I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức.
- Sơ giản về thể văn tùy bút thời trung đại
- Cuộc sống xa hoa của Vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh
- Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời trung đại ở Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
2. Kỹ năng.
- Đọc hiểu văn bản tùy bút thời trung đại.
- Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê - Trịnh.
3. Tư tưởng:
Phê phán lối sống xa hoa, lãng phí.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
1. Thầy: tư liệu về thời Lê sơ
2. Trò: Soạn bài
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
9A 9B
2.Kiểm tra: (4')
3. Bài mới:
Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của văn bản Chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Ngày giảng: Tiết 21 – Sự PHáT TRIểN CủA Từ VựNG 9A: 9B. I/ Mục tiêu 1. Kiến thức. - Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ. - Hai phương thức phát triển nghĩa của từ. 2. Kỹ năng. - Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản. - Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ hoán dụ. 3. Tư tưởng. Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt. II/ Chuẩn bị của GV và HS: GV: Bảng phụ HS: Soạn bài theo yêu cầu câu hỏi III/ Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức: 9A. 9B 2. Kiểm tra: ( 5') 3. Bài mới: Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp? Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1. Tìm hiểu sự biến đổi, phát triển nghĩa của từ ngữ. HS: đọc ví dụ trong SGK. GV: Từ “kinh tế” ở đây có nghĩa như thế nào? HS: trả lời. . Cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão: Trông coi việc nước - cứu giúp người đời. GV: Ngày nay từ “kinh tế” có được hiểu như nghĩa cụ Phan đã dùng không? HS thảo luận, trả lời. GV: Qua đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ? HS: Nghĩa của từ không phải là bất biến, nó có thể biến đổi theo thời gian: có những nghĩa cũ bị mất đi, đồng thời nghĩa mới được hình thành. HS: đọc ví dụ 2 và chú ý từ in đậm. GV: Hãy xác định nghĩa của hai từ “xuân”, “tay” trong các câu trên. Trong các nghĩa đó, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? HS: trả lời. GV: trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức nào? HS: Trả lời GV: Em có nhận xét gì về sự phát triển nghĩa của từ? HS: Do nhu cầu phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ không ngừng phát triển dựa trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. Có hai phương thức chủ yếu trong sự biến đổi, phát triển nghĩa của từ ngữ là ẩn dụ và hoán dụ. HS: đọc ghi nhớ HĐ2: Luyện tập HS: làm bài1,2. HS khác nhận xét, sửa GV: chữa. Hoạt động nhóm: N1,2: làm bài 4 N3,4 làm bài 5 HS: thảo luận, trình bày. GV: chữa. I. Sự biến đổi, phát triển nghĩa của từ ngữ ( 25') 1. Ví dụ 1: * Nhận xét: - Từ “kinh tế” là hình thức nói tắt của từ “kinh bang tế thế” có nghĩa là trị nước cứu đời. - Ngày nay dùng theo nghĩa khác: toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất - trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra. 2.Ví dụ 2: * Nhận xét: a) xuân1: mùa chuyển tiếp giữa đông sang hạ ( nghĩa gốc) xuân2: tuổi trẻ (nghĩa chuyển) tu từ ẩn dụ). b) tay1: Bộ phận của cơ thể ( nghĩa gốc) tay2: Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó (nghĩa chuyển) - Phương thức chuyển nghĩa: a. Xuân2: phương thức ẩn dụ. b. Tay2: phương thức hoán dụ. 3. Ghi nhớ( sgk) II. Luyện tập: ( 15') Bài 1: a. Nghĩa gốc b. Nghĩa chuyển (phương thức hoán dụ) c. Nghĩa chuyển (phương thức ẩn dụ) d. Nghĩa chuyển (phương tức ẩn dụ) Bài 2: Từ “trà” được dùng với nghĩa chuyển: là những sản phẩm từ thực vật được chế biến thành dạng khô dùng để pha nước uống chuyển theo phương thức ẩn dụ. Bài 4: - Sốt: Nghĩa gốc: tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh. Nghĩa chuyển: ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh. - Hội chứng: Nghĩa gốc: tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh. Nghĩa chuyển: tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề XH cùng xuất hiện ở nhiều nơi. Bài 5 (57) Mặt trời2 phép ẩn dụ. Đây không phải hiện tượng phát triển nghĩa của từ bởi vì sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ chỉ có t/c lâm thời nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới. 4. Củng cố: ( 2') GV hệ thống nội dung của bài. 5. Hướng dẫn: (3') - Làm bài 3 ở nhà. - Chuẩn bị bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk, tìm hiểu thêm KT Lịch sử có liên quan đến bài học. Ngày giảng: 9A: Tiết 22 -Văn bản: 9B. CHUYệN Cũ TRONG PHủ CHúA TRịNH (Trích: Vũ trung tuỳ bút- Phạm Đình Hổ) I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức. - Sơ giản về thể văn tùy bút thời trung đại - Cuộc sống xa hoa của Vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh - Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời trung đại ở Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh. 2. Kỹ năng. - Đọc hiểu văn bản tùy bút thời trung đại. - Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê - Trịnh. 