Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 55 đến 70 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Tuấn

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 55 đến 70 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Tuấn

A. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS nhận biết qua mô hình một dấu hiệu về hai đường thẳng song song.

- Bằng hình ảnh cụ thể, HS nắm được bước đầu dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song.

2.Kỹ năng: Nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.

- Biết đối chiếu, so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song

song giữa đường thẳng với đường thẳng, giữa đường thẳng với mặt phẳng, giữa mặt phẳng với mặt phẳng

3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, có óc tưởng tượng.Rèn luyện tính cẩn thận.

B. Chuẩn bị

 Mô hình hình hộp chữ nhật + hình lập phương.

C. Các bước lên lớp

I. Ổn định tổ chức lớp

II. Kiểm tra bài cũ

- Vẽ hình hộp chữ nhật ABCD.ABCD và chỉ ra các mặt, các đỉnh, các cạnh của nó.

- Làm BT 3 (SGK tr 97):

DC1 = cm ; CB1 = 5 cm.

 

doc 33 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 241Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 55 đến 70 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:27/03/2011 Ngày dạy : 28/03/2011
Chương IV – Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều
 Tiết 55: Đ1. Hình hộp chữ nhật (tiết1)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: - HS nắm được các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
 - Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật.
2.Kỹ năng : -Bước đầu nhắc lại khái niệm chiều cao.
 -Làm quen với các khái niệm điểm, đoạn thẳng, đường thẳng trong không gian và cách kí hiệu.
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, có óc tưởng tượng.Rèn luyện tính cẩn thận.
B. Chuẩn bị
	Mô hình hình hộp chữ nhật + hình lập phương.
C. Các bước lên lớp
I. ổn định tổ chức lớp 
II. Kiểm tra bài cũ	
III. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV giới thiệu mô hình hình hộp chữ nhật.
? Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt, bao nhiêu đỉnh, bao nhiêu cạnh ?
? Lấy VD về vật có dạng hình hộp chữ nhật.
- GV giới thiệu mô hình hình lập phương.
? Hình lập phương có đặc điểm gì ?
- GV chốt kiến thức.
- Làm ?1.
- GV hướng dẫn HS cách vẽ hình hộp chữ nhật.
? Kể tên các mặt, các đỉnh và các cạnh của hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’.
 (HS trả lời tại chỗ).
- GV giới thiệu khái niệm chiều cao.
- GV giới thiệu các khái niệm: đỉnh, đoạn thẳng, đường thẳng, mặt phẳng.
? Lấy VD về hình ảnh của đường thẳng và mặt phẳng trong thực tế.
–> Nhận xét.
1. Hình hộp chữ nhật
- Hình hộp chữ nhật có:
 + 6 mặt: là các hình chữ nhật.
 + 8 đỉnh.
 + 12 cạnh.
