Giáo án Lớp 4 - Tuần 1,2,3 - Năm học 2010-2011

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1,2,3 - Năm học 2010-2011

I- MỤC TIÊU:

 - Đọc đúng các từ ngữ ( Cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, lương ăn.). Đọc lưu loát cả bài và biết cách đọc phù hợp với lời lẽ, tính cách của mỗi nhân vật ( Nhà trò, Dế Mèn .)

 - Hiểu được bài ca ngợi tấm lòng hào hiệp, yêu thương người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu cuả Dế Mèn.

* Đọc đánh vần 2-3 câu trong bài.

II- CHUẨN BỊ :

 - Bảng phụ: Viết sẵn đoạn 2.

 - Tập truyện: Dế Mèn phiêu lưu kí ( Tô Hoài)

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Giới thiệu bài: + Giới thiệu SGK Tiếng Việt 4 và các kí hiệu SGK.

 + Giới thiệu chủ điểm: Thương người như thể thương thân với tranh minh hoạ ( SGK - 3)

 + Giới thiệu tập truyện: Dế Mèn phiêu lưu kí, Trích đoạn : Dế Mèn Bênh vực kẻ yếu.

 

doc 107 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1,2,3 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 16 tháng 08 năm 2010
	Tập đọc
$1. Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I- Mục tiêu:
 	- Đọc đúng các từ ngữ ( Cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, lương ăn...). Đọc lưu loát cả bài và biết cách đọc phù hợp với lời lẽ, tính cách của mỗi nhân vật ( Nhà trò, Dế Mèn ...)
	- Hiểu được bài ca ngợi tấm lòng hào hiệp, yêu thương người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu cuả Dế Mèn.
* Đọc đánh vần 2-3 câu trong bài.
II- Chuẩn bị :
	- Bảng phụ: Viết sẵn đoạn 2.
	- Tập truyện: Dế Mèn phiêu lưu kí ( Tô Hoài)
III- Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: + Giới thiệu SGK Tiếng Việt 4 và các kí hiệu SGK.
	+ Giới thiệu chủ điểm: Thương người như thể thương thân với tranh minh hoạ ( SGK - 3) 
	+ Giới thiệu tập truyện: Dế Mèn phiêu lưu kí, Trích đoạn : Dế Mèn Bênh vực kẻ yếu.
2. Phát triển bài. 
a. Luyện đọc:
- Gv gọi 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp (3 lượt) + Sửa lỗi + phát âm.
- 4 hs thực hiện đọc ( lượt 1) 
- Các học sinh khác đọc lượt 2, 3.
- Cả lớp đọc thầm và nhận xét bạn đọc bài.
- Gv gọi 2 em khác đọc lại toàn bài.
- 2 em đọc + cả lớp đọc thầm và nhận xét bạn đọc.
- Gv gọi 1 em đọc chú giải ( SGK - 5)
- 1 em đọc + cả lớp theo dõi.
- Gv đọc mẫu lần 1:
- Theo dõi Gv đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài và hướng dẫn hs đọc diễn cảm.
- Truyện có những nhân vật nào?
- Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện.
- Kẻ yếu được Dế Mèn bệnh vực là ai?
- Chị Nhà Trò.
* GT: Nhà Trò (SGk)
- Hs đọc thầm đoạn 1.
? Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
- Nhà Trò đang gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội.
? Đoạn 1 ý nói gì?
- Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
- Gv ghi ý lên bảng:
- Nhiêù học sinh nhắc lại ý 1.
- 1 Hs đọc to, cả lớp đọc thầm Đ2.
? Tìm trong đoạn 2 những cgi tiết cho thấy chị nhà Trò rất yếu ớt?
* GT: Ngắn chùn chùn, : Ngắn quá mức.
- Thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự phấn... cánh mỏng như cánh bướm, ngắn chùn chùn - lâm vào cảnh nghèo túng.
? Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt yếu ớt của ai?
- Dế Mèn.
? Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn Nhà Trò?
