ sung
- GV: Nhận xét, hoàn thiện kiến thức cho HS 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
- GV: Yêu cầu HS thảo luận:
 + Nêu những nguyên tắc tránh thai và cơ sở khoa học của các nguyên tắc đó?
HS: Thảo luận sau đó 1 HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung
- GV: Nhận xét, hoàn thiện kiến thức cho HS 
I. ý nghĩa của việc tránh thai và những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên
1. Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên 
 - Làm tăng tỉ lệ tử vong cao
 - ảnh hưởng đến học tập, đến vị thế xã hội, đến công tác sau này
 - Nếu nạo thai nhiều lần thể gây vô sinh và ảnh hưởng đến những lần sinh sau này khi có con
 2. ý nghĩa của việc tránh thai
 - Không mang thai ngoài ý muốn
 - Giảm tỉ lệ sinh đẻ
 - Giảm tỉ lệ tử vong
 - Không ảnh hưởng đến việc học tập và công tác sau này
II. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
1. Các biện pháp tránh thai
 - Uống thuốc ngừa thai
 - Dùng bao cao su khi sinh hoạt tình dục
 - Thắt ống dẫn tinh và ống dẫn trứng
 - Đặt vòng
 2. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai 
 - Ngăn không cho trứng chín và rụng
 - Tránh không để tinh trùng gặp trứng
 - Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh
Củng cố
 - GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
 - Phân biệt sự thụ tinh và sự thụ thai?
 - Trình bày những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên và các biện pháp tránh thai?
Kiểm tra đánh giá
BT: Hãy khoanh tròn vào các đáp án mà em cho là đúng:
 a. Đặt vòng làm cho trứng không chín và rụng
 b. Thắt ống dẫn tinh để tinh trùng không gặp được trứng.
 c. Dùng bao cao su để chống lại sự làm tổ của trứng.
 d. Uống thuốc ngừa thai có tác dụng ngăn trứng chín và rụng.
 e. Có thai ở tuổi vị thành niên không ảnh hưởng gì đến học tập.
 f. Nạo thai nhiều lần ở tuổi vị thành niên có hại cho sức khoẻ và có thể dẫn đến vô sinh.
Dặn dò
 - Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. 
 - Đọc mục: Em có biết
 - Đọc trước bài mới: Các bệnh lây qua đường tình dục

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 8.doc