VD: bao diêm, viên gạch, bể cá  là những vật có dạng hình hộp chữ nhật.
- Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt đều là hình vuông.
2. Mặt phẳng và đường thẳng
- Các mặt: ABCD, A’B’C’D’, ADD’A’, BCC’B’, ABB’A’, DCC’D’.
- Các đỉnh: A, B, C, D, A’, B’, C’, D’.
- Các cạnh: AB, BC, CD, DA, A’B’, B’C’, C’D’, D’A’, AA’, BB’, CC’, DD’.
- AA’ là chiều cao của hình hộp chữ nhật.
VD: + đường thẳng: mép bàn, mép bảng, đường giao giữa 2 bức tường, sợi chỉ căng thẳng 
 + mặt phẳng: mặt bàn, mặt bảng, mặt bức tường, mặt nền nhà 
IV. Củng cố 
BT 1 (SGK tr 96)
	Vì các mặt của hình hộp chữ nhật là các hình chữ nhật.
BT 2 (SGK tr 96)
BCC1B1 là hình chữ nhật
 O là trung điểm của CB1 thì O cũng là trung điểm của BC1.
 O thuộc BC1.
K không thể thuộc BB1.
V. Hướng dẫn về nhà
Học bài và làm các bài tập 3, 4 (SGK tr 97) + 2, 4, 5 (SBT tr 105).
Đọc trước Đ2. Hình hộp chữ nhật (tiếp).
BT 3:	+ DCC1 vuông tại C
	 DC12 = DC2 + CC12 = DC2 + BB12 = 34
	DC1 = (cm).
	+ CBB1 vuông tại B
	 CB12 = CB2 + BB12 = 42 + 32 = 52
	 CB1 = 5 (cm)
VI.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
1.Nội dung SGK:..
2.Phương pháp đã thực hiện:
3.Nhận thức của học sinh:
4.Những điều cần bổ xung:
Ngày soạn:27/03/2011 Ngày dạy : 29/03/2011
 Tiết 56: Hình hộp chữ nhật (tiết2)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nhận biết qua mô hình một dấu hiệu về hai đường thẳng song song.
Bằng hình ảnh cụ thể, HS nắm được bước đầu dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song.
2.Kỹ năng: Nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
Biết đối chiếu, so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song
song giữa đường thẳng với đường thẳng, giữa đường thẳng với mặt phẳng, giữa mặt phẳng với mặt phẳng
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, có óc tưởng tượng.Rèn luyện tính cẩn thận.
B. Chuẩn bị
	Mô hình hình hộp chữ nhật + hình lập phương.
C. Các bước lên lớp
I. ổn định tổ chức lớp 
II. Kiểm tra bài cũ
Vẽ hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ và chỉ ra các mặt, các đỉnh, các cạnh của nó.
Làm BT 3 (SGK tr 97):
DC1 = cm ; CB1 = 5 cm.
III. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Làm ?1.
? Kể tên các mặt của hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’.
? AA’ và BB’ có cùng nằm trong 1 mp không ? Có điểm chung không ?
- GV giới thiệu: AA’ // BB’.
? Khi nào a // b ?
- GV nêu vị trí tương đối của 2 đường thẳng phân biệt trong không gian.
- Làm ?2.
- GV giới thiệu khái niệm đường thẳng song song với mp.
- Làm ?3.
- HS đọc Nhận xét – SGK.
- GV giải thích thêm về khái niệm 2 mp song song.
- Làm ?4: HS kể tên các cặp mp song song trên hình 78.
- HS đọc Nhận xét – SGK.
1. Hai đường thẳng song song trong      không gian
- Các mặt của hình hộp : ABCD, A’B’C’D’, ADD’A’, BCC’B’, ABB’A’, DCC’D’.
