Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 3: Các phương châm hội thoại - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 3: Các phương châm hội thoại - Năm học 2011-2012

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương chân hội thoại: phương châm về chất và phương châm về lượng.

- Biết cách vận dụng các phương châm đó vào hoạt động giao tiếp.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức: Nội dung phương châm về chất và phương châm về lượng

2. Kỹ năng:

- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương chân về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.

- Vận dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.

3. Thái độ:

- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong giao tiếp.

C.PHƯƠNG PHÁP:

- Phát vấn, giải thích, phương pháp động não, thảo luận nhóm

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS

 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 9A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài vở ở nhà của HS

- Thế nào là hành động nói? Thế nào là lượt lời trong hội thoại?

- Kể lại chuyện “Lợn cưới, áo mới” ? Xác định lời của các nhân vật trong truyện?

3.Bài mới:

Trong chương trình ngữ văn lớp 8, các em đã được tìm hiểu về vai xã hội trong hội thoại, lượt lời trong hội thoại. Để hoạt động hội thoại có hiệu quả, chúng ta cần nắm được tư tưởng chỉ đạo của hoạt động này, đó chính là phương châm hội thoại.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 3: Các phương châm hội thoại - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Ngày soạn: 10/08/2011
Tiết PPCT: 3 Ngày dạy : 16/08/2011
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương chân hội thoại: phương châm về chất và phương châm về lượng.
- Biết cách vận dụng các phương châm đó vào hoạt động giao tiếp.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: Nội dung phương châm về chất và phương châm về lượng
2. Kỹ năng:
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương chân về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
3. Thái độ: 
- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong giao tiếp.
C.PHƯƠNG PHÁP: 
- Phát vấn, giải thích, phương pháp động não, thảo luận nhóm
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài vở ở nhà của HS 
- Thế nào là hành động nói? Thế nào là lượt lời trong hội thoại?
- Kể lại chuyện “Lợn cưới, áo mới” ? Xác định lời của các nhân vật trong truyện?
3.Bài mới: 
Trong chương trình ngữ văn lớp 8, các em đã được tìm hiểu về vai xã hội trong hội thoại, lượt lời trong hội thoại. Để hoạt động hội thoại có hiệu quả, chúng ta cần nắm được tư tưởng chỉ đạo của hoạt động này, đó chính là phương châm hội thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG
HS đọc đoạn đối thoại sgk/8 
* HS trao đổi, thảo luận các câu hỏi:
GV: Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không? Vì sao? Cần phải trả lời Ntn? 
HS: Câu trả lời của Ba không làm cho An thoả mãn vì nó mơ hồ về ý nghĩa. An muốn biết Ba học bơi ở đâu (tức là địa điểm học bơi) chứ không phải An hỏi Ba bơi là gì?
GV: Muốn giúp cho người ta hiểu thì chúng ta cần chú ý điều gì? Từ đó rút ra điều gì trong giao tiếp?
HS: Chú ý xem người nghe hỏi về cái gì ? Ntn ? Ở đâu?
* HS đọc truyện cười “Lợn cưới ,áo mới”
GV: Vì sao truyện này lại gây cười?
HS: Vì cả hai anh đều có tính khoe của
GV: Câu hỏi của anh Lợn cưới và câu trả lời của anh Áo mới có gì trái với câu hỏi, đáp bình thường? 
HS: Trái với câu hỏi, đáp bình thường vì nó thừa từ ngữ “cười”
GV: Muốn hỏi, đáp cho chuẩn mực chúng ta cần chú ý điều gì?
 HS: Không hỏi thừa và trả lời thừa
GV: Tóm lại,chúng ta cần phải tuân thủ những yêu cầu gì khi giao tiếp? (Ghi nhớ: Sgk/9)
*HS đọc truyện cười “Quả bí khổng lồ”
GV: Truyện cười này phê phán thói xấu nào?
HS: nói khoác 
GV: Từ sự phê phán trên, em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
HS: Không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực
GV: Tóm lại, chúng ta cần phải tuân thủ những yêu cầu gì khi giao tiếp? (Ghi nhớ: Sgk/10)
LUYỆN TẬP
Bài 1/10: Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi (GV làm mẫu câu a)
Bài 2/10 : Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống và cho biết các thành ngữ này liên quan phương châm hội thoại nào đã học? 
(HS: Thảo luận theo cặp – 5 phút)
Bài 3/11: Đọc truyện cười và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ
Bài 4/11: Giải thích (Thảo luận – 3 phút theo cặp)
Bài 5/11: Giải thích thành ngữ (Hướng dẫn về nhà làm)
- Ăn đơm nói đặt: vu khống bịa đặt
- Ăn ốc nói mò: nói vu vơ, không có bằng chứng
- Ăn không nói có: vu cáo, bịa đặt
- Cãi chày cãi cối: ngoan cố, không chịu thừa nhận sự thật
- Khua môi múa mép: ba hoa,khoác lác
- Nói dơi, nói chuột: nói lăng nhăng, nhảm nhí
- Hứa hươu hứa vượn: hứa hẹn một cách vô trách nhiệm, có màu sắc của sự lừa đảo
Þ Vi phạm phương châm về chất
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Xác định các câu nói không tuân thủ phương châm về lượng và phương châm về chất trong một hội thoại và chữa lại cho đúng
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Phương châm về lượng
* VD: Sgk/8 Đoạn hội thoại
a.Câu trả lời “ở dưới nước” nó mơ hồ về nghĩa nên chưa thoả mãn với yêu cầu của người hỏi
àKhi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
b.Truyện: Lợn cưới, áo mới
Câu hỏi và câu trả lời thừa từ ngữ
àTrong giao tiếp, không nên nói nhiều 
hơn những gì cần nói 
2. Phương châm về chất
 * VD: Truyện cười Qủa bí khổng lồ
-> Phê phán thói xấu khoác lác
=> Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật - trái với điều ta nghĩ.
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1/10
Thừa cụm từ “nuôi ở nhà”
Thừa cụm từ “có hai cánh”
=> Vi phạm Phương châm về lượng
Bài 2/10
a.Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.
b.Nói sai sự thật, che giấu điều gì là nói dối.
c.Nói một cách hú họa, không có căn cứ là nói mò.
d.Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội.
e. Nói khoác lác làm ra vẻ tài giỏi...là nói trạng.
=> Liên quan đến phương châm về chất
Bài 3/11
Truyện thừa câu “Rồi có nuôi được không?”. 
=>Vi phạm phương châm về lượng
Bài 4/11
a. Như tôi đã biết, tôi tin rằng, hình như là: Sử dụng trong trường hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về chất và tin rằng những điều mình nói là đúng, có bằng chứng xác thực để thuyết phục người nghe, nhưng chư có hoặc chưa kiểm tra được nên phải dùng các từ ngữ chêm xen như vậy
b. Như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết: Sử dụng trong trường hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về lượng, nghĩa là không nhắc lại những điều đã được trình bày 
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Xác định các câu nói không tuân thủ phương châm về lượng và phương châm về chất trong một hội thoại và chữa lại cho đúng
- Nắm được khái niệm các phương châm đã học và vận dụng vào hoạt động giao tiếp
- Học và làm bài tập vào vở
- Soaïn baøi “Các phương châm hội thoại” (tiếp)
E. RÚT KINH NGHIỆM:
 ............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 3 cac phuong cham hoi thoai.doc