Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 11+12: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 11+12: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em - Năm học 2011-2012

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.

- Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta

- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền đựơc phát triển, bảo vệ của trẻ em Việt Nam.

2. Kỹ năng:

- Nâng cao một bước kỹ năng đọc – hiểu về văn bản nhật dụng.

- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.

- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.

3. Thái độ:

- Biết yêu thương và có trách nhiệm, quan tâm tới trẻ em.

C.PHƯƠNG PHÁP:

- Phát vấn, đàm thoại, đặt câu hỏi phát hiện, phương pháp động não.

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS ( 1’)

 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 9A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’)

 - Tác giả đã đưa ra lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh như thế nào? Ý tưởng của tác giả là gì?

 - Trình bày những nét nghệ thuật chính và ý nghĩa của văn bản?

 3.Bài mới: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” câu hát giúp mỗi chúng ta ý thức rõ hơn về vai trò của trẻ em với đất nước, với nhân loại . Bảo vệ trẻ em không phải là nhiệm vụ riêng của môĩ người mà đó là nhiệm vụ của nhân loại

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 1072Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 11+12: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :3 Ngày soạn: 25/08/2011
Tiết PPCT: 11-12 Ngày dạy: 29/08/2011
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ 
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.
- Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta
Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền đựơc phát triển, bảo vệ của trẻ em Việt Nam.
2. Kỹ năng: 
Nâng cao một bước kỹ năng đọc – hiểu về văn bản nhật dụng.
Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
3. Thái độ: 
- Biết yêu thương và có trách nhiệm, quan tâm tới trẻ em.
C.PHƯƠNG PHÁP: 
Phát vấn, đàm thoại, đặt câu hỏi phát hiện, phương pháp động não.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS ( 1’)
 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’)
 - Tác giả đã đưa ra lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh như thế nào? Ý tưởng của tác giả là gì?
 - Trình bày những nét nghệ thuật chính và ý nghĩa của văn bản? 
 3.Bài mới: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” câu hát giúp mỗi chúng ta ý thức rõ hơn về vai trò của trẻ em với đất nước, với nhân loại. Bảo vệ trẻ em không phải là nhiệm vụ riêng của môĩ người mà đó là nhiệm vụ của nhân loại
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG ( 5’) 
GV: Nêu một vài nét về tác giả, xuất xứ của văn bản? Văn bản thuộc thể loại nào?
 HS trả lời, GV nhận xét
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN ( 35’) 
Gv hướng dẫn HS đọc và giải thích từ khó 
( 7’) 
GV đọc mẫu. Hướng dẫn HS đọc: rõ ràng, khúc chiết . Nhận xét cách đọc của học sinh.
GV: Dựa vào phần chú thích, giải thích ngắn gọn các từ khó (GV-HS:Cùng giải thích)
GV: Nhận xét về bố cục của văn bản?
HS : Bố cục chặt chẽ, hợp lý 
(Thể hiện ngay ở tiêu đề của các mục). HS nhận xét GV chốt ý
* Một học sinh đọc mục 1 - 2. ( 13’) 
GV Trong phần mở đầu đã nêu ra vấn đề gì? (Vì sao lại cần phải họp Hội nghị cấp cao thế giới để bàn về vấn đề này?).
HS tìm kiếm trả lời
GV : Điều đó cho ta thấy được điều gì ?
HS: Sự quan tâm của cộng đồng thế giới tới trẻ em
GV : Nhận xét phần mở đầu? (ngắn gọn hay dài dòng )
* Một h/s đọc phần Sự thách thức” ( 15’) 
GV : Để mở đầu phần này, bản “Tuyên
bố” đã đề cập tới nội dung gì? 
(Thể hiện qua câu văn nào? Mục nào?).
- HS Tìm kiếm trả lời
GV : Thực tế cuộc sống của nhiều trẻ 
em được thể hiện trong phần này
ra sao?
 HS tìm kiếm trả lời
GV : Các từ chỉ số lượng, những con số
cụ thể còn cho ta biết thêm điều gì về 
cuộc sống của trẻ em?
HS dùng phương pháp động não để suy nghĩ trả lời
GV : Trước tình hình cuộc sống của trẻ
em như trên, trong phần này tác giả còn đề cập đến nội dung gì nữa?
HẾT TIẾT 11 CHUYỂN TIẾT 12
* Một học sinh đọc phần Cơ hội”. ( 20’) 
GV : Hãy tóm tắt các điều kiện thuận
lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
- HS Xác định các câu văn . GV chốt ý
GV : Trình bày những suy nghĩ của em về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội với vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
GV gợi ý: Đảng, nhà nước ta luôn quan tâm, chăm sóc, bảo vệ trẻ em với nhiều hình thức , lĩnh vực: trường cho trẻ khuyết tật, bệnh viện nhi...
HS dùng phương pháp động não và trả lời 
* HS đọc phần này trong văn bản. ( 23’) 
GV:Từ thực tế cuộc sống của trẻ em, cộng đồng quốc tế và từng quốc gia đã có những đề xuất gì để đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và phát triển?
 HS Phát hiện trả lời
GV Phân tích từng nhiệm vụ và cung cấp thêm số liệu
(Dân số Việt Nam: 14/200 nước trên thế giới, thứ 7 ở Châu á, thứ 2 ở Đông Nam á).
Kinh tế Việt Nam: 131/200 quốc gia, còn nợ nước ngoài nhiều).
GV: Để hoàn thành được những nhiệm
vụ nêu trên thì cần phải có điều kiện gì?
HS trình bày (Mục 17 đưa ra điều kiện để thực hiện được các nhiệm vụ trên là: Phải có sự nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như hợp tác quốc tế à ý và lời rứt khoát, rõ ràng.
GV: Nhận xét về ý và lời ở đoạn văn 
này? (có rõ ràng,dứt khoát không ?)
GV: Em có suy nghĩ gì về vấn đề bảo 
vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với vấn đề này?
- HS trả lời. GV cung cấp thêm (đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, liên quan đến tương lai một đất nước)
GV: Nhận xét về nghệ thuật và nêu ý nghĩa của văn bản 
- Một học sinh đọc ghi nhớ.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ( 2’) 
 GV hướng dẫn HS về xã , phường tìm hiểu công việc cụ thể 
- Khuyến khích HS sưu tầm tư liệu
I.GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: 
2.Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Văn bản này là văn bản trích của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu-oóc, ngày 30/9/1990.
b. Thể loại: Văn bản nhật dụng - Nghị luận chính trị- xã hội
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc – Tìm hiểu từ khó:
* Đọc và hiểu các chú thích 1, 2, 3, 4, 5, 6.
2.Tìm hiểu văn bản:
a.Bố cục: 4 phần:
(1): 2 đoạn đầu: Quyền được sống, được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới là vấn đề mang tính chất nhân bản
(2): Phần “Sự thách thức”: Thảm họa bất hạnh đối với trẻ em trên thế giới.
(3): Phần “ Cơ hội” - Những thuận lợi để cải thiện tình hình, đảm bảo quyền lợi của trẻ em.
(4): Phần “ Nhiệm vụ” - Những đề xuất đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và phát triển 
b. Phân tích:
b1.Quyền được sống, được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới là vấn đề mang tính chất nhân bản :
- Mục 1: Mục đích và nhiệm vụ của Hội nghị đó là:
“Cam kết và ra lời kêu gọi với toàn nhân loại: Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”.
- Mục 2: Khẳng định trẻ em có quyền được sống, được bảo vệ và phát triển trong hoà bình, hạnh phúc.
à Phần mở đầu nêu vấn đề gọn, rõ, có tính chất khẳng định: Sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế. 
b2.Thảm họa bất hạnh đối với trẻ em trên thế giới :
* Mục 6, 7 : Thực tế cuộc sống của trẻ em
+ Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh, phân biệt chủng tộc, sự xâm lược chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
+ Chịu những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, bệnh tật (40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật ).
à Con số cụ thể và từ chỉ số lượng: thực tế bất hạnh của nhiều trẻ em và t hách thức đối với chính phủ, các tổ chức quốc tế và mỗi cá nhân 
b3.Những thuận lợi để cải thiện tình hình, đảm bảo quyền lợi của trẻ em:
- Các quốc gia liên kết lại sẽ tạo ra sức mạnh cộng đồng.
- Thực hiện Công ước về quyền trẻ em 
- Những cải thiện của chính trị thế giới, sự hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực 
- Tăng cường phúc lợi trẻ em.
b4. Những đề xuất đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và phát triển: 
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng
của trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em.
- Quan tâm chăm sóc nhiều hơn và hỗ trợ đến trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.
- Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng giới 
- Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở và xóa mù chữ.
- Bảo đảm cho các bà mẹ được an toàn khi mang thai và sinh đẻ, kế hoạch hoá gia đình 
- Giáo dục tính tự lập, tự do, tinh thần trách
nhiệm và tự tin của trẻ em trong nhà trường,
có sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình 
và xã hội.
- Khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ; giải quyết vấn đề nợ nước ngoài của các nước đang phát triển 
3. Tổng kết:
* Nghệ thuật:
- Gồm 17 mục , được chia thành 4 phần, cách trình bày rõ ràng, hợp lí. Mối liên kết lôgíc giữa các phần làm cho văn bản có kết cấu chặt chẽ
* Ý nghĩa văn bản:
- Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Tìm hiểu thực tế công việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở địa phương
- Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về cuộc sống của trẻ em, sự quan tâm của các cá nhân, đoàn thể, chính quyền, tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế đối với trẻ em
- Chuẩn bị:Chuyện người con gái Nam Xương” 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 1112 TUYEN BO THE GIOI VE SU SONG CON.doc