3. Tư tưởng: Phê phán lối sống xa hoa, lãng phí... II/ Chuẩn bị của GV và HS: 1. Thầy: tư liệu về thời Lê sơ 2. Trò: Soạn bài III/ Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức: 9A 9B 2.Kiểm tra: (4') 3. Bài mới: Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của văn bản Chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1. GV: giới thiệu những nét chính về tác giả. HS: - Phạm Đình Hổ(1768-1839). Quê: Hải Dương. - Sinh ra trong một gia đình khoa bảng. - Ông sống vào thời chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng nên có thời gian muốn ẩn cư, sáng tác văn chương, khảo cứu về nhiều lĩnh vực. - Thơ văn của ông chủ yếu là ký thác tâm sự bất đắc chí của một nho sĩ sinh không gặp thời. GV: nêu một số tác phẩm chính của Phạm Đình Hổ HS: Khảo cứu: - Bang giao điển lệ, Lê triều hội điển, An Nam chí, Ô Châu lục Sáng tác văn chương: - Đông Dã học ngôn thi tập, Vũ trung tuỳ bút, Tang thương ngẫu lực (Đồng tác giả với Nguyễn án) GV: Em hãy giới thiệu xuất xứ của tác phẩm. HS: trả lời. Hoạt động 2. GV: hướng dẫn đọc, đọc mẫu. HS: đọc. HS: đọc chú thích. HĐ3: GV: văn bản thuộc thể loại gì? HS: trả lời GV: văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần? HS: P1: từ đầu...bất tường: cuộc sống xa hoa của chúa Trịnh Sâm. P2: còn lại: bọn quan lại thừa gió bẻ măng. HS: đọc lướt đoạn 1. GV: thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh Sâm được t/h qua những chi tiết, sự việc nào? HS: trả lời. GV: việc t/g miêu tả việc “đưa một cây đa to, cành lá như cây cổ thụ, phải một cơ binh hàng trăm người mới khiêng nổi, hình núi non bộ trông như bể đầu non” nhằm mục đích gì? HS: nhấn mạnh sự ăn chơi xa xỉ, vô độ... GV: em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của t/g trong đoạn này? HS: Bằng cách đưa ra những sự việc cụ thể, phương pháp so sánh liệt kê - miêu tả tỉ mỉ sinh động, tác giả đã khắc hoạ một cách ấn tượng rõ nét cuộc sống ăn chơi xa hoa vô độ của vua chúa quan lại thời vua Lê, chúa Trịnh. HS: đọc đoạn “Mỗi đêm... bất tường” GV: em hiểu ý nghĩa đoạn văn này ntn? HS: Cảnh thì xa hoa lộng lẫy nhưng những âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn, tang tóc đau thương, báo trước điềm gở: sự suy vong tất yếu của một triều đại phong kiến. - Thể hiện thái độ phê phán, không đồng tình với chế độ phong kiến thời Trịnh - Lê. GV: Ai là kẻ tiếp tay và phục vụ đắc lực nhất cho thói ăn chơi vô độ của chúa Trịnh? Bọn quan lại, thái giám trong phủ có những hành động thủ đoạn gì? HS: GV: Vì sao bọn quan lại có thể làm những việc tác oai, tác quái như vậy? HS: thời chúa Trịnh Sâm, bọ hoạn quan hầu cận trong phủ chúa rất được chúa sủng ái bởi chúng có thể giúp chúa đắc lực hơn trong việc ăn chơi, hưởng lạc chúng ỷ thế hoành hành... GV: Trước những thủ đoạn đó của bọn quan lại, người dân rơi vào tình cảnh như thế nào? Tìm những chi tiết tả lại cảnh đó? HS: phát hiện, trả lời. GV: t/g kết thúc bài tuỳ bút bằng cách ghi lại một sự việc có thực xảy ra trong gia đình mình, điều đó có ý nghĩa gì? HS: ...làm tăng sức thuyết phục cho những chi tiết chân thực mà t/g đã ghi chép ở trên, làm cho cách viết thêm phong phú, sinh động. GV: Qua cách miêu tả đó t/h thái độ gì của t/g? HS: thái độ bất bình, phê bình kín đáo. GV: nêu những thành công về mặt nghệ thuật của văn bản? HS: GV: Văn bản phản ánh điều gì? HS: I. Tác giả- Tác phẩm (sgk) ( 6') II. Đọc, tìm hiểu chú thích: ( 8') 1. Đọc. 2. Chú thích (SGK) III. Tìm hiểu văn bản: (18') A. Cấu trúc văn bản: 1. Thể loại: tuỳ bút 2. Bố cục: 2 phần. B. Tìm hiểu nội dung: 1. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh Sâm. - Xây dựng nhiều cung điện, đền đài lãng phí, hao tiền tốn của. - Những cuộc dạo chơi diễn ra thường xuyên, huy động nhiều người hầu hạ, bày đặt nhiều trò giải trí hết sức lố lăng tốn kém . - Cướp đoạt nhiều của quí trong thiên hạ. 2. Thủ đoạn của bọn quan hầu cận. - Ngang nhiên ỷ thế hoành hành, vừa ăn cướp vừa la làng hành vi ngang ngược, tham lam, tàn bạo, vô lý bất công. - Lấy của dân chậu hoa, cây cảnh, chim quý để dâng chúa. - Doạ dân để lấy tiền. III. Tổng kết ( 4') 1. Về nghệ thuật Thành công với thể loại tuỳ bút: - Phản ánh con người và sự việc cụ thể, chân thực, sinh động bằng các phương pháp: liệt kê, miêu tả, so sánh.Ngôn ngữ khách quan. - Xây dựng được những hình ảnh đối lập. 2. Về nội dung Phản ánh cuộc sống xa hoa vô độ cùng với bản chất tham lam, tàn bạo, vô lý bất công của bọn vua chúa, quan lại phong kiến. 4. Củng cố: ( 2') GV hệ thống nội dung của bài. 5. Hướng dẫn: ( 3') - Chuẩn bị bài: Hoàng Lê nhất thống chí- Hồi 14. - Xem lại KT lịch sử có liên quan, trả lời câu hỏi sgk.
Tài liệu đính kèm: