Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 59: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 59: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận - Năm học 2011-2012

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Thấy rõ vai trò kết hợp của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự và biết vận dụng viết đoạn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1. Kiến thức:

- Đoạn văn tự sự.

- Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

 2. Kỹ năng:

- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ.

- Phân tích tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.

 3. Thái độ: Vận dụng yếu tố lập luận trong nói và tạo lập văn bản tự sự

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp giải thích, phân tích, phát vấn,thuyết trình, thảo luận nhóm.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS

 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 9A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài viết ở nhà của HS

 3. Bài mới: Các em đã được tìm hiểu về mặt lý thuyết yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Giờ học này chúng ta cùng nhau luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị lụân.

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 993Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 59: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12 Ngày soạn: 01/11/2011
Tiết PPCT: 59 Ngày dạy: 03/11/2011
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy rõ vai trò kết hợp của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự và biết vận dụng viết đoạn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận..
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
- Đoạn văn tự sự.
- Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 2. Kỹ năng: 
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ.
- Phân tích tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.
 3. Thái độ: Vận dụng yếu tố lập luận trong nói và tạo lập văn bản tự sự
C. PHƯƠNG PHÁP: 
- Vấn đáp giải thích, phân tích, phát vấn,thuyết trình, thảo luận nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS
 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài viết ở nhà của HS 
 3. Bài mới: Các em đã được tìm hiểu về mặt lý thuyết yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Giờ học này chúng ta cùng nhau luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị lụân.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG 
GV củng cố kiến thức liên quan đến văn tự sự với người kể, ngôi kể, các yếu tố nghị luận......trong văn bản tự sự
Phát vấn HS trả lời. GV chốt ý
LUYỆN TẬP
1 HS đọc đoạn văn(SGK /160)
GV:Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào?
HS hoạt động độc lập, suy nghĩ và trả lời
GV: Chỉ ra vai trò của các yếu tố nghị luận trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn?
GV: Nếu lược bỏ các yếu tố nghị luận đó đi có được không? Vì sao?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Bài học rút ra từ đoạn văn trên là gì?
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2
HS viết đoạn văn tự sự dựa vào văn bản Ánh trăng đã học
Thực hành viết đoạn văn tự sự 
 HS đọc lại văn bản Ánh trăng – Nguyễn Duy
GV:Xác định thứ tự kể, ngôi kể?
GV: Yếu tố nghị luận?
HS Trả lời
HS tập viết đoạn – 5 phút – 4 nhóm
Gv sửa chữa và chốt ý
- Sau khi viết xong, HS thử thay đổi ngôi kể bằng ngôi thứ ba và lựa chọn yếu tố nghị luận cho phù hợp khi viết một đoạn văn tự sự.
HS đọc yêu cầu bài tập 3, GV hướng dẫn làm bài
GV đọc đoạn văn mẫu
(“Thứ bảy vừa qua, chi đội em sinh hoạt tại phòng học của lớp như thường lệ. Mai Lan, lớp trưởng bé nhỏ điều khiển chương trình buổi sinh hoạt. Không khí của buổi sinh hoạt thật sôi nổi. Cả lớp tranh luận xem Nam có phải là người bạn tốt. Nam vốn là người ít nói lại không mấy chịu thanh minh cho mình. Một lần Nam mách cô về việc các bạn tự ý bỏ học đi đá bóng. Một số bạn trong lớp đã hiểu lầm Nam. Tôi thiết nghĩ bạn Nam nói với cô là một việc nên làm. Có như vậy Nam mới giúp các bạn nhận ra khuyết điểm”)
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: Hs viết hoàn chỉnh đoạn văn kể về buổi sinh hoạt lớp
I.TÌM HIỂU CHUNG :
* Củng cố kiến thức :
- Sự việc được kể, người kể, trình tự kể..
- Các yếu tố nghị luận được sử dụng để làm cho tự sự sâu sắc hơn với việc bày tỏ quan điểm, lập trường, cách nhìn, đánh giá.
- Trong đoạn văn tự sự, các yếu tố nghị luận không được lấn át tự sự.
II.LUYỆN TẬP:
Bài tập 1 : Đoạn văn: “Lỗi lầm và sự biết ơn”
- Yếu tố nghị luận thể hiện ở các câu văn :
+ “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, trong lòng người”.
 -> Yếu tố nghị luận mang tính triết lí về cái giới hạn và cái trường tồn trong đời sống tinh thần con người.
+ “Vậy mỗi chúng ta... ghi những ân nghĩa lên đá”.
->Yếu tố nghị luận này nhắc nhở con người cách ứng xử có văn hóa trong cuộc sống
=> Vai trò của các yếu tố nghị luận trên:
- Làm cho câu chuyện sâu sắc, giàu tính triết lý giàu tính giáo dục cao. Nếu bỏ các yếu tố nghị luận trên thì tư tưởng của của đoạn văn sẽ bị giảm
=> Bài học rút ra từ câu chuyện là sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình.
Bài tập 2 :Viết đoạn văn tự sự và xác định sự việc, thứ tự kể, ngôi kể, người kể :
HS viết đoạn văn tự sự dựa vào văn bản Ánh trăng đã học
- Ngôi kể thứ nhất, người kể xưng tôi
- Thứ tự kể : theo trình tự thời gian từ nhỏ ở rừng , đến lúc chiến tranh và về thành phố
- Yếu tố nghị luận : triết lí về hình ảnh ánh trăng có nhiều tầng nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng....Nhắc nhở con người thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn” 
Bài tập 3:Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp
* Gợi ý: Những nội dung cần trình bày trong đoạn văn:
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào?
+ Thời gian : tiết 5 ngày thứ 7
+ Địa điểm :tại phòng học của lớp 
+ Người điều khiển: lớp trưởng
+ Không khí của buổi sinh hoạt : nghiêm túc
- Nội dung của buổi sinh hoạt: tổng kết việc thực hiện các nội dung, kế hoạch trong tuần
+ Phát biểu về vấn đề: Nam là người bạn tốt ( lý do:lớp tuyên dương những bạn đã biết giúp đỡ các bạn khác nhưng không có bạn Nam )
- Thuyết phục cả lớp với lý lẽ như thế nào?(đưa ra ví dụ, lời phân tích....)
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Rút ra bài học trong việc viết đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận: đoạn văn được sắp xếp thành mục đích tự sự, yếu tố nghị luận được đưa vào bài khi cần thiết và không làm ảnh hưởng đến việc kể chuyện
- Viết một đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học
- Chuẩn bị: “Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự”
E. RÚT KINH NGHIỆM:.
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT59- LTVĐVNL.doc