Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 49: Nghị luận trong văn bản tự sự - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 49: Nghị luận trong văn bản tự sự - Năm học 2012-2013

A/ Mục tiêu cần đạt:Giúp HS

 - Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự đã học.

 - Thấy được vai trò của nghị luận trong văn bản tự sự.

 - Biết cách sử dụng các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

1. Kiến thức:

 - Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

 - Mục đích của việc sử dụng các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

 - Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

2. Kĩ năng:

 - Nghị luận trong khi làm văn tự sự.

 - Phân tích các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.

3. Thái độ: Những biểu hiện cụ thể trong suy nghĩ, đánh giá về các văn bản tự sự.

B/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan.

 Học sinh: Ôn kiến thức cũ; đọc, trả lời câu hỏi và bài tập SGK.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

1.Ổn định tổ chức:( 1 phút) – 9a5: 9A8:

2. Bài cũ: Nhắc lại vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự?

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài

Nội dung bài học Hoạt động của thầy HĐcủatrò

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới .

Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.

Phương pháp: Thuyết trình.

Thời gian: 2 phút.

Hoạt động 2: Hình thành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

Mục tiêu: HS nắm được các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh họa, phân tích, cắt nghĩa, nêu và gqvđ.

Thời gian: 20 phút.

 

docx 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 365Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 49: Nghị luận trong văn bản tự sự - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49
Tập làm văn: NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Ngày soạn: 27.3. 2013
Ngày giảng::
A/ Mục tiêu cần đạt:Giúp HS 
 - Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự đã học.
 - Thấy được vai trò của nghị luận trong văn bản tự sự.
 - Biết cách sử dụng các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
1. Kiến thức:
 - Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 - Mục đích của việc sử dụng các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 - Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: 
 - Nghị luận trong khi làm văn tự sự.
 - Phân tích các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.
3. Thái độ: Những biểu hiện cụ thể trong suy nghĩ, đánh giá về các văn bản tự sự.
B/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan.
	 Học sinh: Ôn kiến thức cũ; đọc, trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định tổ chức:( 1 phút) – 9a5: 9A8:
2. Bài cũ: Nhắc lại vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài
Nội dung bài học 
Hoạt động của thầy
HĐcủatrò
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới .
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hình thành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
Mục tiêu: HS nắm được các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh họa, phân tích, cắt nghĩa, nêu và gqvđ.
Thời gian: 20 phút.
I/ Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
1/ Ví dụ:
2/ Nhận xét: 
- Đoạn a: Luận điểm và lập luận lôgic:
+ Nêu vấn đề: Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh thì ta có cớ để tàn nhẫn, độc ác với họ.
+ Phát triển vấn đề: Vợ tôi không phải là người ác nhưng thị trở nên ích kỉ,...vì:
- Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau (qui luật tự nhiên).
- Khi người ta khổ quá thì không còn nghĩ đến ai được nữa (qui luật tự nhiên).
- Vì cái bản tính tốt của ta bị những nỗi buồn đau, ích kỉ che lấp mất.
+ Kết thúc vấn đề: “Tôi biết ... nỡ giận”.
- Từ, câu mang tính chất nghị luận. Đó là các câu hô ứng (nếu ... thì; vì ... nên; sở dĩ ... là vì; khi A ... thì B ...); câu khẳng định, ngắn gọn, khúc chiết như chân lí.
- Đoạn b: 
+ Cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư diễn ra dưới hình thức nghị luận. 
+ Lập luận của Kiều thể hiện ở mấy câu đầu. 
+ Sau câu chào mỉa mai là lời đay nghiến (càng ...càng ...). 
=> Hoạn Thư biện minh bằng một lập luận xuất sắc:
+ Tôi là đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình.
+ Kể công: ở gác viết kinh, khi trốn chạy.
+ Cảnh chồng chung: ai nhường ai.
+ Nhận tội và đề cao, tâng bốc Kiều: trông nhờ vào lượng khoan dung của cô.
- Với lập luận trên, Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư và Kiều ở vào thế khó xử.
* Trong văn bản tự sự:
- Nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng.
- Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
* Ghi nhớ: (SGK/138)
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu về nghị luận trong văn bản tự sự.
GV chia lớp làm 2 nhóm:
+ Nhóm 1: tìm hiểu đoạn trích a. 
+Nhóm 2: tìm hiểu đoạn trích b. (theo các gợi ý mà SGK nêu )
GV nêu câu hỏi lần lượt cho từng nhóm.
- Căn cứ vào định nghĩa của nghị luận (nêu lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm, tư tưởng nào đó), hãy tìm và chỉ ra những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong đoạn trích (a).
H: Nêu ra những luận điểm gì?
H: Luận cứ và lập luận như thế nào?
- Các câu văn trong đoạn trích thường là loại câu gì? Các từ lập luận thường được dùng ở đây là gì?
HS: Hãy tìm và chỉ ra những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong đoạn trích (b).
H: Nêu ra những luận điểm gì?
- Luận cứ và lập luận như thế nào?
- Các câu văn trong đoạn trích thường là loại câu gì? Các từ lập luận thường được dùng ở đây là gì?
GV: Từ việc tìm hiểu hai đoạn trích, hãy trao đổi trong nhóm để rút ra những dấu hiệu và đặc điểm của lập luận trong một văn bản tự sự?
.
* Trong văn bản tự sự, để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
- 2 HS đọc ghi nhớ của bài (SGK/138).
- HS đọc
- Trả lời câu hỏi.
- HS lớp nhận xét bổ sung.
- Trả lời câu hỏi.
- Trả lời câu hỏi.
- HS chỉ ra câu văn. 
- Trả lời câu hỏi.
- HS lớp nhận xét bổ sung.
- Trả lời câu hỏi.
- HS chỉ ra câu văn. 
HĐnhóm
- Trả lời câu hỏi.
- HS đọc
- 2 HS đọc ghi nhớ của bài (SGK/138)
Hoạt động 3: Thực hành luyện tập. 
Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức vào thực tiễn.
Phương pháp: Thực hành, vấn đáp, giải bài tập, kĩ thuật “ Động não”.
Thời gian: 15 phút.
II/ Luyện tập:
Bài 1: Lời ông giáo, đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình, rằng vợ mình không ác để buồn chứ không giận.
Bài 2: Lập luận của Hoạn Thư:
+ Tôi là đàn bà, ghen tuông
+ Kể công: ở gác viết kinh
+ Cảnh chồng chung: ai 
+ Nhận tội và đề cao Kiều: trông nhờ vào .. của cô.
Hướng dẫn HS luyện tập.
1/ Lời văn trong đoạn trích ở mục I.1 là lời của ai? Người ấy đang thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì?
2/ Ở đoạn trích I.2, HT đã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phải khen rằng: Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời? Hãy tóm tắt các nội dung trong lời lập luận của Hoạn Thư?
+ Tôi là đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình.
+ Kể công: ở gác viết kinh, khi trốn chạy
+ Cảnh chồng chung: ai nhường ai.
+ Nhận tội và đề cao, tâng bốc Kiều: trông nhờ vào lượng khoan dung của cô.
- GV hướng dẫn cho HS thực hành nói và viết những nội dung trên.
- HS đọc.
- HS làm việc cá nhân lớp nhận xét bổ sung.
- HS trả lời.
- HS tóm tắt.
- HS nhận xét
* HS trình bày bằng hình thức nói và viết trước tập thể lớp.
Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn HS học bài ở nhà. 
Thời gian: 5 phút.
III/ Hoạt động nối tiếp:
H: Nghị luận là gì? Trong đoạn văn nghị luận, người viết thường dùng những loại câu gì, từ ngữ nào?
 - Về nhà: Phân tích vai trò của các yếu tố miêu tả và nghị luận trong đoạn văn tự sự ( Tùy HS chọn đoạn văn để phân tích).
 - Học thuộc ghi nhớ.Hoàn chỉnh 2 bài Luyện tập.
 - Chuẩn bị bài mới: Trả lời đầy đủ các yêu cầu trong bài: Tập làm thơ tám chữ.
	 Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá.
D. Rút kinh nghiệm: .

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 49 NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.docx