- Sự ái ngại, thông cảm với chị Nhà Trò.
- Đoạn 2 đọc với giọng như thế nào?
- Chậm thể hiện sự yếu ớt.
- Hs đọc đoạn 2 thể hiện giọng.
- ý đoạn 2: 
- Hình dáng yếu ớt đến tội nghịêp của chị Nhà Trò.
- Hs đọc thầm đoạn 3.
? Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp đe doạ ntn?
- Đánh, chăng tơ bắt, doạ sẽ vặt chân, vặt cánh, ăn thịt.
? Đoạn này là lời của ai?
- Nhà Trò.
? Qua lời kể của Nhà Trò chúng ta thấy được điều gì?
- Tình cảm đáng thương của chị Nhà Trò.
? Giọng đọc đoạn này?
- Kể lể, đáng thương.
* GV cho học sinh thể hiện giọng đọc.
- 2 em đọc
- Gv gọi hs đọc đoạn 4:
- 1 em đọc cả lớp đọc thầm.
? Trước tình cảnh đang thương của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì?
- Xoè 2 càng, nói với chị Nhà Trò : 
" Em đừng sợ... cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu"
? Lời nói và việc làm của Dế Mèn cho em biết Dế Mèn là người như thế nào?
- Có tấm lòng hào hiệp, dũng cảm, bênh vực người yếu hơn mình.
- Đoạn cuối baì ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì?
- Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.
- Gv ghi ý lên bảng:
- Nhiều em nhắc lại.
- Cách đọc câu nói của Dế Mèn?
- Giọng mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện sự bất bình.
- Cho hs đọc:
 - 2 em đọc
? Qua câu chuyện tác giả muốn nói với ta điều gì?
- Tác giả ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ bất công.
? Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân hoá, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
- Cho học sinh tự do nêu theo ý các em.
c. Thi đọc diễn cảm: 
- Gv tổ chức cho hs đọc phân vai.
3. Kết luận:
- Cho hs nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài Mẹ ốm (9).
 Toán
$02. Ôn tập các số đến 100 000.
I. Mục tiêu: 
 HD học sinh ôn tập về:
- Cách đọc, viết số đến 100 000.
- Phân tích cấu tạo số . Chu vi của một hình.
* Thực hiện 1 số phép tính đơn giản.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1- Giới thiệu bài: 
2- Phát triển bài .
a- Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng. Số : 83 251? Đọc và nêu rõ chữ số
 hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm , hàng nghìn, ...
? Tương tự với các số: 83 001; 80 201; 80 001.
? Nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề?
?Nêu các số tròn trăm, tròn chục, ...?
b- Thực hành
Bài 1 ( 3 ) GV chép đề lên bảng 
? Các số trên tia số đợc gọi là số gì ?
 ? Hai số đứng liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
? Vạch thứ nhất viết số ?
? Học sinh lên làm tiếp.
- Phần b làm tương tự:
Bài 2(5) Viết theo mẫu.
- G v kẻ sẵn bảng và ghi mẫu vào bảng: 
Hs đọc
 Hs nêu
1 chục = 10 đv
1 trăm = 10 chục...
Hs nêu
a.Hs đọc yêu cầu
0 10 000 ... 30 000 ... ...
 10 000
 20 000
36 000; 37 000; 38 000; 39000; 
40 000; 41 000; 42 000.
Đọc yêu cầu
Hs đọc mẫu, lên bảng làm những số tương tự, lớp làm vào nháp. 
Viết số
Chục nghìn
Nghìn 
Trăm
Chục 
đv
Đọc số
42 571
4
2
5
7
1
Bốn mươi hai nghìn năm trăm bảy mươi mốt
Sáu mươi ba nghìn tám trăm năm mươi
91 907
16 212
7
0
0
0
8
Gv cùng hs nhận xét , chữa bài.
Bài 3 (5 ) Viết số sau thành tổng
 8723
các số khác tơng tự: 9171; 3082; 7006.
b,9000 + 200 +30 + 2 =?
- Gv chấm bài , nx.
Bài 4 ( 5 ) Tính chu vi các hình
Gv vẽ hình lên bảng
Gv nhận xét .
? Muốn tính chu vi một hình ta làm 
như thế nào?
? Giải thích cách tính chu vi hình MNPQ và hình GHIK?
3. Kết luận.
- Nx tiết học.
Xem trước các bài ôn tập tiếp theo.
Đọc yêu cầu:
8723 = 8000 + 700 + 20 + 3
Hs làm vào vở
.....= 9232
Bài còn lại làm tương tự
Hs làm bài vào vở, đổi chéo vở kiểm tra nhận xét.
Hs đọc yêu cầu.
Hs làm bài vào nháp, 3 hs lên bảng.
+ Chu vi hình ABCD là; 
 6 + 4 +3 + 4 = 17( cm )
+Chu vi hình MNPQlà:
 ( 4 + 8) x 2 = 24 ( cm ) 
+ Chu vi hình GHIK là : 
 5 x 4 = 20 (cm)
Hs đổi chéo nháp kiểm tra, nx bài làm trên bảng.
- Tính tổng độ dài các cạnh.
- Hình chữ nhật và hình vuông
 Chính tả (nghe - viết).
$01. Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết chính xác, tương đối đẹp đoạn văn từ : Một hôm....vẫn khóc.
- Viết đẹp đúng tên riêng : Dế mèn, Nhà Trò.
- Làm đúng bài tập phân biệt l/n hoặc an /ang và tìm đúng tên vật chứa tiếng có
âm đầu l/n hoặc an /ang.
* Nhìn chép 1 đoạn trong bài.
II-Chuẩn bị: Bảng phụ viết bài tập 2 (5).
III. Các hoạt động dạy học.
Giới thiệu bài.
Phát triển bài.
? Nêu tên bài tập đọc mới học?
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Gv đọc đoạn 1+2 của bài.
-Hs lắng nghe.
a. Hướng dẫn viết chính tả:
- Gv gọi 1 em đọc đoạn : Một hôm...vẫn khóc.
- 1 em đọc, lớp nghe.
? Đoạn trích cho em biết về điều gì?
- Hoàn cảnh Dế Mèn gặp chị Nhà Trò và hình dáng yếu ớt đáng thương của Nhà Trò.
- Hướng dẫn viết bảng con;
- cỏ xước xanh dài, tỉ tê, chùn chùn, đá cuội,
? Trong bài có từ nào viết hoa? Vì sao?
- Dế Mèn, Nhà Trò ( Tên riêng)
- Hs viết bảng con.
? Bài viết trình bày như thế nào?
- Trình bày là 1đoạn văn.
- Gv đọc bài viết tốc độ vừa phải 90 tiếng / 1 phút.
- Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc lại cho học sinh soát lỗi.
- Hs đổi vở soát lỗi.
b. Hướng dẫn làm bài tập và chấm bài.
Bài 2a (5).
Đọc yêu cầu bài:
- 1 hs đọc
Bài yêu cầu gì?
- Điền l hay n vào chỗ ...
- Y/c hs tự làm bài vào sgk bằng chì.
- 1 em làm vào bảng phụ.
- Chấm bài chính tả:
- Chữa bài: 
- Nhận xét chữa bài của bạn trên bảng phụ.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: lẫn - nở nang, béo lẳn, chắc nịch, lông mày, loà xoà,...
Bài 3 (6).
- Hs đọc yêu cầubài.
- Bài yêu cầu gì?
- Giải đố.
- Gv cho hs giải vào bảng con:
- Nhóm 2 thảo luận và ghi vào bảng con.
- G chấm bài chính tả.
- Hướng dẫn giải đố và chốt lời giải đúng:
a. Cái la bàn.
b. Hoa ban.
* Chữa lỗi chính tả trong bài viết của các em.
3. Kết luận : 
- Lưu ý các trường hợp viết l/n; 
- Nhận xét giờ học.
* Dặn dò: Bài tập 2b, Những em viết xấu sai nhiều lỗi chính tả viết lại.
Khoa học.
$01. Con người cần gì để sống ?
I - Mục tiêu : 
 Sau bài học, Hs có khả năng :
- Nêu được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình.
- Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần ttrong cuộc sống.
- Có ý thức bảo vệ những yếu tố cần cho sự sống của con người.
II- Chuẩn bị.
- 6 phiếu học tập, 4 bộ phiếu dùng cho trò chơi.
III- Hoạt động dạy học.
1.Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài.
a. Hoạt động 1 : Động não .
- Mục tiêu : Hs liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình.
- Cách tiến hành : 
? Kể ra những thứ các em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống của mình?
Hs trả lời, bổ sung.
- Gv nx, kết luận: 
Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là : 
+ Đk vật chất: thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại..
+ Đk tinh thần, văn hoá, xã hội, như tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập , vui chơi giải trí, ...
- Hs nhắc lại kết luận trên.
b- Hoạt động 2 : Làm việc với phiếu học tập và Sgk.
- Mục tiêu: Hs phân biệt được những yếu tố mà con người và sinh vật khác cần để duy trì sự sống với những yêú tố mà chỉ con người mới cần.
- Cách tiến hành: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm 2
Gv chia nhóm, phát phiếu
Hs nhận phiếu làm theo nhóm.
Phiếu học tập
 Hãy đánh dấu x vào cột tương ứng những yếu tố cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
Những yếu tố cần cho sự sống
Con người
 động vật
 Thực vật
1, Không khí
2, Nước
3, ánh sáng
4, Nhiệt độ
5, Thức ăn
 6, Nhà ở 
7, Tình cảm gia đình
8, Phơng tiện giao thông
9, Tình cảm bạn bè
10, Quần áo
11, Trường học
12, Sách báo
13, Đồ chơi
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
Gv cùng Hs nhận xét , trao đổi, chữa bài.
? Như mọi sinh vật con người cần gì để duy trì sự sống ?
 - 5 yếu tố ( 1 - 5 )
? Hơn hẳn những sinh vật khác của con người còn cần những gì?
 ...con người cần : các yếu tố: 6 - 13.
Gv chốt lại ý chính.
Hs nhắc lại
c- Hoạt động 3: Trò chơi cuộc hành trình đến hành tinh khác.
- Mục tiêu : Củng cố những kiến thức đã học về những điều kiện cần để duy trì sự sống của con người.
- Cách tiến hành :
Gv chia nhóm, phát bộ đồ chơi 20 tấm phiếu: Những thứ cần có, muốn có.
 Hs đại diện nhóm nhận phiếu
- Hd : Mỗi nhóm chọn 10 thứ cần mang theo khi đến hành tinh khác, phiếu còn lại nộp cho Gv 
Vd : Nước uống, bánh mì, ô tô, quần áo, ti vi,...
 + Chọn tiếp 6 thứ cần thiết hơn cả để mang theo và phiếu còn lại nộp cho Gv.
 Hs chọn và chơi
- Dán những phiếu đã chọn vào tấm bìa dán lên bảng 
- Trình bày kết quả: 
- Đại diện nhóm, trình bày và giải thích tại sao.
- Tổng kết:
- Lựa chọn nhóm chọn nhanh và hợp lý nhất.
3. Kết luận..
? Nhắc lại mục bạn cần biết Sgk
1,2 Hs
- Gv nx tiết ...  vẽ một số con vật quen thuộc.
	-HS yêu mến và có ý thức chăm sóc vật nuôi.
II, Chuẩn bị:
	-Tranh ảnh một số con vật .
	-Vở vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các HĐ dạy- học chủ yếu:
A.KT bài cũ: KT đồ dùng của HS
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài.
a. HĐ1:Tìm chọn nội dung đề tài.
 -GV cho HS quan sát tranh.
b. HĐ2:Cách vẽ con vật.
-GV gợi ý cách vẽ theo 3 bước:
 +Vẽ phác hình chung.
 +Vẽ các chi tiết.
 +Sửa chữa hoàn chỉnh và vẽ màu.
c. HĐ3:Thực hành:
-GV nêu yêu cầu.
GV quan sát chung , hướng dẫn những HS yếu.
d. HĐ4:Nhận xét đánh giá:
-GV cùng HS chọn một số bài có ưu điểm, nhược điểm rõ nét để NX.
3. Kết luận:
-Quan sát các con vật trong cuộc sống.
-Sưu tâm hoạ tiết trang trí dân tộc.
-HS tìm hiểu về:
+Tên con vật?
+Hình dáng , màu sắc con vật ?
+Đặc điểm nổi bật của con vật?
+Các bộ phận chính của con vật?
+Em sẽ vẽ con vật nào?
-1HS nhắc lại.
-HS thực hành vẽ.
-HS xếp loại các bài đã nhận xét.
Thứ sáu ngày 04 tháng 09 năm 2009
Tập làm văn.
$6: Viết thư.
I/ Mục tiêu:
- HS nắm chắc hơn ( so với lớp 3) mục đích của việc viết thư, ND cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
- Biết vận dụng KT để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin.
II/ Chuẩn bị: 
-Bảng phụ viết đề văn( phần luyện tập).
III/ Các HĐ dạy- học:
1/ GT bài:
2/ Phát triển bài.
a/ Phần nhận xét:
- Gọi1 HS đọc bài: Thư thăm bạn.
? Lương viết thư cho Hồng để làm gì?
? Người ta viết thư để làm gì?
?Để thực hiện mục đích trên một bức thư cần có những Nd gì?
Gợi ý: Trong bức thư, ngoài lời chào hỏi, bạn Lương có nêu mục đích viết thư không?
Bạn thăm hỏi tình hình GĐ và địa phương của Hồng như thế nào?Bạn thông báo sự quan tâm của mọi người với ND vùng bị lũ lụt như thế nào?
? Qua bức thư đã đọc, em thấy một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào?
b/ Phần ghi nhớ:
c/ Phần luyện tập
a/ Tìm hiểu đề:
- GV gạch chân TN quan trọng.
? Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?
? Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì?
? Thư viết cho bạn cùng tuổi xưng hô như thế nào?
? Cần thăm hỏi bạn những gì?
? Cần kể cho bạn những gì về ình hình ở lớp, ở trường hiện nay?
? Nên chúc bạn, hứa hẹn điều gì?
b/ HS thực hành viết thư:
Gv chấm chữa 2-3 bài.
- 1 HS đọc bài.
- Lớp trả lời câu hỏi SGK.
- Thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến, chia vui, chia buồn, bày tỏ tình cảm với nhau.
+ Nêu lí do, mục đích viết thư.
+ Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
+ Thông báo tình hình của người viết thư.
+ Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
- Có'.....
- Mọi người quyên góp ủng hộ.
- Đầu thư: ghi địa điểm, thời gian viết thư. Lời thưa gửi.
- Cuối thư: ghi lời chúc, lời cảm ơn , hứa hẹn của người viết thư.Chữ kí và tên hoặc họ tên của người viết thư.
- 3 HS đọc ghi nhớ SGK lớp ĐT.
- 1 HS đọc đề, lớp ĐT tự xác định yêu cầu của đề.
- Một bạn trường khác.
- Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay.
- Xưng hô gần gũi, thân mật: Bạn, cậu, tớ, mình.
- Sức khoẻ , việc học hành ở trường mới, tình hình GĐ, sở thích của bạn: đá bóng, chơi cầu....
- Tình hình học tập, sinh hoạt, vui chơi, thầy cô giáo bạn bè, kế hoạch sắp tới của lớp, trường.
- Chúc bạn khoẻ, học giỏi, hẹn gặp lại....
- Viết ra nháp những ý cần viết trong thư.
- Dựa vào dàn ý trình bày bài (2HS).
- Viết thư vào vở.
- 2 HS đọc bài.
3. Kết luận:
- NX tiết học.
-BTVN: HS viết bài ở nhà.
Toán:
$15: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
I/ Mục tiêu: HD HS hệ thống hoá 1 số hiểu biết ban đầu về.
- Đặc điểm của hệ thập phân.
- Sử dụng 10 kí hiệu( chữ số) để viết số trong hệ thập phân.
- Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong1 số cụ thể.
* Hiểu đặc điểm của hệ TP- viết số trong HTP.
II/ Các HĐ dạy - học:
A/ KT bài cũ:? Thế nào là dãy số TN?
 ? Số TN nhỏ nhất là số nào? Số TN lớn nhất là số nào?
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài.
a. Nhận biết đặc điểm của HTP.
? ở mỗi hàng chỉ có thể viết được? CS.
? Cứ 10 đv ở 1 hàng hợp thành mấy đv ở hàng trên liền nó?
VD: 10 đv= 1 chục.
10 chục= 1 trăm.
10 trăm= 1 nghìn...........
? Với 10 CS : 0, 1, 2, ........9 ta có thể viết được số TN như thế nào? GV ghi bảng.
* KL: với 10 CS : 0, 1, 2,...9 ta có thể viết được mọi số TN.
b/ Giá trị của mỗi CS phụ thuộc vào vị trí của nó trong 1 số cụ thể.
