Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 46: Kiểm tra truyện trung đại - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 46: Kiểm tra truyện trung đại - Năm học 2011-2012

I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:

 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản về truyện trung đại Việt Nam về thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

 - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.

 - Cách tổ chức kiểm tra:

+ Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm: 15 phút

+ Cho học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 30 phút

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phần văn học trung đại tích hợp tiếng Việt

 - Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.

 - Xác định khung ma trận.

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 46: Kiểm tra truyện trung đại - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10 Ngày soạn: 15/10/2011
Tiết PPCT: 46 Ngày dạy: 17/10/2011
KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản về truyện trung đại Việt Nam về thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
 - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: 
+ Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm: 15 phút
+ Cho học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 30 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN: 
- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phần văn học trung đại tích hợp tiếng Việt
 	- Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
 	- Xác định khung ma trận.
 Cấp độ
 Tên 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1:
Văn bản
 Nhận biết vị trí, thể loại tác phẩm văn học
 Hiểu nội dung, nghĩa của từ và nghệ thuật văn bản
Số câu: 6
Số điểm: 3,0 
Tỉ lệ 30%
Số câu: 6
Số điểm: 3 
Tỉ lệ 30%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Số câu: 4
Số điểm: 2
Chủ đề 2:
Văn bản tích hợp TV
Tạo lập đoạn văn nêu cảm nhận có dùng từ Hán Việt
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ 20%
Số câu: 1
Số điểm:2
Tỉ lệ 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Chủ đề 3:
Tập làm văn
Tạo lập đoạn văn phân tích, về nhân vật
 Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ 50%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ 50%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tổng số câu: 8 
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ 100%
Số câu: 2
Số điểm: 1
10%
Số câu: 4
Số điểm: 2
20%
Số câu: 2
Số điểm: 7
70%
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỉ lệ 100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
A. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng:
 Câu 1: Ý nào không đúng khi giới thiệu về “Hoàng Lê nhất thống chí” ?
 A. Là tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ Hán
	B. Viết theo thể chí có 17 hồi
	C. Là sáng tác của tập thể dòng họ Ngô Thì
D. Cuốn tiểu thuyết kết thúc ở việc Nguyễn Huệ lập nên triều đại Tây Sơn.
 Câu 2: Truyện “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” – Nguyễn Đình Chiểu nằm ở phần thứ mấy của tác phẩm?
A. Phần đầu	 C. Phần cuối
B. Phần giữa 	 D. Phần giữa và phần cuối.
 Câu 3: Nhận định nào đúng nhất với văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ?
A. Niềm thương cảm với số phận người phụ nữ và tố cáo chiến tranh phong kiến
B. Niềm thương cảm với số phận người phụ nữ và khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ	
C. Niềm thương cảm với số phận người phụ nữ và khẳng định công lí, chính nghĩa	
D. Niềm thương cảm với số phận người phụ nữ và khẳng định tài, trí của họ. 
 Câu 4: Cụm từ “Tấm son” trong câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) được hiểu như thế nào?
A. Lòng hiếu thảo	 C. Lòng son sắt, sự thủy chung
B. Lòng nhân đạo	 D. Lòng yêu mến cảnh vật thiên nhiên.
 Câu 5: Ý nào nói không đúng về nghệ thuật tả người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du? 
A. Khắc họa nhân vật bằng biện pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng
 	B. Thông qua miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ của nhân vật
 	C. Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm và nghệ thuật vịnh 
 cảnh ngụ tình đặc sắc 
 D. Luôn đặt nhân vật vào khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp bằng biện pháp nghệ thuật tả cảnh.
 Câu 6: Hai câu thơ “Làn thu thủy, nét xuân sơn. Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 A. Ước lệ - tượng trưng, nói quá, nhân hóa	
 B. Ước lệ - tượng trưng, nói quá, điệp ngữ 
 C. Ước lệ - tượng trưng, nói quá, hoán dụ
 D. Ước lệ - tượng trưng, nói quá, so sánh.
B. TỰ LUẬN (7.0 điểm)
 Câu 1 (2.0 điểm) Nêu cảm nhận chung về nhân vật Vũ Nương sau khi học xong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ có sử dụng ít nhất là hai từ Hán Việt? 
 Câu 2 (5.0 điểm) Phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều qua tám câu thơ cuối qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” – Nguyễn Du?
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
A. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
D
A
B
C
D
A
B. TỰ LUẬN ( 7 Điểm) 
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
Hs viết đoạn văn ngắn nêu được cảm nhận chung về nhân vật:
- Hiền lành, nết na, hiếu thảo thủy chung, son sắt.thông qua việc chăm sóc chồng con, nuôi con, phụng dưỡng và lo ma chay cho mẹ chồng, chung thủy chờ đợi chồng
- Cuộc đời bất hạnh, bị oan khuất và được giải oan nhưng không trở lại cuộc sống trần thế
- Ca ngợi vẻ đẹp và phẩm chất của Vũ Nương
- Có sử dụng từ Hán Việt
1.5 điểm
0.5 điểm
Câu 2
a. Yêu cầu chung: 
- Bài làm của học sinh cần đảm bảo bố cục rõ ràng; trình bày dưới dạng đaọn văn ; nắm vững phương pháp làm bài văn phân tích nghệ thuật và nội dung
- Bài làm đảm bảo chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, lời văn trong sáng.
b. Yêu cầu cụ thể: Hs phân tích tâm trạng Thúy Kiều qua 8 câu thơ cuối cũng là bức tranh tâm cảnh kết hợp việc phân tích nghệ thuật và nội dung
- Đó là tâm trạng buồn, cô đơn, tuyệt vọng, bế tắcnghệ thuật vịnh cảnh ngụ tình, ngôn ngữ độc thoại nội tâm. 
* Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em.
0.5điểm
4.5 điểm
IV. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA.
.
.
.
************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT46 KT TRUYEN TRUNG DAI.doc