- AA’ và BB’ cùng nằm trong mặt phẳng ABB’A’ và không có điểm chung
–> AA’ // BB’.
 a // b 
- Với 2 đường thảng phân biệt a và b:
 + a // b
 + a cắt b
 + a và b chéo nhau. 
2. Đường thẳng song song với mặt phẳng.     Hai đường thẳng song song
 AB // A’B’ vì AB, A'B' cùng nằm trong mp (ABB’A’) và AB, A’B’ không có điểm chung. (1)
 AB không nằm trong mp (A’B’C’D’) (2)
 Từ (1) và (2) AB // mp (A’B’C’D’)
 Các đường thẳng song song với mặt phẳng (A’B’C’D’) là : AB, BC, CD, DA.
Nhận xét: SGK.
 mp(ADD’A’) // mp(IHKL) // mp(BCC’B’)
 mp(ABCD) // mp(A’B’C’D’)
 mp(ABB’A’) // mp(DCC’D’)
Nhận xét: SGK
IV. Củng cố
BT 6 (SGK tr100)
CC1 // AA1 // BB1 // DD1.
A1D1 // AD // B1C1 // BC.
BT 8 (SGK tr100)
b // a mp(P) và b mp(P) b // mp(P).
p // q mp sàn nhà và p mp sàn nhà p // sàn nhà.
V. Hướng dẫn về nhà
Học bài và làm các bài tập 5, 7, 9 (SGK tr 100-101) + BT 7 (SBT tr 106)
Đọc trước Đ3. Thể tích của hình hộp chữ nhật.
BT 7:	Diện tích trần là: 4,5. 3,7 = 16,65 (m2)
	Diện tích tường là: 2(4,5 + 3,7). 3 – 5,8 = 43,4 (m2)
	Diện tích cần quét vôi là: 16,65 + 43,4 = 60,05 (m2).
VI.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
1.Nội dung SGK:
2.Phương pháp đã thực hiện:
3.Nhận thức của học sinh:
4.Những điều cần bổ xung:..
Tuần 31 	 Ngày soạn: 
Tiết 57	 	 Ngày dạy : 
Đ3. Thể tích của hình hộp chữ nhật
A. Mục tiêu
Bằng hình ảnh cụ thể cho HS nắm được dấu hiệu để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, 2 mặt phẳng vuông góc với nhau.
Nắm được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
Biết vận dụng công thức vào tính toán.
B. Chuẩn bị
Mô hình hình hộp chữ nhật + hình lập phương.
C. Các bước lên lớp
I. ổn định tổ chức lớp 
II. Kiểm tra bài cũ
Khi nào a // b, a // mp(P) ?
Làm BT 6, 9 (SGK tr 100)
III. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Yêu cầu HS làm ?1.
? AA’ có vuông góc với AB không ? Vì sao ?
? AA’ có vuông góc với AD không ? Vì sao ?
? AB và AD có cắt nhau không ? Chúng cùng thuộc mp nào ?
–> GV giới thiệu khái niệm đường thẳng vuông góc với mp.
- HS đọc Nhận xét – SGK.
? AA’ vuông góc với mp nào ?
? AA’ nằm trong mp nào ?
–> GV nêu khái niệm 2 mp vuông góc.
- Làm ?2.
? Kể tên các đường thẳng vuông góc với mp(ABCD).
? Đường thẳng AB có vuông góc với mp(ADD’A’) không ? Vì sao ? 
- Làm ?3.
 Kể tên các mp vuông góc với mp (A’B’C’D’)
? Nhắc lại cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
–> Công thức tính.
? Còn có CT tính nào khác ?
 V = diện tích đáy x chiều cao
? Nhắc lại cách tính thể tích của hình lập phương.
–> Công thức tính.
- GV phân tích ví dụ – SGK.
? Hình lập phương có 6 mặt ntn ?
–> Tính diện tích mỗi mặt.
? Biết diện tích mỗi mặt –> Tính độ dài cạnh.
? Biết độ dài cạnh –> Tính thể tích của hình lập phương.
1. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.     Hai mặt phẳng vuông góc
a) Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng 
 AA’AB (ABB’A’ là hình chữ nhật)
 AA’AD (ADD’A’ là hình chữ nhật)
–> AA’mp(ABCD)
Nhận xét: SGK tr 101
b) Hai mặt phẳng vuông góc
 Ta có: AA’mp(ABCD)
 AA’ nằm trong mp(ABB’A’)
–> mp(ABB’A’) mp(ABCD) 
 Các đường thẳng mp(ABCD) là : AA’, BB’, CC’, DD’.
 AB mp(ADD’A’) vì AB AD và 
AB AA’.
 Các mpmp(A’B’C’D’) là: mp(ABB’A’), mp(BCC’B’), mp(CDD’C’), mp(ADD’A’).
2. Thể tích của hình hộp chữ nhật
 Thể tích của hình hộp chữ nhật có các kích thước a, b, c là :
 V = abc
 Thể tích của hình lập phương cạnh a là :
 V = a3
VD: SGK tr 103
 Diện tích mỗi mặt của hình lập phương là:
 S = 216 : 6 = 36 (cm2)
 Độ dài cạnh hình lập phương là:
 a = = 6 (cm)
 Thể tích hình lập phương là:
 V = a3 = 63 = 216 (cm3)
IV. Củng cố
Khi nào đường thẳng vuông góc với mặt phẳng ? Hai mặt phẳng vuông góc ?
Phát biểu CT tính thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
BT 12 (SGK tr 104): C/m công thức DA = 
	BCD vuông tại C BD2 = BC2 + CD2 	(1)
	ABD vuông tại B AD2 = AB2 + BD2 	(2)
	Từ (1) và (2) AD2 = AB2 + BC2 + CD2 
	 DA = 
V. Hướng dẫn về nhà
Học bài và làm các BT 10-13 (SGK tr 103-104).
Tiết sau luyện tập.
BT 11a:	Gọi các kích thước của hình hộp chữ nhật là 3x, 4x, 5x
	–> V = 3x. 4x. 5x = 60x3 = 480
	–> x = 2 (cm)
	–> Các kích thước của hình hộp chữ nhật là 6cm, 8cm, 10cm.
Tuần 31 	 Ngày soạn: 
Tiết 58	 	 Ngày dạy : 
Luyện tập
A. Mục tiêu
Rèn luyện khả năng nhận biết đường thẳng song song với mặt phẳng, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, 2 mặt phẳng song song, 2 mặt phẳng vuông góc và bước đầu giải thích có cơ sở.
Củng cố các công thức tính diện tích, thể tích, đường chéo trong hình hộp chữ nhật.
B. Chuẩn bị
C. Các bước lên lớp
I. ổn định tổ chức lớp 
II. Kiểm tra bài cũ
	BT 11 + 13 (SGK tr 104)
BT 11b: 	V = a3 = 93 = 729 (cm3)
BT 13b:
Chiều dài
22
18
15
20
Chiều rộng
14
5
11
13
Chiều cao
5
6
8
8
Diện tích một đáy
308
90
165
260
Thể tích
1540
540
1320
2080
III. Luyện tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Yêu cầu HS làm BT 16.
? Những đường thẳng nào song song với mặt phẳng (ABKI) ?
? Những đường thẳng nào vuông góc với mp (DCC’D’) ?
? Mp (A’B’C’D’) có vuông góc với mp (DCC’D’) không ? Vì sao ?
- Yêu cầu HS làm BT 15.
? Tính thể tích của 1 viên gạch.
? Tính thể tích của 25 viên gạch.
 Theo giả thiết toàn bộ gạch ngập trong nước và chúng hút nước không đáng kể
–> Thể tích nước dâng lên = ?
? Tính diện tích đáy của thùng, từ đó tính chiều cao của nước dâng lên.
 ( V = Sđ. h h = V : Sđ )
? Vậy nước trong thùng dâng lên cách miệng thùng là bao nhiêu ?
- Yêu cầu HS làm BT 18.
- GV hướng dẫn HS làm bài:
 Vẽ hình triển khai và trải phẳng.
 Đường ngắn nhất phải là đường thẳng, tức là đường QAP hoặc đường QBP’.
–> Tính độ dài QP và QP’ rồi so sánh.
Dạng 1: Đường thẳng song song, vuông góc                với mp, hai mp vuông góc.
BT 16 (SGK tr 105)
a) Những đường thẳng song song với mp (ABKI) là: A’B’, B’C’, C’D’, D’A’, CD, DG, GH, HC.
b) Những đường thẳng vuông góc với mp (DCC’D’) là: AI, BK, A’D’, B’C’, DG, CH.
c) B’C’ mp(DCC’D’) và B’C’ thuộc mp (A’B’C’D’) 
 mp(A’B’C’D’) mp(DCC’D’)
Dạng 2: Thể tích hình hộp chữ nhật.
BT 15 (SGK tr 105)
 Thể tích của 1 viên gạch là:
 2. 1. 0,5 = 1 (dm3)
 Thể tích của 25 viên gạch là:
 25. 1 = 25 (dm3)
 Vì toàn bộ gạch ngập trong nước và chúng hút nước không đáng kể nên thể lượng nước dâng lên bằng thể tích của gạch thả vào.
 Vậy thể tích nước dâng lên là 25 dm3.
 Vì thùng hình lập phương có cạnh dài 7dm nên diện tích đ ...  III, tiết sau ôn tập.
VI.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
1.Nội dung SGK:
2.Phương pháp đã thực hiện:
3.Nhận thức của học sinh:
4.Những điều cần bổ xung:..
------------------------------------------
Tuần 34	 Ngày soạn: 
Tiết 67	 	 Ngày dạy : 
Ôn tập chương IV
A. Mục tiêu
Hệ thống hoá các kiến thức về hình lăng trụ đứng và hình chóp đều.
Biết vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập.
Thấy được mối liên hệ giữa các hình đã học với thực tế.
B. Chuẩn bị
C. Các bước lên lớp
I. ổn định tổ chức lớp 
II. Kiểm tra bài cũ
HS trả lời các câu hỏi ôn tập chương.
III. Ôn tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- HS đọc nội dung bảng tổng kết về hình lăng trụ đứng, hình chóp đều.
- Làm BT 52.
 Muốn tính diện tích toàn phần thì trước hết phải tính chu vi và diện tích của mặt đáy ABCD.
 ABCD là hình thang cân. Vẽ đường cao AH.
–> Tính DH.
–> Tính AH.
–> Tính diện tính SABCD.
? Tính chu vi đáy, từ đó suy ra diện tích xung quanh.
–> Tính diện tích toàn phần.
- Làm BT 56.
? Thể tích khoảng không bên trong lều bằng đại lượng nào của hình chóp ?
 (thể tích)
–> Tính thể tích của hình chóp.
? Tính số vải bạt cần để dựng lều ntn ?
 (tính tổng diện tích 2 mặt bên và 2 mặt đáy của lăng trụ)
–> Tính diện tích 1 mặt bên.
–> Tính số vải bạt cần để dựng lều.
- Làm BT 57.
? Tính thể tích của hình chóp cụt đều ntn ?
 (lấy hiệu thể tích của 2 hình chóp đều L.ABCD và L.EFGH)
–> Tính thể tích của 2 hình chóp đều.
–> Tính thể tích của hình chóp cụt đều.
I- Bảng tổng kết
 SGK tr 126-127.
II- Bài tập
BT 52 (SGK tr 128)
 ABCD là hình thang cân
–> DH = (CD – AB): 2 = 1,5 (cm)
 Tam giác ADH vuông tại H
–> AH = = (cm)
 Diện tích đáy là:
 Sđ = SABCD = 14,23 (cm2)
 Diện tích xung quanh là:
 Sxq = 2p. h = (3+6+2.3,5).11,5 = 184(cm2)
 Diện tích toàn phần là:
 Stp = Sxq + 2. Sđ 
 184 + 2.14,23 = 212,46 (cm2)
BT 56 (SGK tr 129)
a) Diện tích đáy của lăng trụ là:
 Sđ = 1/2. 3,2. 1,2 = 1,92 (m)
 Thể tích của lăng trụ là:
 V = Sđ. h = 1,92. 5 = 9,6 (m3) 
 Vậy thể tích khoảng không bên trong lều là 9,6 m3.
b) Số vải bạt cần để dựng lều bằng tổng diện tích 2 mặt bên và 2 mặt đáy của lăng trụ.
 Diện tích 1 mặt bên là: 
 5. 2 = 10 (m2)
 Vậy số vải bạt cần để dựng lều là: 
 2. 10 + 2. 9,6 = 39,2 (m2)
BT 57b (SGK tr 129)
 L.ABCD và L.EFGH đều là hình chóp đều
 Thể tích hình chóp đều L.ABCD là
 V1 = 1/3. 202. 30 = 4000 (cm3)
 Thể tích hình chóp đều L.EFGH là
 V2 = 1/3. 102. 15 = 500 (cm3)
 Thể tích của hình chóp cụt đều là:
 V = V1 – V2 
 = 4000 – 500 = 3500 (cm3)
IV. Củng cố
Kết hợp với ôn tập.
V. Hướng dẫn về nhà
Làm các BT còn lại (SGK tr 127-130).
Tiết sau ôn tập cuối năm.
VI.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
1.Nội dung SGK:
2.Phương pháp đã thực hiện:
3.Nhận thức của học sinh:
4.Những điều cần bổ xung:..
Tuần 35 	 Ngày soạn: 
Tiết 68	 	 Ngày dạy : 
Ôn tập cuối năm
A. Mục tiêu
Củng cố các kiến thức đã học ở chương tứ giác.
Rèn luyện kĩ năng vẽ hình và chứng minh hình.
Phát triển khả năng phân tích tổng hợp của HS.
B. Chuẩn bị
GV: Thước kẻ.
HS: Ôn tập.
C. Các bước lên lớp
I. ổn định tổ chức lớp (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài mới)
III. Bài mới: (38')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Hãy làm bài 3 - SGK.
- GV gọi 1HS đọc đề bài.
? Hãy vẽ hình ghi GT, KL của bài toán ?
- GV gọi 1HS lên bảng làm.
- HS khác làm dưới lớp.
=> Nhận xét.
? Với dữ kiện bài cho thì tứ giác BHCK là hình gì ?
TL: Hình bình hành.
? Hãy nêu cách chứng minh ?
TL: Các cạnh đối //.
? Vì sao BH // CK ? và BK // CH ?
TL: 
- GV gọi 1HS lên bảng làm.
- HS khác làm dưới lớp.
=> Nhận xét.
? Hình bình hành BHCK là h. thoi khi nào
TL: - Hai cạnh kề bằng nhau.
 - Hai đường chéo vuông góc...
? ở bài này sử dụng cách nào ?
TL: Hai đường chéo vuông góc
? Nếu có HM BC thì ABC là tam giác gì ?
TL: 
? Tương tự hãy lập luận để BHCK là hình chữ nhật ?
TL:
 - Hãy làm bài 6 - SGK.
- GV gọi 1HS đọc đề bài.
? Hãy vẽ hình ghi GT, KL của bài toán ?
- GV gọi 1HS lên bảng làm.
- HS khác làm dưới lớp.
=> Nhận xét.
? Nếu coi hai đáy của ABC và ABK là BK và BC thì đường cao tương ứng của hai tam giác có đặc điểm gì ?
TL: Hai đường cao trùng nhau.
? Vậy tỉ số diện tích giữa hai tam giác tính ntn ?
TL: 
 ? Hãy tính tỉ số BK : BC ?
HD: Kẻ ME // AK thì BK ntn KE ? và KE ntn EC ?
? Vậy tỉ số BK : BC bằng bao nhiêu ?
TL:
- GV gọi 1HS lên bảng làm.
- HS khác làm dưới lớp.
=> Nhận xét.
bài 1( Bài 3 - SGK)
GT
 ABC
KL
 ABC có ĐK 
gì để: 
a)BHCK là h. thoi
b) BHCK là hcn.
Chứng minh.
Ta có:
Từ (1) và (2) suy ra tứ giác BHCK là hình bình hành.
Gọi M là trung điểm của BC.
a) BHCK là h. thoi khi và chỉ khi 
HM BC 
Vì H là trực tâm của ABC nên AH BC
=> A, H , M thẳng hàng
hay AM vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến => ABC cân tại A.
b) BHCK là hcn khi và chỉ khi BH HC
Xét tứ giác AEHD có 
Vậy ABC vuông tại A.
bài 2( Bài 6- SGK)
GT
 ABC
MA=MC
AD cắt BC tại K
KL
 ABK : ABC 
Chứng minh.
Kẻ ME // AK ( E BC )
Xét BME có DK // ME 
=> => KE = 2 BK.
Xét ACK có ME // AK và MA = MC
=> KE = EC hay KC = 2KE = 4BK
 => BC = BK + KC = BK + 4BK = 5 BK.
Vì ABC và ABK có chung đường cao hạ từ A nên: .
IV. Củng cố: (4')
	- Nêu dấu hiệu nhận biết các hình: hình bình hành, hình chữ nhật,.... ?
	- Nêu tính chất đường trung bình của tam giác ?
V. Hướng dẫn về nhà ( 2')
Làm các BT 1, 2, 4, 5, 7 (SGK tr 133).
Ôn tập tiếp phần tam giác đồng dạng và hình học không gian .
VI.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
1.Nội dung SGK:
2.Phương pháp đã thực hiện:
3.Nhận thức của học sinh:
4.Những điều cần bổ xung:..
Tuần 35 	 Ngày soạn: 
Tiết 69	 	 Ngày dạy : 
Ôn tập cuối năm (tiếp)
A. Mục tiêu
Củng cố các kiến thức đã học ở chương tứ giác.
Rèn luyện kĩ năng vẽ hình và chứng minh hình.
Phát triển khả năng phân tích tổng hợp của HS.
B. Chuẩn bị
GV: Thước kẻ.
HS: Ôn tập.
C. Các bước lên lớp
I. ổn định tổ chức lớp (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài mới)
III. Bài mới: (40')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Hãy làm bài 7 SGK.
- GV gọi 1HS đọc đề bài.
? Hãy vẽ hình ghi GT, KL của bài toán ?
- GV gọi 1HS lên bảng làm.
- HS khác làm dưới lớp.
=> Nhận xét.
- GV hướng dẫn HS theo sơ đồ:
BD = CE.
 và BM = CM
 và 
AK là p/giác của ABC
GT
 ABK DBM và ECM ACK
MD // AK
- GV gọi 1HS lên bảng làm.
- HS khác làm dưới lớp.
=> Nhận xét
- Hãy làm bài 9 - SGK.
- GV gọi 1HS đọc đề bài.
? Hãy vẽ hình ghi GT, KL của bài toán ?
- GV gọi 1HS lên bảng làm.
- HS khác làm dưới lớp.
=> Nhận xét.
? Hiểu cụm từ khi và chỉ khi có nghĩa là gì ?
TL: Chứng minh hai chiều.
? Phần thuận cho gì yêu cầu klàm gì ?
TL: 
? Hãy nêu cách chứng minh ?
TL: c/m hai tam giác đồng dạng.
? Đó là hai tam giác nào ?
TL: ABD và ACB
- GV gọi 1HS lên bảng làm.
- HS khác làm dưới lớp.
=> Nhận xét.
? Hãy nêu yêu cầu phần đảo ?
TL: 
? Tương tự hãy chứng minh ?
- GV gọi 1HS lên bảng làm.
- HS khác làm dưới lớp.
=> Nhận xét.
bài 1( Bài 7 - SGK)
GT
 ABC, AB < AC
AK là tia phân giác.
MB = MC.
MD // AK 
( D BA)
MD cắt AC tại E
KL
BD = CE.
-
Chứng minh.
Ta có: AK là đường phân giác của ABC
=> 
Vì MD // AK nên:
 ABK DBM và ECM ACK
 => 
Từ (1) và (2) ta có: 
mà : BM = CM (gt)
=> BD = CE.
bài 2( Bài 9- SGK)
GT
 ABC; AB <AC
KL
Chứng minh.
* C/ minh : 
Xét ABD và ACB có:
 chung và 
=> ABD ACB (g-g)
=> 
* C/ minh : 
Ta có: 
Xét ABD và ACB có:
 chung và 
=> ABD ACB (c-g-c)
=> 
Vậy 
IV. Củng cố: (3')
	- Nêu các cách chứng minh hai tam giác đồng dạng ?
	- Để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau ta còn có cách nào để chứng minh ?
V. Hướng dẫn về nhà ( 1')
Làm các BT 8; 10(SGK tr 133).
Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì II. .
VI.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