GV: viết số TN với các đặc điểm trên được gọi là viết số TN trong hệ thập phân.
3/ Thực hành: 
Bài 1(T10):? Nêu yêu cầu?
? Số....gồm? chục nghìn? nghìn? trăm? chục? đv?
Bài 2(T20): ? Nêu yêu cầu?
Bài 3(T20):?Nêu yêu cầu?
ghi GT của CS 5 trong mỗi số sau.
- 1 CS.
- .....1 đv ở hàng trên liền nó.
- HS nêu số.
? Nêu VD giá trị của mỗi số phụ thuộ vào vị trí của nó trong 1 số cụ thể?
315 000, 3 468 503.....
- Làm vào SGK.
- Viết số.
- Hs làm voà vở.
873= 800 + 70 + 3.
4 738= 4000 + 700 + 30 + 8.
10 837 = 10 000 + 800 + 30 + 7.
- làm vào SGK.
- Đọc BT.
 Số
 45
 57
 561
 5824
 5 842 769
Giá trị của chữ số 5
 5
 50
 500
 5000
5 000 000
3/ Kết luận:
- NX giờ học.BTVN: Làm BT trong VBT.
Khoa học.
$6: Vai trò của vi- ta- min,
 chất khoáng và chất xơ.
I/ Mục tiêu:Sau bài học, HS có thể:
- Nói tên và vai trò của các T/ăn chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ.
- Xác định nguồn gốc của nhóm T/ăn chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ.
II/ Chuẩn bị:Hình vẽ t14-15 SGK.
 Bút dạ, giấy khổ to.
III/ Các HĐ dạy- học:
A/ KT bài cũ:? Kể tên 1 số T/ăn chứa nhiều chất đạm?
 ? Nêu vai trò của chất đạm?
? Kể tên 1 số T/ăn chứa nhiều chất béo? Vai trò của chất béo?
B/ Bài mới:
1/ GT bài:
2/ Phát triển bài:
*HĐ1: Trò chơi thi kể các T/ăn chứa nhiều vi-ta-mi, chất khoáng và chất xơ.
+Mục tiêu:- Kể tên 1 số T/ăn chưa nhiều Vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ.
- Nhận ra nguồn gốc của T/ăn chứa nhiều chất khoáng, chất xơ và vi- ta- min.
+ Cách tiến hành:
B1: T/c và hướng dẫn. T/g( 8- 10') - Chia lớp thành 4 nhóm.
- HDHS hoàn thành bảng theo. - Thi đua T/g 8-10'.
mẫu
Tên T/ăn
Nguồn gốc ĐV
Nguồn gốc TV
Chứa vi- ta- min
Chứa chất khoáng
Chứa chất xơ
rau cải
cà rốt
 x
 x
 x
 x
 x
 x
 x
 x
B2: Làm việc N10.
B3: Trình bày
- Các nhóm điền vào phiếu.
- Trình bày SP.
- NX, đánh giá.
*HĐ2: Thảo luận về vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và nước.
+ Mục tiêu: nêu được vai trò cửa vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và nước.
+ Cách tiến hành:
B1: Thảo luận về vai trò của vi- ta- min.
- Gv phát phiếu.
? Kể tên 1số vi- ta- min mà em biết?
? Nêu vai trò của vi- ta- min đó?
? Nêu vai trò của nhóm T/ăn chứa vi- ta- min đối với cơ thể?
- TL nhóm 4 theo Ch.
- Vi- ta- min: A, B, C, D......
- HS nêu.
- C2 năng lượng, rất cần cho HĐ sống của cơ thể. Nếu thiếu vi- ta-min cơ thể sẽ bị bệnh.
* Kết luận: Mục bóng đèn toả sáng.
- Thiếu vi- ta- min A: Mắc bệnh khô mắt, quáng gà.
- '' B: " còi xương ở trẻ.
- " C: " chảy máu chân răng...
- " D: " bị phù....
B2: Thảo luận về vai trò của chất khoáng.
? Kể tên 1 số chất khoáng. Nêu vai trò của chất khoáng đó?
? Nêu vai trò của nhóm T/ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể.
- Can- xi giúp xương PT.
- Chất sắt tạo ra máu.
- I- ốt.
- Chất khoáng tham gia vào việc XD cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển mọi HĐ sống. Thiếu chất khoáng cơ thể bị bệnh.
* Kết luận: Mục bóng đèn toả sáng.
- Thiếu sắt gây thiếu máu.
- Thiếu can- xi ảnh hưởng tới HĐ của tim, khả năng tạo huyết đường máu, gây loãng xương ở người lớn.
- Thiếu i- ốt sỉnh ra bướu cổ.
B3: Thảo luận về vai trò của chất xơ và nước.
? Tại sao hàng ngày ta phải ăn T/ăn chứa chất xơ?