1.Nội dung SGK:
2.Phương pháp đã thực hiện:
3.Nhận thức của học sinh:
4.Những điều cần bổ xung:..
Tuần 35
Tiết 70
Ngày soạn:.. 
 Ngày dạy:.. 
 trả bài kiểm tra học kì
A. Mục tiêu:
- Nhận xét đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua bài làm tổng hợp phân môn: Hình học
- Đánh giá kĩ năng giải toán, trình bày diễn đạt một bài toán.
- Học sinh được củng cố kiến thức, rèn cách làm bài kiểm tra tổng hợp.
- Học sinh tự sửa chữa sai sót trong bài.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: chấm bài, đánh giá ưu nhược điểm của học sinh.
- Học sinh: xem lại bài kiểm tra, trình bày lại bài KT vào vở bài tập 
C.Tiến trình bài giảng: 
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (2') 
- Giáo viên trả bài kiểm tra học kì cho học sinh.
III. Bài mới (37')
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
- GV ghi đề bài câu 5 lên bảng.
? Làm thế nào để chọn được đáp án đúng ?
TL: Tính V
- GV gọi 1HS lên bảng làm
- HS khác làm dưới lớp.
=> Nhận xét.
? Vậy chọn đáp án nào ?
- GV ghi đề bài câu 6 lên bảng.
? Tìm x như thế nào ?
TL: áp dụng hệ quả của đlí Ta-lét.
- GV gọi 1HS lên bảng làm
- HS khác làm dưới lớp.
=> Nhận xét.
? Vậy chọn đáp án nào ?
TL: B
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 5: Thể tích của hình hộp chữ nhật có các kích thước 3 cm, 4 cm, 6cm bằng :
A. 72 cm3 
B. 30 cm3
C. 144 cm3
D. 84 cm3
Ta có: V = a. b . c = 3. 4. 6 = 72 cm3
Vậy chọn ý A.
Câu 6: Trong hình vẽ bên ( AB // CD ), giá trị x bằng bao nhiêu ?
A. x = 16
B. x = 10
C.x =12
D.x = 8
Giải.
Vì AB // CD , theo hệ quả của đlí Ta-lét có: 
Vậy chọn ý B.
- GV gọi HS đọc đề bài câu 3 phần tự luận.
? Hãy vẽ hình ghi GT, KL của bài toán.
- GV gọi 1HS lên bảng làm
- HS khác làm dưới lớp.
=> Nhận xét.
? Có nhận xét gì về CH và AB ?
TL: CH AB
? Vì sao CH // DF ?
TL: 
- GV gọi 1HS lên bảng làm
- HS khác làm dưới lớp.
=> Nhận xét.
b) 
 AHE BHD
 và 
 đđ
- GV hướng dẫn HS theo sơ đồ.
- GV gọi 1HS lên bảng làm
- HS khác làm dưới lớp.
=> Nhận xét.
Phần II: Phần tự luận
GT
ABC; AD BC
BE AC
AD cắt BE tại H
DF AB
KL
a) DF //CH.
b) AH. AD = AE. AC.
c)ACBEHD 
Chứng minh.
a)Ta có:AD và BE là hai đường cao của ABC
mà AD cắt BE tại H 
=> H là trực tâm của ABC
=> CH AB
Ta lại có: DF AB
=> CH // DF.
b) Xét AHE và ACD có:
 chung và 
=> AHE ACD (g-g)
=> 
c) Xét AHE và BHD có:
 (đđ) và 
=> AHE BHD (g-g)
=> 
Xét AHB và EHD có:
 (đđ) và 
=> AHB EHD (g-g)
IV. Củng cố: ( 5')
	- GV cho HS lần lượt nêu các lỗi mà mình mắc phải.
	- HS trả lời.
	- GV chốt lại các lỗi HS hay mắc, cách sửa.
V. HDVN: (1')
	- ôn tập kiến thức đã học.
VI.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
1.Nội dung SGK:
2.Phương pháp đã thực hiện:
3.Nhận thức của học sinh:
4.Những điều cần bổ xung:..

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh 8 tiet 51-70(HKG).doc