?Hàng ngày ta cần uống khoảng bao nhiêu nước? Tại sao cần uống đủ nước?
- Đảm bảo HĐ bình thường của bộ máy tiêu hoá.
- 1ngày cần uống khoảng 2 l nước. Vì nước giúp cho việc thải chất thừa, chất độc hại ra khỏi cơ thể.
* Kết luận:
- Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo HĐ bình thường của bộ máy tiêu hoá qua việc tạo thành phân giúp cơ thể thải được chất cặn bã ra ngoài.
- Cần uống đủ khoảng 2 l nước/1 ngày. Vì nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể. Nước giúp cơ thể thải chất thừa, chất độc hại....
3/ Kết luận:
- 2 HS đọc mục bóng đèn toả sáng.
- NX giờ học. BTVN học thuộc bài vận dụng KT vào cuộc sống.
 Kĩ thuật :
$3: Cắt vải theo đường VạcH dấu .
I. Mục tiêu :
- HS biết vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu .
- Vạch được đường dấu tên vải và cắt được vải theo đường kẻ dấu đúng quy trình, đúng kĩ thuật. 
- Giáo dục ý thức an toàn lao động .
II. Chuẩn bị :
- Mẫu vải đã vạch dấu đường thẳng đường cong .
- 1 mảnh vải kích thước 20 x 30 cm, kéo cắt vải, phấn may, thước .
III. Các hoạt động dạy và học : 
1. Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài.
*) HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và NX:
- Giới thiệu mẫu 
? Em có nhận xét gì về hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu ?
? Nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải ?
? Nêu các bước cắt vải theo đường vạch dấu ?
- Quan sát 
- Đường vạch dấu, đường cắt theo đường thẳng, đường cong .
- Để cắt vải được chính xác không bị xiên lệch 
- 2 bước. Vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu 
*)HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật .
1. Vạch dấu trên vải :
*) Lưu ý : - Trước khi vạch dấu phải vuốt phẳn vải .
- Vạch dấu phải thẳng dùng thước có cạnh thẳng, đặt thước đúng vị trí đánh dấu 2 điểm có độ dài cần cắt. Kẻ nối 2 điểm đã đánh dấu .
- Vạch đường dấu cong (tương tự )
- GV đính vải lên bảng 
? Nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong lên vải ?
2. Cắt vải theo đường vạch dấu :
a. Cắt vải theo đường vạch dấu :
? Nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu đường thẳng ?
b. Cắt vải theo đường cong :
? Nêu cách thực hiện ?
- Quan sát hình 1a,1b.
 Nghe 
 - 1HS lên bảng đánh dấu 2 điểm cách nhau 15 cm, nối 2 điểm 
 - HS vạch dấu đường cong lên mảnh vải 
- Quan sát h2a, 2b.
- Tay trái giữ vải, tay phải điều khiển kéo cắt vải .
- Mở rộng 2 lưỡi kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ xuống mặt dưới để mặt vải không bị cộm lên. Tay trái cầm 
vải nâng nhẹ .
- Cắt theo đường dấu từng nhát dứt khoát để đường cắt thẳng .
- Tương tự cắt theo đường thẳng .Cắt nhát ngắn, dứt khoát theo đường dấu, xoay nhẹ vải kết hợp với lượn kéo theo đường cong .
*) HĐ3: HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu .
- Mỗi HS vạch 2 dường dấu thẳng mỗi 
đường dài 15 cm 
2 đường cong tương đương với 2
 đường thẳng.
 - Thực hành 
- Cắt vải theo đường kẻ 
- GV quan sát uốn nắn
*) HĐ4: Đánh giá kết quả HT của HS.
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá - Trưng bày SP, đánh giá 
- NX đánh giá 
 3. Kết luận.
- NX giờ học .CB bài 3. 

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 4- Tuan 1-2-3.doc